Chính trị Quân sự – Quốc phòng Hậu cần – Kỹ thuật Trang QP Tỉnh – TP Đất và người Khu 7 Văn hóa – Kinh tế – Xã hội
Chính trị Quân sự – Quốc phòng Hậu cần – Kỹ thuật Trang QP Tỉnh – TP Đất và người Khu 7 Văn hóa – Kinh tế – Xã hội

Chính trị Quân sự – Quốc phòng Hậu cần – Kỹ thuật Trang QP Tỉnh – TP Đất và người Khu 7 Văn hóa – Kinh tế – Xã hội
(QK7 Online) – Pháo binh Triều Tiên được coi là lực lượng lớn nhất thế giới, với số lượng hàng nghìn khẩu pháo các loại. Đây là lực lượng hỏa lực chủ yếu của Lục quân Triều Tiên; có nhiệm vụ sát thương tiêu diệt mục tiêu và chi viện hỏa lực cho các đơn vị mặt đất chiến đấu. Trong đó nhiều loại pháo của Triều Tiên đã được tự hành hóa, đem lại sức cơ động cao. Sau đây một số loại pháo tự hành chủ yếu của quân đội Triều Tiên:Pháo tự hành 130 mm M1992Pháo tự hành 130 mm M1992 của Triều Tiên lần đầu được tình báo Mỹ phát hiện vào năm 1992. Tên gọi M1992 được Bộ quốc phòng Mỹ định danh, chữ số trong tên gọi chỉ ra năm đầu tiên phát hiện ra. Thực tế tên gọi chính xác của loại pháo này là pháo tự hành Chuch’e-Po. M1992 được sản xuất với số lượng tương đối lớn và chỉ phục vụ trong quân đội Triều Tiên.M1992 được trang bị loại pháo 130mm SM-4-1; đây là pháo phòng thủ bờ biển của Liên Xô trước kia. Triều Tiên đã kết hợp loại pháo này với nhiều loại khung gầm khác nhau.M1992 sử dụng nhiều loại đạn như đạn nổ phá, đạn hóa học, đạn chống các mục tiêu bọc thép; cự ly bắn trong khoảng từ 16-24 km.

Đang xem: Xu Hướng Phát Triển Của Pháo Tự Hành

*

Pháo tự hành M1992
Không giống như nhiều hệ thống pháo tự hành khác của Triều Tiên, M1992 được bọc thép kín giống như các loại pháo của phương Tây. Vỏ giáp của pháo có thể chống lại mảnh bom, pháo và những loại đạn bắn thẳng dưới 20mm. Kíp pháo thủ thực hành bắn từ bên trong xe, không phải lộ thân ra ngoài. Pháo có cửa tiếp đạn ở phía sau của xe.M1992 sử dụng một khung gầm dựa trên khung gầm xe tăng do Triều Tiên chế tạo, mang lại khả năng cơ động tốt trên những địa hình phức tạp.Pháo tự hành 170 mm M1989Pháo tự hành M1989 được phát triển dựa trên loại pháo tự hành Koksan M1978. Tên gọi M1989 do Bộ Quốc phòng Mỹ định danh như loại pháo M1992.Tính năng kỹ chiến thuật quan trọng của hệ thống pháo binh này là có khả năng tiến công Seoul từ phía bắc khu phi quân sự (DMZ).M1989 được trang bị một pháo cỡ nòng 170 mm, tương tự với pháo của M1978 Koksan. Đây là loại pháo tàu của hải quân Liên Xô, được Liên Xô viện trợ cho Triều Tiên vào những năm 1950. Pháo đặt trực tiếp trên xe mà không có tháp pháo như khẩu M1992.
Pháo tự hành 170 mm M1989
M1989 sử dụng một khung gầm mới hơn so với loại M1978 Koksan, nó được bổ sung thêm 1 cabin. Một cải tiến quan trọng khác đối với người tiền nhiệm của nó đó là M1989 mang theo cơ số đạn 12 viên theo xe.Cự ly bắn tối đa của M1989 là 40 km, nếu sử dụng đạn tăng tầm thì cự ly bắn có thể lên tới 60 km. Với tầm bắn như vậy, những khẩu M1989 đặt ở khu vực đường giới tuyến có thể bắn tới Thủ đô Seoul của Hàn Quốc.M1989 được biên chế cho những trung đoàn pháo binh độc lập của Triều Tiên, mỗi trung đoàn được biên chế cứng là 36 khẩu; hiện tại những khẩu pháo này và những khẩu M1978 Koksan đều được bố trí trong những công sự kiên cố tại khu vực giới tuyến và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.Pháo tự hành 122 mm M1981M1981 là pháo tự hành cỡ nòng 122 mm do Triều Tiên chế tạo, tên M1981 cũng do Bộ Quốc phòng Mỹ định danh. M1981 được đưa vào biên chế của quân đội Triều Tiên vào cuối những năm của thập kỷ 1970 và được sử dụng đến ngày nay. Theo như những thông tin công khai, M1981 không được xuất khẩu.Hệ thống pháo binh này kết hợp một phiên bản sửa đổi của pháo lựu 122 D-74 của Liên Xô, gắn trên khung gầm có vỏ bọc thép nhẹ.Trong thập kỷ 1950, Liên Xô đã viện trợ một số lượng không xác định pháo nòng dài 122 D-74. M1981 có thể được xem như là một cố gắng của Triều Tiên để tạo ra một hệ thống pháo tự hành, tương đương với pháo tự hành 2S1 Gvosdika của Liên Xô và để tăng cường sức cơ động, cũng như khả năng bảo vệ các khẩu đội D-74 của họ.Triều Tiên sản xuất một số hệ thống pháo tự hành bằng cách đơn giản là ghép các pháo hiện có với nhiều khung gầm xe cơ giới khác nhau. Nhìn chung, một số loại pháo tự hành của Triều Tiên là thiết kế chưa hoàn thiện. Hầu hết đây là kiểu cải tiến lắp pháo xe kéo (do Liên Xô hoặc Trung Quốc sản xuất) lên khung gầm xe bánh xích để tăng khả năng cơ động.Hệ thống pháo tự hành này được trang bị một pháo 122 mm có chiều dài gấp 52 lần cỡ. Pháo D-74 được Liên Xô phát triển vào những năm 1950 và nhìn chung là một thiết kế thành công. Mặc dù ngày nay nó không còn là vũ khí hiện đại nữa và không thể sánh được với các khẩu pháo 155 mm hiện đang được các quốc gia NATO và ngoài NATO như Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng.

Xem thêm:

*

Pháo tự hành 122 mm M1981
M1981 có thể bắn các loại đạn nổ phá chống bộ binh, đạn xuyên thép và đạn phá bê tông; tầm bắn xa nhất với loại đạn nổ phá thông thường là 24 km, tốc độ bắn tối đa từ 6-7 phát/ phút. Biên chế khẩu đội từ 8 đến 9 pháo thủ, thời gian chuyển thế từ hành quân sang chiến đấu là 3 phút. Khi bắn, pháo phải hạ 2 lưỡi cày xuống mặt đất ở phía sau để hãm lùi khi bắn.Pháo sử dụng chung khung gầm với loại M1974 cùng trong biên chế của quân đội Triều Tiên; khung gầm này chính là xe kéo pháo bánh xích ACT-59G của quân đội Liên Xô. ACT-59G được trang bị động cơ diesel A-650 công suất 300 mã lực. Trên thực tế nó là một động cơ tiêu chuẩn của một xe tăng hạng trung T-55, có công suất 520 mã lực. Tuy nhiên, ATC-59G đã giảm công suất xuống 300 mã lực để kéo dài tuổi thọ của động cơ. Dự trữ nhiên liệu hành trình của M1981 là 350 km; nếu sử dụng bình nhiên liệu phụ, cự ly hành trình lên đến 500 km.Tháp pháo của khẩu M1981 cung cấp mức độ bảo vệ vừa phải cho kíp xe trước các mảnh văng của bom, pháo. Phía trên của pháo hoàn toàn không được che chắn; trong hành quân, pháo được che phủ bằng lưới ngụy trang. M1981 không có vũ khí phòng vệ gần, ngoài vũ khí cá nhân của kíp xe.Pháo tự hành M1978 KoksanTrong các loại pháo tự hành của Triều Tiên, có lẽ nổi bật nhất là loại pháo tự hành M1978 Koksan. Đây là loại pháo chủ yếu sẵn sàng làm nhiệm vụ bắn phá thủ đô Seoul của Hàn Quốc, nếu cuộc chiến giữa hai miền bùng nổ.Tên gọi M1978 Koksan cũng do Bộ Quốc phòng Mỹ định danh. Hệ thống pháo binh này lần đầu tiên được tiết lộ công khai vào năm 1985. Nó không chỉ có trong biên chế của quân đội Triều Tiên mà còn được xuất khẩu sang Iran. Một số pháo này đã bị Iraq bắt giữ vào cuối những năm 1980 trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq.

*

Pháo tự hành M1978 Koksan
M1978 Koksan được trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 170 mm. Pháo được gắn trên xe trong một kết cấu hở; sử dụng khung gầm cơ sở xe tăng hạng trung Type 59 của Trung Quốc (phiên bản sửa đổi từ T-54 của Liên Xô).M1978 Koksan bắn được nhiều loại đạn như đạn nổ phá sát thương, đạn hóa học, đạn khoan phá bê tông. Tầm bắn tối đa của khẩu pháo này là 40km, nếu dùng đạn tăng tầm cự ly bắn có thể đến 60 km.Pháo không mang theo được đạn, mà phải có xe chở đạn riêng; khi bắn, pháo phải hạ 2 lưỡi cày để hãm lùi. Do cấu tạo cồng kềnh, nên M1978 có tốc độ bắn tương đối chậm (1-2 phát/ 5 phút); khi nạp đạn, nòng pháo phải hạ thấp, do đó làm giảm tốc độ bắn.Về biên chế và nhiệm vụ, M1978 Koksan tương tự như pháo M1989.Pháo tự hành 152mm M1974M1974 là loại pháo tự hành cỡ nòng 152mm của Triều Tiên và cũng không rõ tên gọi; M1974 là tên do Bộ Quốc phòng Mỹ định danh. Được đưa vào biên chế của quân đội Triều Tiên từ những năm của thập kỷ 1970, chỉ sử dụng trong quân đội Triều Tiên.M1974 kết hợp một phiên bản sửa đổi của khẩu pháo lựu D-20 của Liên Xô, gắn trên một khung gầm có vỏ bọc giáp nhẹ. Pháo D-20 được Liên Xô viện trợ cho Triều Tiên và họ đã chế tạo theo giấy phép. M1974 cũng có thể được xem như là một cố gắng của Triều Tiên để tạo ra một hệ thống pháo tự hành, tương đương với pháo tự hành 2S3 Akatsiya của Liên Xô. Mặc dù hệ thống pháo binh của Triều Tiên kém hơn nhiều mặt.Pháo lựu 152 mm D-20 có chiều dài nòng gấp 26 lần cỡ, được chế tạo vào đầu những năm 1950. Khẩu D-20 là một vũ khí chắc chắn, đáng tin cậy và sức tàn phá của đầu đạn tương đối lớn. Hiện nay trong biên chế quân đội của nhiều quốc gia, loại pháo này vẫn được sử dụng.

Xem thêm:

M1974 tương thích với tất cả các đạn tiêu chuẩn 152 mm của pháo D-20. Nó có thể bắn các loại đạn nổ phá sát thương, đạn phá bê tông, đầu đạn hóa học, đạn khói, đạn chiếu sáng…Ngoài ra nó có thể bắn được các loại đạn dẫn đường chính xác bằng laser như đạn Krasnopol. Tầm bắn tối đa của pháo là 17,4 km, đầu đạn có thể xuyên qua tấm thép dày 250 mm ở khoảng 3 km. Với hệ thống nạp đạn bán tự động, nên tốc độ bắn đạt từ 4-6 phát/phút.Kíp pháo thủ của M1974 là 8 người, thời gian chuyển từ tư thế hành quân sang chiến đấu là 3 phút. Khi bắn, pháo cũng phải hạ 2 lưỡi cày xuống để hãm lùi cho pháo. Pháo sử dụng khung gầm như pháo M1981.Tháp pháo của M1974 cung cấp một số mức độ bảo vệ vừa phải cho kíp xe; khẩu pháo vẫn giữ nguyên lá chắn của khẩu D-20, nhưng trên thượng tầng không được che chắn. M1974 cũng không có vũ khí tự vệ mà chỉ có vũ khí cá nhân của các pháo thủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *