Báo Thanh Niên số ra ngày 5.9 có bài Chợ kỳ nam khuya khoắt, nói về các thương lái đến Ba Tơ (Quảng Ngãi) lùng mua kỳ nam với giá đến mấy trăm triệu đồng một ký. Nhiều người thắc mắc, không biết kỳ nam có những công dụng gì mà sao mắc thế? Ở bài viết này, chúng tôi đem đến cho bạn đọc một số thông tin, công dụng của trầm hương, kỳ hương (kỳ nam).

Đang xem: Công Dụng Của Kỳ Nam Và Công Dụng Của Nó Đáng Giá Đến Từng Xu

 

*

 

Từ trầm hương đến kỳ hương

Theo lương y Huỳnh Văn Quang – hội viên Hội Đông y VN (TP.HCM) thì: "Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trầm hương, kỳ hương có xuất phát từ gỗ thân già mục của cây trầm gió chuyển hóa mà thành; hoặc do một loại nấm gây nhiễm mục nát thân cây trầm gió rồi chuyển hóa tạo nên (như loại nấm Crytosphaerica magifere)".

Còn theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM): "Kỳ hương hay còn gọi là kỳ nam được tạo thành từ cây gió lâu năm. Gió có 3 loại thường gặp: gió lưỡi trâu; gió lang và gió bầu. Trầm hương có xuất xứ từ hai loại gió lưỡi trâu và gió lang. Còn cây gió bầu (có tên khoa học là Aquilaria Agallochea thuộc họ trầm hymelaeaceae) thì tạo thành kỳ nam. Gió tự mọc trong rừng, phát triển thành cổ thụ, thường mọc ở các vùng núi miền Trung (như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam…). Đông y gọi kỳ nam là "già nam", ngoài ra còn có những tên gọi khác như: già nam hương, nhự nam hương, lục kết, mật kết, sạn hương, hổ ban kim ty kết và kỳ nam hương".

Xem thêm: Kim Cương Của Nguyễn Phương Hằng

*

Cũng có giả thuyết cho rằng, thân cây gió bị bọng rồi những con ong, con kiến làm tổ ở đó, đưa mật về ăn, hương mật ấy ngấm vào thịt của cây gió lâu ngày mà kết thành kỳ nam (!).

Ngoài ra, theo lương y Huỳnh Văn Quang, còn có một loại cây có tên là "đàn hương", cũng có mùi thơm gần giống như trầm – kỳ, loại cây này cũng có tác dụng chữa bệnh, nhưng rẻ hơn rất nhiều so với trầm – kỳ, trong nước không có loại cây này.Về phân loại trầm – kỳ, theo lương y Huỳnh Văn Quang, thực chất trầm và kỳ đều xuất phát từ cây gió. Trầm được khai thác từ phần thân, còn kỳ được khai thác chủ yếu ở bộ phận rễ của cây gió. Đông y phân loại trầm tốt xấu bằng cách: Nếu cho vào nước, trầm chìm xuống tận đáy là trầm tốt nhất; bỏ vào nước mà lơ lửng, không chìm, không nổi là trầm loại 2; còn trầm loại 3 là loại nổi trên mặt nước. Đông y thường dùng trầm loại 2 làm thuốc (vì loại 1 có giá rất cao). Kỳ hương được phân ra làm những loại: hắc kỳ (có màu đen, là loại kỳ đắt tiền nhất); thanh kỳ (kỳ có màu xanh xanh, còn gọi là hoàng kỳ) và bạch kỳ (kỳ có màu trắng đục). Trầm loại tốt có sắc đen, bóng, nặng trịch như khối sắt. Kỳ cũng nặng vậy, nhưng thường có tinh dầu rịn ra bên ngoài ươn ướt. Trên thị trường, có khi người ta giả trầm "xịn" bằng cách, lấy trầm loại 3 khoan một lỗ thật sâu chế chì vào trong đó và bít lại, rồi xoa tinh dầu trầm, đánh bóng. Không rành rất khó mà nhận biết!

 

Sức quyến rũ và công dụng của trầm – kỳ

Trầm – kỳ có mùi thơm hơi hắc, đặc biệt khi đốt sẽ cho mùi thơm tinh dầu trầm không thể lẫn lộn với một loại hương thơm nào khác. Đặc điểm của trầm – kỳ là ở hương thơm, đặc biệt là kỳ. Những vật phẩm chế tác từ kỳ có hương thơm gần như là mãi mãi. Có những đồ trang sức người ta làm từ kỳ nam đeo vài chục năm vẫn còn tỏa hương thơm. Theo lương y Huỳnh Văn Quang, tinh dầu thơm của trầm – kỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và quyến rũ! Tùy theo tỷ lệ pha chế giữa trầm – kỳ và xạ hương mà hương thơm được tạo ra sẽ có sức quyến rũ phái nam hay phái nữ. Nếu tỷ lệ tinh dầu trầm – kỳ chiếm 85% thì hương thơm này dùng cho phái nam, vì nó cực kỳ quyến rũ phái nữ. Với tỷ lệ pha trộn ngược lại (kỳ – nam chỉ chiếm 15%), thì hương thơm phối trộn tạo ra sẽ dành cho nữ giới, vì nó có sức lôi kéo phái nam! Trong đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là kỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Theo Đông y, tính khí của hai vị thuốc trầm và kỳ có sự khác nhau. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm xuống). Còn kỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Theo lương y Huỳnh Văn Quang: "Trầm có có vị cay, tính ấm, hơi ngọt, có tác dụng vào 3 kinh: tỳ, vị và thận (tỳ kinh, vị kinh và thận kinh) của cơ thể. Trầm có tác dụng giáng khí xuống; hạ đờm; bổ nguyên dương; bổ thận khí; trợ sức cho công năng vận hóa của tỳ thận. Ngoài ra, còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp bị chướng khí nghịch làm khó thở, hen suyễn thở dốc và bệnh đang nguy phát, có những cơn nấc không dứt được. Một điểm lưu ý là người có chứng âm hư hỏa vượng (người đang sốt, khô gầy) thì tuyệt đối không được dùng trầm".

Xem thêm: Phan Việt Minh Và Đổng Khiết, Phan Việt Minh Thương Nhớ Con Trai

Còn theo lương y Trần Duy Linh: "Kỳ nam có công dụng chữa trị chứng đi tiểu không cầm được; giúp cho bền vững tinh khí (giao hợp được lâu); rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như, bệnh khí thống (đau do hơi dồn tức trong bụng), hay đau bụng tiêu chảy thể tả; còn có tác dụng tiêu tan đờm dãi (dùng trong trị chứng ho). Thường người ta không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu (vì như thế sẽ làm bay mất hương khí của kỳ), mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa làm đồ trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm), vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo.

T.T

 

Món quà nhỏ cho thanh xuân nối dài

Techcombank tiếp tục duy trì tăng trưởng và hiệu quả vượt trội 6 tháng đầu năm 2022

Mốc son chói lọi sau hành trình phát triển của MQ Group

SCTV – 30 năm đồng hành cùng gia đình Việt

BAC A BANK ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động – Kiosk Banking

Vietcoco ra mắt Nước Cốt Dừa Tươi lon nhỏ 160ml dành cho người nội trợ Việt

Bảo hiểm Bảo Việt và ABBANK hợp tác gia tăng lợi ích khách hàng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *