*

Trước đây, cây đinh lăng được trồng để làm cây kiểng hoặc sử dụng vào một số bài thuốc dân gian. Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra cây đinh lăng có rất nhiều tác dụng cho cơ thể con người, thông qua các dược phẩm và thức uống được chế biến ra từ loại cây này.

Đang xem: đinh lăng giá rẻ như cho, từ cây làm giàu thành cây 'chết dở'

Anh Dương Trường Xuân chăm sóc vườn đinh lăng của gia đình.

Anh Dương Trường Xuân ở Khóm 5, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần quyết định trồng 3.000 cây đinh lăng theo hình thức trồng trong chậu. Theo anh Xuân, trồng đinh lăng có thể thu hoạch được cả thân, lá và rễ. Đây là mô hình được anh làm theo cách của một người quen ở huyện Cầu Ngang và đang cho hiệu quả kinh tế.

Tận dụng đất trống trong liếp vườn anh Xuân đã sử dụng để đặt các chậu đinh lăng. Chậu trồng đinh lăng được anh Xuân sử dụng là loại chậu nhựa đen lớn; sử dụng đất hỗn hợp gồm mùn dừa, phân chuồng, đất cát giồng trộn đều cho vào chậu và tiến hành trồng cây giống. Do mới trồng thử nghiệm nên vườn đinh lăng của anh Xuân phát triển không đều. Theo ghi nhận thì số chậu đinh lăng được đặt ở nơi có bóng râm phát triển tốt hơn so với để trực tiếp ngoài nắng.

Xem thêm: Cuộc Sống 2 Mặt Của Phụ Nữ Mại Dâm Ở Nhật Bản Hiện Đại, Mại Dâm Ở Nhật Bản

Anh Xuân cho biết, sau một năm trồng đinh lăng bắt đầu cho thu hoạch phần lá. Khi những cành lá phía dưới bắt đầu già đi là tiến hành thu hoạch, đem phơi khô khoảng 02 nắng là đem đi bán. Với số chậu đinh lăng trên anh Xuân đã thu hoạch được hơn 50kg, bán với giá 60.000đ/kg lá khô, cho thu nhập hơn 03 triệu đồng. Theo tìm hiểu của anh Xuân, đinh lăng trồng được từ 02 – 03 năm là có thể thu hoạch phần thân và rễ. Được biết, rễ của cây đinh lăng mới là phần có nhiều công dụng nhất nên giá bán sẽ cao hơn.

Hiện nay, huyện Tiểu Cần cũng có rất nhiều người trồng cây đinh đăng, nhưng chủ yếu trồng để sử dụng; có người cũng mong muốn trồng loại cây này để phát triển kinh tế vì có một thời gian nhiều người tìm thu mua cây đinh lăng với giá rất hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay trên địa bàn huyện hầu như chưa có nơi tiêu thụ loại cây này, việc trồng cây đinh lăng theo phong trào sẽ không có thị trường tiêu thụ.

Xem thêm: Giữa Đêm Thấy Cảnh Bố Mẹ Trên Giường, Đến Trường, Cậu Bé Hành Động Với Bạn Học

Có thể nói, cây đinh lăng là loại cây dễ trồng và thích hợp với nhiều loại đất, nhưng để cây có bộ rễ tốt thì đất trồng phải tơi xốp và khô ráo. Và nếu như cây đinh lăng có thị trường tiêu thụ ổn định và giá cả hợp lý thì sẽ được nhiều hộ gia đình phát triển trồng rất nhanh. Vì cây đinh lăng có thể trồng xen canh trong các liếp vườn cây ăn trái chưa khép tán sẽ giúp nhà vườn có thêm thu nhập theo hình thức lấy ngắn nuôi dài, tăng thu nhập.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *