Chắc hẳn khi nhắc đến những vị vua của lịch sử Trung Hoa, không ai là không biết đến ông vua độc ác nhất, tàn bạo nhất nhưng cũng tài giỏi nhất, người có công thống nhất đất nước Trung Hoa – Tần Thủy Hoàng. Ông là vị hoàng đế máu lạnh bậc nhất, là người có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Trung Hoa, có công thống nhất 6 nước chư lập nên đất nước Trung Quốc. Cho đến ngày nay, tiếng tăm của ông vẫn còn mãi, và lăng mộ của ông cũng trở thành công trình được vô cùng nhiều các nhà khảo cổ học quan tâm. Vậy Tần Thủy Hoàng có lịch sử như thế nào? Ông đã thống nhất đất nước ra sao? Hãy cùng Tiếng Trung Dương Châu tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Tần Thủy Hoàng là ai? 

Tần Thủy Hoàng (秦始皇 Qínshǐhuáng) (18 tháng 2 năm 259 TCN – 10 tháng 9 năm 210 TCN), hay còn được gọi là Tần Thuỷ Tổ Võ Hoàng Đế, tên huý là Chính (政 Zhèng), tính Doanh (嬴 Yíng), thị Triệu (趙 Zhào) hoặc Tần (秦 Qín), là vị vua thứ 31 của nước Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN. Ông lên ngôi vua của nước Tần vào năm 13 tuổi, và trở thành hoàng đế vào năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là “Hoàng Đế” (皇帝 Huángdì) và tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝 Shǐhuángdì) – Hoàng đế đầu tiên.

Đang xem: Tần thủy hoàng là ai? hoàng đế có sức mạnh trong lịch sử trung quốc

*

2. Ý nghĩa tên hiệu “Tần Thủy Hoàng Đế”:

Chữ Thủy (始) có nghĩa là đầu tiên. Người thừa kế sau đó sẽ được gọi tiếp là “Nhị Thế”, “Tam Thế” và như vậy cho đến muôn đời.Chữ Hoàng Đế (皇帝) được lấy từ thần thoại Tam Hoàng Ngũ Đế (三皇五帝), nơi chữ này được trích ra. Bằng cách thêm vào một tiêu đề như vậy, Tần Thủy Hoàng hy vọng sẽ có sự thiêng liêng và uy tín của Hoàng Đế (皇帝) trước kia.Ngoài ra, chữ “Hoàng” (皇) có nghĩa là “sáng” hay “lộng lẫy” và “thường xuyên nhất được sử dụng như là một chữ chỉ thiên đường”.

3. Những công trạng của Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng là người đã đánh dấu sự khởi đầu đất nước Trung Hoa mà chỉ kết thúc với sự sụp đổ của nhà Thanh vào năm 1912. Sau khi thống nhất Trung Hoa, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất, thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, đi lại, đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ. Ông đã tiến hành nhiều kế hoạch lớn, bao gồm việc xây dựng trường thành ở phương bắc, đặt nền móng cho Vạn Lý Trường Thành, kênh Linh Cừ, cung A Phòng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được bảo vệ bởi đội quân đất nung, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để dập tắt những ý kiến trái chiều và áp đặt tư tưởng theo trường phái Pháp gia, ông đã cho đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống nhiều học giả. Tần Thủy Hoàng trị vì 37 năm, trong đó xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm, qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN ở tuổi 49.

*

Vạn lý trường thành – công trình đồ sồ vĩ đại bắt nguồn từ Tần Thủy Hoàng

3.1 Quá trình Tần Thủy Hoàng Thống nhất Trung Hoa

Đến thời Chiến quốc, sau quá trình thôn tính lẫn nhau, ở Trung Nguyên còn lại bảy nước lớn, gọi là Chiến Quốc Thất hùng, cùng một số nước nhỏ và nhà Đông Chu còn tồn tại thoi thóp.

Tần vương Chính kế ngôi vào giai đoạn cuối của Chiến Quốc, lúc đó thế lực của Tần đã rất mạnh, tập hợp nhiều nhân tài. Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng các tướng tài như Vương Tiễn, Vương Bí, Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm, Lý Tín làm tướng đánh dẹp các nước.

Năm 230 TCN, Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) phát động những chiến dịch cuối cùng của thời Chiến Quốc để lần lượt chiếm lấy từng nước.

Năm 230 TCN, Tần xuất quân đánh Hàn. Hàn từng bị Tần đánh bại nhiều lần, lại là nước nhỏ yếu nhất trong 7 nước, nên là nước đầu tiên bị diệt. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương đặt đất đai còn lại của nước Hàn làm quận Dĩnh Xuyên.

*

Lãnh thổ nước Tần thời Tần Thủy Hoàng

Năm 229 TCN, Tần vương ra lệnh điều quân lên đánh Triệu. Tướng Triệu khi đó là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xúi Quách Khai nói rằng Lý Mục đang có âm mưu tạo phản. Triệu U Mục vương nghe lời gièm pha, bèn giết chết Lý Mục. Tần chớp thời cơ Lý Mục chết và nước Triệu bị động đất vào năm 229 TCN để dồn ép quân Triệu đến đường cùng. Năm 228 TCN, quân Tần chiếm kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.

Năm 227 TCN, sau khi bị Kinh Kha ám sát hụt, Tần vương hạ lệnh cho quân Tần dưới sự chỉ đạo của Vương Tiễn và phó tướng Mông Vũ tấn công vào đất Yên. Tại Dịch Thủy, quân Yên đại bại, lãnh thổ nước Yên bị quân Tần chiếm quá nửa. Sau đó quân Tần công phá Kế Thành, Yên vương Hỉ cùng thái tử Đan dẫn quân lui về Liêu Đông, Lý Tín xuất quân truy đuổi và giành thắng lợi lớn. Yên vương trong thế bị dồn ép đã giết thái tử Đan (người đã ra lệnh cho Kinh Pha ám sát Doanh Chính), dâng thủ cấp để cầu hòa. Quân Tần chấp nhận lời cầu hòa và không xâm lược Yên trong vòng 3 năm tiếp theo.

Năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận. Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Nước Sở, chư hầu lớn nhất và kình địch lớn nhất của Tần bị tiêu diệt vào năm 223 TCN.

Xem thêm:

Năm 222 TCN, quân Tần dưới sự chỉ huy của Vương Bí tấn công vào Liêu Đông, tiêu diệt phần tàn dư của quân Yên từ trận chiến trước, bắt giữ Yên vương Hỉ và đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nước Yên.

Năm 221 TCN, Doanh Chính lấy cớ Tề vương Kiến đem 30 vạn quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam tiến vào kinh đô Lâm Truy. Nước Tề suốt mấy chục năm không động binh đao, dân quen liềm hái hơn cung nỏ, vì vậy thấy quân Tần hùng hậu tiến vào thì mau chóng tan vỡ. Tề vương Kiến quyết định không gây chiến và đầu hàng quân Tần. Cả sáu nước hoàn toàn bị thôn tính.

Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn Trung Hoa được thống nhất. Trong cùng năm đó, Doanh Chính tự xưng là “Thủy Hoàng Đế” (始皇帝), không còn là một vị vua theo nghĩa cũ và vượt qua thành tựu của các vị vua nhà Chu.

*

Tần Thủy Hoàng có công thống nhất Trung Hoa

3.2 Chính sách đổi mới của Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc

Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng thực hiện 1 loạt những chính sách đổi mới. Về chính trị, Tần Thủy Hoàng đã phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ Quận Huyện, chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là Huyện; Quan lại của trung ương và địa phương đều do nhà vua đích thân tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, không thi hành chế độ cha truyền con nối. Chế độ Quận Huyện do nhà Tần sáng lập đã trở thành định chế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc hơn 2 nghìn năm, tên gọi của rất nhiều Huyện ở Trung Quốc hiện nay đều là do nhà Tần đặt cho cách đây hơn 2 nghìn năm. Một đóng góp quan trọng nữa của Nhà Tần sau khi thống nhất Trung Quốc là việc thống nhất chữ viết. Trước nhà Tần các nước đều có chữ viết riêng của mình, mặc dù các loại văn tự này có cùng nguồn gốc và cách viết gần giống nhau, nhưng vẫn gây trở ngại cho việc truyền bá và giao lưu văn hóa. Sau khi thống nhất, Nhà Tần qui định chữ Hán Triện nhỏ của nước Tần là văn tự thông dụng trong toàn quốc, từ đó về sau diễn biến của chữ Hán Trung Quốc bắt đầu có cơ sở tra cứu, điều này có ý nghĩa không thể lường hết được đối với sự hình thành lịch sử và kế thừa văn hoá của Trung Quốc.

Bên cạnh đó nhà Tần Thủy Hoàng còn ra 1 loạt chính sách thống nhất đơn vị đo lường, tiền tệ, pháp luật… Đến năm thứ 2 đời Tần, Tần Thủy Hoàng trở nên vô cùng tàn bạo, không màng đến sống chết của bách tính huy động hàng 70 vạn dân công tiêu tốn tiền bạc để xây dựng khu lăng tẩm Lệ Sơn, Cung điện và đặc biệt phải kể đến là Vạn Lý Trường Thành kéo dài từ sa mạc phía tây đến vùng ven biển phía Đông và Lăng mộ cùng với quân đội đất nung của ông.

*

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng – Quân đội đất nung

Khi mất, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho“cuộc sống” sau khi chết. Người Trung Hoa cổ đại, cũng như nhiều nền văn hóa khác, bao gồm cả người Ai Cập, đều cho rằng những vật dụng, thậm chí cả người bị chôn cùng với người chết sẽ theo người đó xuống chốn tuyền đài. Tuy nhiên, thay vì chôn theo các đội quân, cung nữ, thái giám, hoàng đế bạo chúa bất phàm họ Tần quyết định dùng tượng đất sét thay thế.

Sau 15 năm thống trị, nhà Tần sụp đổ dưới sự khởi nghĩa của nhân dân do Trần Thăng và Ngô Quảng lãnh đạo. Lịch sử từ đó bước sang trang mới.

Tuy thời đại trì vì kéo dài không lâu, nhưng Tần Thủy Hoàng như một tượng đài mãi được lưu truyền cho hậu thế, không những về sự mưu lược, tài giỏi, công lao thống nhất Trung Quốc của ông, mà còn cả sự tạo bạo ác độc của bạo chúa Tần Thủy Hoàng.

Xem thêm:

Chúng mình vừa cùng nhau tìm hiểu một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc rồi đấy. Chắc hẳn những bạn đang tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc thì không quá xa lại với cái tên này phải không nhỉ? Chúng mình hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về những nét văn hóa khác của Trung Quốc ở những bài viết tiếp theo nha!

Lịch sử Trung Quốc 

Để có thể tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa lâu đời của đất nước tỷ dân, bạn phải có cho mình một nền tảng tiếng Trung cực kỳ vững chắc đó nha. Xây nền tảng với khóa học tiếng Trung mọi cấp độ tại TIẾNG TRUNG DƯƠNG CHÂU nhé. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *