Trong chúng ta, hẳn đã một vài lần từng nghe qua 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, và đây cũng là những nhân vật chính trong tác phẩm truyện nổi tiếng Thủy Hử của Thi Nại Am – một tác phẩm văn học cổ điển của Trung Quốc, và đã được dựng thành phim. Thủy Hử đi sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Trung Quốc nói riêng và Đông Á nói chung.

Đang xem: Các anh hùng lương sơn bạc

Nhiều người xem phim hay truyện Thủy Hử đều thắ mắc không biết các nhân vật 108 anh hùng Lương Sơn Bạc có thật ngoài đời hay không hay chỉ là nhân vật hư cấu,… Để giải đáp thắc mắc này cũng như hiểu rõ hơn về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử, các bạn tham khảo bài viết 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong Thủy Hử có thật không, ai giỏi võ nhất sau đây nhé.

*

Thủy Hử kể về sự hình thành, phát triển và tan rã của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc

Mục Lục

Tìm hiểu về Thủy Hử

Thủy Hử hay còn gọi là Thủy Hử truyện, có nghĩa đen là “bến nước”, là một tác phẩm trong bốn tác phẩm lớn của văn học cổ điển Trung Hoa, thường gọi là nhóm Tứ đại danh tác. Tác giả của truyện Thủy hử thường ghi là Thi Nại Am, nhưng cũng có người cho là của La Quán Trung. Truyện Thủy hử được viết dựa theo sách Đại Tống Tuyên Hòa di sự.

Cốt truyện chính của Thủy Hử là sự hình thành, phát triển và tan rã của một nhóm người chống triều đình mà trở thành giặc cướp, thường gọi là 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.

Các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc

108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc gồm có 36 vị sao Thiên Cương và 72 vị Địa sát, đứng đầu là Tống Giang và cuối cùng là Đoàn Cảnh Trụ.

Các anh hùng Lương Sơn Bạc thường được nhắc tới gồm có 108 người, tuy nhiên trên thực tế phải là 109 người, nếu tính cả Tiều Cái. Xa hơn nữa, chủ trại đầu tiên là Vương Luân, song Vương Luân nhanh chóng bị trừ khử không đóng vai trò gì đối với sự phát triển của Lương Sơn Bạc, vì vậy không được nhắc tới và không được tính vào hàng ngũ các anh hùng Lương Sơn Bạc.

Xem thêm:

Mặc dù Tiều Cái không chính thức thuộc về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc vì trúng tên chết sớm ở trại Tăng Đầu, nhưng xét ra Tiều Cái là người lãnh tụ đầu tiên từ lúc Lương Sơn mới mở. Đối với các anh hùng Lương Sơn Bạc, từ Tống Giang trở đi, Tiều Cái là thủ lĩnh tối cao và nếu không vì cái chết của Tiều Cái, Tống Giang có thể không trở thành thủ lĩnh của Lương Sơn.

Bảng xếp hạng 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc

Ai là người giỏi nhất trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn cùng tham khảo bảng xếp hạng 20 vị trí đầu tiên trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc sau đây. 20 vị trí đầu tiên này là những vị trí then chốt nhất, có vai trò quan trọng với sự phát triển của Lương Sơn Bạc. Bảng xếp hạng này dựa vào rất nhiều yếu tố từ võ nghệ, công lao, danh tiếng của từng người đồng thời còn có yếu tố ”cân bằng quyền lực” giữa các nhóm.

Tống Giang: là người uy tín, được lòng anh em nhất, nên đứng thứ 1.Lư Tuấn Nghĩa: xuất thân giàu có, lại thêm võ nghệ tuyệt luân rất có danh vọng trong giang hồ. Lư Tuấn Nghĩa bắt sống Sử Văn Cung nhưng lại nhường ngôi đầu cho Tống Giang nên đứng thứ 2.Ngô Dụng: là túi khôn của Lương Sơn Bạc, còn Công Tôn Thắng thì có phép thuật cao siêu nên đều xứng đáng với vị trí 3, 4.Quan Thắng: là đại diện tiêu biểu của phái hàng tướng, tuy xuất hiện muộn nhưng võ nghệ tuyệt luân, lại là con cháu Quan Công nên có uy tín cao, vượt qua Lâm Xung đứng thứ 5.Lâm Xung: vốn là giáo đầu dạy võ 80 vạn cấm quân, là một trong những thành viên kì cựu đến LSB từ sớm, bị Quan Thắng vượt mặt có phần thiệt thòi nhưng vị trí thứ 6 cũng là rất cao, xứng đáng.Tần Minh: xuất thân là quan Thống Chế, được Tống Giang lôi kéo nhập bọn từ khá sớm, nhiều lần trinh phạt đều tích cực xung phong giết đich lập công. Võ nghệ, uy danh có kém Quan Thắng, Lâm Xung một chút nên xếp thứ 7.Hô Diên Chước: vốn là con cháu danh tướng Hô Diên Tán, đi trinh phạt Lương Sơn bị thua rồi nhập bọn. Hô Diên Chước võ nghệ cao cường nhưng vì gia nhập muộn, công lao không bằng Tần Minh nên đứng ở ngôi 8.Hoa Vinh: vốn là quan Tri Trại, bạn thân của Tống Giang. Tài bắn tên tuyệt luân của Hoa Vinh không ít lần giải nguy cho Tống Giang. Võ nghệ của Hoa Vinh cũng ngang ngửa Tần Minh, chỉ vì chức quan không cao, ít xung phong giết địch nên đứng dưới ở vị trí thứ 9. Hoa Vinh cũng thiếu cái dũng mãnh “muôn người không địch’’ nên không được đứng trong ngũ hổ tướng, chỉ được đứng đầu trong “Bát kỵ tiên phong’’.Sài Tiến: vốn xuất thân quý tộc, con cháu của Chu Thế Tông Sài Vinh. Sài Tiến võ nghệ tầm thường nhưng tính rộng rãi hay giúp đỡ các anh hùng hảo hán nên có uy tín rất cao, được xếp thứ 10 làm công việc nhàn nhã quản lý tiền bạc, lương thực.Lý Ứng: xuất thân cũng là địa chủ giàu có, thế lực, võ nghệ cao cường nên mới bị Tống Giang ép gia nhập Lương Sơn. Tống Giang xếp cho vị trí 11 là có ý lấy lòng Lý Ứng, nhưng chỉ giao nhiệm vụ cùng Sài Tiến quản lý tiền bạc, lương thảo, có phần không hợp lý cho lắm.Chu Đồng (thứ 6 trong Bát kỵ tiên phong): võ nghệ khá nhưng xuất thân chỉ là đô đầu huyện Vận Thành, xếp vị trí 12 có phần hơi cao. Lý do chủ yếu là Chu Đồng là ân nhân đã thả Tống Giang, Triều Cái chốn thoát nên mới được chiếu cố vị trí cao như thế.Lỗ Trí Thâm vốn: là chủ trại núi Nhị Long, võ nghệ cao cường nhưng không có quan hệ thân thiết với Tống Giang nên xếp sau Chu Đồng ngôi 13.Võ Tòng: là chủ trại thứ 3 của núi Nhị Long, xét về võ công uy tín còn kém vài người nữa nhưng vì là anh em thân thiết với Tống Giang nên được ngôi 14.Đổng Bình (15), Trương Thanh (16) đều là hàng tướng mãi đến cuối truyện mới xuất hiện nhưng lại được xếp ở vị trí rất cao do có tài nghệ xuất sắc. Đổng Bình sử dụng song thương dũng mãnh, xuất quỷ nhập thần được xếp vào xếp vào nhóm ngũ hổ tướng, Trương Thanh tuy võ nghệ không quá giỏi nhưng có tài ném đá siêu hạng từng đả bại hơn 10 anh hùng LSB, xếp thứ 5 trong bát đại tiên phong.Dương Chí (thứ 3 trong Bát kỵ tiên phong): vốn là chủ trại thứ 2 của Nhị Long Sơn, từng làm quan Đề Hạt, đáng lẽ phải xếp trên Võ Tòng nhưng chỉ được ngôi 17 có lẽ vì không có quan hệ thân thiết với Tống Giang .Từ Ninh (thứ 2 trong Bát kỵ tiên phong): có tuyệt chiêu sử dụng câu liêm thương, phá được trận liên hoàn mã của Hô Diên Chước. Luận chiến tích và thâm niên có phần nhỉnh hơn Dương Chí nhưng kém hơn về mặt danh tiếng nên ngôi thứ 18.Sách Siêu (thứ 4 trong bát đại tiên phong):võ nghệ không kém Dương Chí, Từ Ninh nhưng tính nóng nảy, hữu dũng vô mưu lại thêm gia nhập muộn, ít công lao nên xếp thứ 19.Đới Tung: là vốn là một ông quan chuyên làm nhiệm vụ đưa thư liên lạc, ngoài việc chạy nhanh đưa tin không có gì đặc biệt. Đới Tung được ưu ái xếp thứ 20 vì là bạn đồng cam cộng khổ với Tống Giang khi còn tù ở Giang Châu…

Tống Giang là người như thế nào?

Chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về người đứng đầu 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc này nhé. Tống Giang là một nhân vật có thật sống vào thế kỷ 12 dưới triều Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc đời thật của ông chỉ được sử sách (Tống sử) đề cập rất ít và không giống những gì miêu tả trong Thủy hử.

Trong tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am, ông là một trong những nhân vật chính, có tên hiệu là Hô Bảo Nghĩa (Người kêu gọi chính nghĩa), còn gọi là Tống Áp Ty, Tống Công Minh hay Cập Thời Vũ. Ông nổi tiếng là người tốt, hay giúp đỡ nhiều người nên tiếng đồn khắp nơi, là người uy tín, được lòng anh em nhất. Tống Giang là vị đầu lĩnh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc sau khi Tiều Cái trúng tên qua đời. Nghĩa quân của ông hoạt động ở các tỉnh Sơn Đông và Hồ Nam, trước khi đầu hàng triều đình.

Xem thêm:

Bài viết giúp các bạn giải đáp thắc mắc 108 anh hùng lương sơn bạc ai gioi nhat hay các nhân vật trong truyện có thật hay không rồi đúng không nào. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về tác phẩm Thủy Hử nổi tiếng Trung Quốc về câu chuyện của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *