Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tổng hợp kiến thức và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 26. Thiên nhiên châu Phi trong sách giáo khoa Địa lí 7. Ngoài ra chúng ta sẽ cùng nhau trả lời thêm các câu hỏi củng cố bài học và thực hành với các bài tập trắc nghiệm thường xuất hiện trong đề kiểm tra.

Đang xem: Soạn bài thiên nhiên châu phi

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu bài học

– Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng châu Phi .

– Biết đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi .

– Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở châu Phi .

Tổng hợp lý thuyết Địa 7 Bài 26 ngắn gọn

1. Vị trí địa lí

– Diện tích: hơn 30 triệu km2.

– Vị trí:

+ Từ vĩ tuyến 37020’B – 34052’N

+ Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.

– Hình dạng lãnh thổ:

+ Được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ.

+ Đường bờ biển ít bị chia cắt; ít vịnh biển, bán đảo, đảo.

2. Địa hình và khoáng sản

*

Hình 26.1 – Lược đồ tự nhiên Châu Phi.

* Địa hình:

– Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.

– Các dạng địa hình:

+ Chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.

+ Ít núi cao và đồng bằng thấp.

+ Phía đông có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.

– Hướng nghiêng: Đông Nam-Tây Bắc.

* Khoáng sản đa dạng, phong phú:

– Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì,…

– Phân bố: Ven biển Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.

Hướng dẫn Soạn Địa 7 Bài 26 ngắn nhất

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 26 trang 82

Quan sát hình 26.1:

+ Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?

+ Xích đạo đi qua phần nào của châu lục?

+ Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?

Trả lời:

– Châu Phi giáp các biển và đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ.

– Đường Xích đạo đi ngang qua phần giữa lãnh thổ của châu Phi.

– Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường đới nóng.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 26 trang 82

Quan sát hình 26.1:

+ Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi.

+ Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới.

Trả lời:

– Tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi: dòng nóng Ghi-nê, dòng nóng Mô-dăm-bích, dòng nóng mũi Kim, dòng lạnh Ben-gê-na, dòng lạnh Ca-na-ri.

– Kênh đào Xuy-ê có ý nghĩ vô cùng to lớn đối với giao thông đường biển trên thế giới:

+ Giảm cước phí, quãng đường và thời gian vận chuyển.

+ Tránh được ảnh hưởng của thiên tai, an toàn hơn cho người và hàng hoá

+ Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa châu Âu, châu Phi, châu Á.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 26 trang 83

Quan sát hình 26.1:

+ Cho biết ở châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu.

+ Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi.

Trả lời:

+ Địa hình chủ yếu của châu Phi là sơn nguyên xen với các bồn địa thấp.

+ Sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi: ở ven biển.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 26 trang 83

Quan sát hình 26.1:

+ Cho biết ở châu Phi dạng địa hình nào là chủ yếu.

+ Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi.

Trả lời:

+ Địa hình chủ yếu của châu Phi là sơn nguyên xen với các bồn địa thấp.

+ Sự phân bố của địa hình đồng bằng ở châu Phi: ở ven biển.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 26 trang 84

Xác định trên hình 26.1:

+ Các bồn địa và sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính của châu Phi.

+ Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi

Trả lời:

+ Các bồn địa và sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính của châu Phi: Bồn địa Sát, Bồn địa Nin Thượng, bồn địa Công gô, bồn địa Ca-na-ha-ri; sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi; dãy núi At-lat, dãy Đrê-ken-bec; hồ Vic-to-ri-a….

+ Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi: thấp dần Đông Nam xuống Tây Bắc

Soạn bài 1 trang 84 Địa Lí 7

Quan sát hình 26.1, nhận xét về đặc điểm đường bờ biển châu Phi. Đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi.

Trả lời:

– Đường bờ biển châu Phi ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ. Vì thế, khoảng cách từ trung tâm Bắc Phi đến bờ biển lớn, ảnh hưởng của biển không thể vào sâu trong lục địa khu vực Bắc Phi nên khí hậu ở châu Phi khô hạn nhất là phần lãnh thổ Bắc Phi.

Soạn bài 3 trang 84 Địa Lí 7

Xác định trên hình 26.1, hồ Vic-to-ri-a và sông Nin, sông Ni-giê, sông Công gô, sông Dăm-be-di.

Trả lời:

– Hồ Víc-to-ri-a ở sơn nguyên Đông Phi.

– Sông Nin ở Đông Bắc châu Phi đổ ra Địa Trung Hải.

– Sông Ni-giê Tây Bắc châu Phi đổ ra vịnh Ghi-nê.

– Sông Công-gô: Trung Phi đổ ra Đại Tây Dương.

Xem thêm:

– Sông Dăm-be-di: Nam Phi đổ ra Ấn Độ Dương.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 7 Bài 26 hay nhất

Câu 1. Tại sao châu Phi có khí hậu nóng quanh năm?

Trả lời:

Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm, vì đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Câu 2. Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản ở châu Phi

Trả lời:

– Địa hình châu Phi khá đơn giản. + Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. + Phía đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. + Châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. – Châu Phi có nguồn tài nguyền khoáng sản phong phú, đặc biệt là kim loại quý hiếm (vàng, kim cương, uranium,…)

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 26 tuyển chọn

Câu 1: Châu Phi là châu lục lớn thứ

A. 1 

B. 2 

C. 3 

D. 4

Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích là 30 triệu km2 và đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Đáp án: C.

Câu 2: Châu Phi có khí hậu nóng do

A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.

B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.

C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.

Châu Phi là châu lục có đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, có đường xích đạo chạy qua giữa cùng với diện tích lãnh thổ rộng lớn nên châu Phi có khí hậu khô và nóng.

Đáp án: B.

Câu 3: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là

A. Ít bán đảo và đảo.

B. Ít vịnh biển.

C. Ít bị chia cắt.

D. Có nhiều bán đảo lớn.

Câu 4: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là

A. Bồn địa và sơn nguyên.

B. Sơn nguyên và núi cao.

C. Núi cao và đồng bằng.

D. Đồng bằng và bồn địa.

Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khủng lồ, trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Châu Phi rất ít núi cao và đồng bằng.

Đáp án: A.

Câu 5: Hai bán đảo lớn nhất của châu Phi là

A. Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.

B. Ma-đa-ga-xca và Trung Ấn.

C. Xô-ma-li và Xca-đi-na-vi.

D. Xca-đi-na-vi và Ban-Căng.

Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất ở châu Phi là Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.

Đáp án: A.

Câu 6: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất

A. Pa-na-ma 

B. Xuy-e 

C. Man-sơ 

D. Xô-ma-li

Châu Phi nối liền với châu Á bới eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê qua eo đất này, thông với Địa Trung Hải và Biển Đỏ.

Câu 7: Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu

A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.

B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga.

C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium.

D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt.

Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu là: Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát. Ngoài ra còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

Đáp án: A.

Sông Nin là con sông dài nhất thế giới (6 695km), tiếp đến là sông A-ma-dôn, sông Von-ga,…

Đáp án: A.

Vàng ở châu Phi phân bố (tập trung) ở Nam và Trung Phi nhưng tập trung chủ yếu ở Trung Phi.

Đáp án: B.

Xem thêm:

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 26. Thiên nhiên châu Phi trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *