Mẹ Bí Ngô 23 Tháng Mười, 2021Tin tứcChức năng bình luận bị tắt ở Triệu chứng ho mọc tóc khi mang thai là gì?2,145 Views

Ho mọc tóc là gìHo mọc tóc tháng thứ mấyho mọc tóc bao lâu thì khỏi? Hãy cùng Blog mẹ bé tìm hiểu về triệu chứng ho mọc tóc khi mang thai các mẹ nhé.

Đang xem: Mẹ Bầu Khỏi Lo Ho Mọc Tóc Khi Mang Thai Là Gì? Mẹ Bầu Làm Sao Để Giảm Ho?

Ho mọc tóc khi mang thai là gì?

Triệu chứng ho mọc tóc thường gặp ở phụ nữ khi mang thai là những cơn ho thường đến vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có thể phân biệt được ho mọc tóc và các cơn ho bệnh lý. Những thông tin tư vấn dưới đây của bác sĩ sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

*

Triệu chứng ho mọc tóc khi mang thai và những điều mẹ cần biết

1. Tóc em bé xuất hiện

Từ tuần thứ 14 của thai kỳ trở đi, thai nhi sẽ xuất hiện những sợi tóc đầu tiên. Khoảng 20 tuần, em bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ và nó sẽ rụng đi khi sinh. Thời gian này, đôi khi thai phụ xuất hiện vài cơn ho nhẹ. Các cụ cho rằng đó là ho mọc tóc.

=>> Kết luận: Nếu các mẹ thắc mắc không biết triệu chứng ho mọc tóc xuất hiện vào tháng thứ mấy của thai kỳ thì câu trả lời sẽ là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 mẹ nhé.

2. Ho do bệnh lý

Do hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn nên dễ bị vi khuẩn, virut tấn công, gây ra những cơn ho liên tục. Nếu ho kéo dài trên 10 ngày kèm theo đau ngực, khó thở hoặc sốt, ho có đờm xanh, vàng hoặc ra máu… thì rất có thể, đây là những biểu hiện của ho bệnh lý như: viêm phế quản, viêm họng, lao… Khi đó, thai phụ cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời, không được tự sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

3. Ho nhiều sẽ ảnh hưởng tới thai nhi

Nếu ho quá nhiều và mạnh sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và thai nhi, hoặc có thể gây ra các hiện tượng như động thai, sảy thai……

4. Hạn chế sử dụng thuốc ngậm

Khi bị ho nhẹ và rát họng kéo dài bạn thường dùng các loại thuốc ngậm vì cho rằng, thuốc chỉ tác động len vùng họng để giảm viêm, rát và không có tác dụng phụ gì. Tuy nhiên, loại thuốc nào cũng có ảnh hưởng không tốt tới thai phụ và em bé, bởi một tỷ lệ nhỏ thuốc được hấp thụ vào máu đến thai nhi.

Xem thêm: Các Anh Hùng Lương Sơn Bạc Từ Đâu Ra? Danh Sách 108 Vị Anh Hùng Lương Sơn Bạc

5. Ho 3 tháng đầu mang thai và khi cho con bú

Ở những giai đoạn này, bạn cũng nên súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng để không ảnh hưởng tới thai nhi và em bé.

Một số cách điều trị triệu chứng ho mọc tóc khi mang thai

Theo bác sĩ Hoa Hồng, với những trường hợp ho bệnh lý, bạn nên dùng thuốc theo chỉ định, còn tình trạng ho mọc tóc, ho bình thường thì không cần uống thuốc và có thể áp dụng một cách sau.

1. Bài thuốc dân gian

Ngậm quất hấp mật ong hoặc gừng tươi, uống một cốc nước nóng hoà với chút muối và 1/2 thìa cafe bột nghệ, ăn vỏ cam nướng, mía hoặc lê ngâm đường, uống nước giá luộc…

*

Trị ho mọc tóc bằng quất hấp mật ong

2. Sử dụng nước muối

Pha một thìa muối với khoảng 250ml nước lọc ấm, dùng súc miệng 1 lần/ 1 giờ. Bạn cũng có thể dùng ít tỏi giã nhuyễn, pha với nước muối loãng đun sôi hoặc nước muối sinh lý đun sôi để xông mũi vào mỗi tối.

3. Ăn, uống đồ ấm

Thường xuyên uống các loại nước ấm, nước chanh ấm, mật ong, sữa ấm… sẽ rất hữu ích. Thức ăn nóng và giàu vitamin C cũng rất tốt cho thai phụ, làm giảm những cơn ho hay cảm lạnh. Để xoa dịu chứng đau cổ họng do ho kéo dài, bạn nên tắm nước ấm mỗi ngày. Tắm bằng nước ấm mỗi ngày, hít thở hơi nòng bốc lên vừa khoan khoái, vừa giảm cảm giác đau rát cổ họng. Bên cạnh, bạn cần lưu ý tránh xa khói thuốc và luôn vệ sinh sạch sẽ để tránh sự lây nhiễm của các loại vi trùng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về triệu chứng ho mọc tóc khi mang thai. Mong rằng những thông tin chia sẻ này là hữu ích với các mẹ trong suốt hành trình mang thai. Chúc mẹ và bé luôn được khoẻ mạnh, bé phát triển toàn diện.

Xem thêm: Uống 1 Ly Nước Gạo Lứt Giờ Này, Giảm Cân Nhanh Lại Tốt Cho Sức Khỏe

*

Nuôi con khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các bà mẹ, nhưng đó chưa bao giờ là điều dễ dàng. Trong hành trình nuôi dạy, tôi tin rằng “ăn dặm” là một bước ngoặt lớn đầy mới mẻ của cả trẻ và người làm mẹ. Ở bước ngoặt đó, ngoài nỗ lực từ phía mẹ: sự kiên định, nhẫn nại và học hỏi không ngừng, cần lắm sự thấu hiểu và sẻ chia từ những người xung quanh. Tôi, bản thân cũng là một người mẹ trẻ, hy vọng những chia sẻ của bản thân có thể giúp ích cho các mẹ trong hành trình dài lớn lao những cũng đầy hạnh phúc này. Trân trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *