Roza Shanina đã hạ 59 tên phát xít Đức chỉ trong 10 tháng ở mặt trận Đông Phổ, trở thành nữ xạ thủ bắn tỉa Liên Xô đầu tiên được trao Huân chương Vinh quang.

*

Roza Shanina trong một bức ảnh chụp năm 1944. Ảnh: medium.comTháng 4/1944, một nữ quân nhân Liên Xô đã bóp cò khẩu súng bắn tỉa của mình. “Tôi đã giết một tên”, cô hô lên khi nhanh chântrượt xuống chiến hào.

Đang xem: Huyền thoại bắn tỉa việt nam

Bạn đang xem: Huyền thoại bắn tỉa việt nam

Cú bắn tỉa thành công đầu tiên đó đánh dấu sự khởi đầu của một sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đi vào huyền thoại của nữ xạ thủ Roza Shanina. Tới cuối năm đó, Shanina đã nổi danh với những phát đạn sát thủ và được ca ngợi là “nỗi sợ hãi chưa từng thấy ở mặt trận Đông Phổ”.

Khi còn nhỏ Shanina là một học sinh sắc sảo, độc lập. Năm 1938, khi cha mẹ cô không cho con học lên trường cấp hai vì quá xa nhà, cô bé 14 tuổi đã bỏ trốn, đi bộ 50 giờ đồng hồ đến ga tàu gần nhất để đi tới thành phố miền Bắc Arkhangelsk.

Shanina chuyển đến sống cùng anh trai Fyoder cho đến khi cô được nhận vào trường cấp hai,được nhận trợ cấp và sống trong ký túc xá. Nhưng khi phát xít Đức vượt qua biên giới phía Tây Liên Xô vào tháng 6/1941, phá vỡ hiệp ước không xâm lược giữa hai nước, nền kinh tế Liên Xô lao dốc, giáo dục bậc trung học miễn phí bị cắt giảm và Shanina mất quyền trợ cấp.

*

Roza Shanina cùng khẩu súng sát thủ của mình. Ảnh: Flickr

Để trang trải chi phí, cô gái trẻ Shanina đã xin vào làmviệc tại một trường mẫu giáo địa phương, với hy vọng theo đuổi sự nghiệp giáo viên.

Chiến tranh len lỏi đến gần nhà hơn và chẳng mấy chốc, Đức quốc xã bắt đầu ném bom Arkhangelsk. Shanina dũng cảm tình nguyện làm nhiệm vụ quan sát máy bay trên mái nhà trường nơi cô dạy. Sau đó, khi nghe tin người anh trai Mikhail bị giết hại trong một cuộcném bom vào tháng 12/1941, cô đã quyết tâm nhập ngũ để trả thù cho anh trai.

Cô đăng ký vào Học viện Bắn tỉa Nữ và tốt nghiệp loai ưu vào tháng 4/1944, ngay sinh nhật lầnthứ 20. Nhờ tài bắn chính xác đáng kinh ngạc, Shanina được nhà trường đề nghị ở lại đào tạo, thay vì ra chiến trường. Nhưng cô quyết trở thành một xạ thủ diệt giặc báo thù. Shanina được cử làm chỉ huy trung đội bắn tỉa nữ của Sư đoàn Súng trường 184 ngay sau khi tốt nghiệp.

Xem thêm:

*

Roza Shanina (trái) hướng dẫn một quân nhân. Ảnh:Flickr

Ba ngày sau khi đến mặt trận phía Tây, Shanina đã hạ được tên địch đầu tiên. Sau này cô kể lại: “Tối hôm đó, một tên lính Đức lấp ló trong chiến hào. Tôi ước tính khoảng cách đến mục tiêu không quá 400 mét. Một khoảng cách phù hợp. Khi tên Đức cúi đầu đi về phía rừng, tôi bắn, nhưng nhìn cách hắn ngã, tôi biết mình không giết được hắn. Trong khoảng một giờ, tên Đức nằm im trong đám bùn, không dám di chuyển. Rồi hắn bắt đầu bò. Tôi lại nổ súng, và lần này thì không trượt”.

Chỉ vài ngày sau, Shanina hạ thêm 10 mục tiêu nữa. Và ngay tháng Năm năm đó, tức là chỉ một tháng kể từ sau phát súng hạ địch đầu tiên, Shanina được trao tặng Huân chương Vinh quang. Cô trở thành nữ xạ thủ bắn tỉa Liên Xô đầu tiên nhận vinh dự đó, và trở nên nổi tiếng với kỹ thuật bắn “phát đôi” chỉ trong một hơi thở.

*

Cô gái tuổi 20 đã lập chiến công lớn khi vừa cầm súng ra trận. Ảnh: Wikimedia Commons

Số quân địch bị tiêu diệt dưới họng súng của Shanina tăng đều. Giới báo chíbắt đầu để ý đến cô. “Hãy noi gương Roza Shanina”, “Một viên đạn, một tên phát xít” – các tờ báo giật tít.

*

Một phần trong danh sách tiêu diệt diệt địch của Roza Shanina. Ảnh: Wikimedia Commons

Tới tháng Mười thì Shanina thực sự nổi tiếng. “Hãy để Người mẹ Nga vui mừng, người đã sinh ra, nuôi nấng và ban cô con gái vinh quang cao quý này cho quê hương!” – nhà báo Xô viết nổi tiếng Ilva Ehrenburg viết.

Trong khi đó, Shanina bắt đầu ghi lại cuộc sống nơi chiến trường và những tâm tư của mình qua trang nhật ký. Cuộc chiến khốc liệt đã cản trở tình yêu của cô. Shanina có bạn trai, để rồi lần lượt mất họ trong những trận chiến.

Xem thêm: Vợ Ngoài Đời Của Hoài Linh, Tiểu Sử Danh Hài Hoài Linh Và Vợ Con Hiện Tại

Shanina (trái) chụp ảnh cùng các xạ thủ bắn tỉa khác tại Belarus. Ảnh: TASS

Một người bạn của Shanina, Pyotr Molchanov, đã giữ những lá thư và nhật ký của côtrong suốt 20 năm sau đó, và vào năm 1965 mới cho công bố chúng để công chúng Liên Xô hiểu thêm về nữ xạ thủ mà họ ngưỡng mộ và tự hào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *