Hầu hết các đôi vợ chồng trẻ đều muốn ở riêng để có không gian riêng tư và tận hưởng cuộc sống thoải mái bên nhau. Ra ở riêng là mong muốn của nhiều cặp vợ chồng chung sống cùng bố mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng là biện pháp tuyệt vời nhất.

Đang xem: Có Nên Ở Riêng Sau Khi Kết Hôn

ĐAU ĐẦU CHUYỆN Ở CHUNG, Ở RIÊNG

Ra ở riêng là mong muốn của nhiều cặp vợ chồng chung sống cùng bố mẹ, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là biện pháp tuyệt vời nhất.

*

Nhiều cặp vợ chồng muốn ở riêng nhưng lại phải lo lắng về chi phí thuê nhà và thời gian quán xuyến gia đình. Ảnh: Visualphoto.

Trước khi kết hôn, nhiều đôi uyên ương không khỏi lo lắng về vấn đề nhà cửa sau khi dọn về sống chung. Đối với các cặp vợ chồng đang sinh sống, làm việc tại thành phố lớn nhưng chưa có nhà riêng thì việc thuê nhà sẽ là một khó khăn lớn. Muốn có một căn nhà tươm tất để hai vợ chồng có thể ở, các cặp gia đình trẻ phải tốn ít nhất từ 2 triệu trở lên mỗi tháng, chưa kể tới các chi phí phát sinh trong nhà.

Giải pháp để có được một căn nhà tốt là trước khi tổ chức lễ cưới khoảng 2 tháng, bạn nên bắt đầu đi tìm nhà. Bạn không nên chọn những khu vực ngay gần các trường Đại học, các nhà máy hoặc khu công nghiệp vì tại đây thường tập trung sinh viên, người lao động nên phòng trọ khan hiếm hơn. Bạn cũng nên nhờ bạn bè, người thân hỏi hộ những ngôi nhà khép kín, dành cho vợ chồng trẻ thuê hoặc lựa chọn nhà trong các trang tin rao vặt, báo giấy. Thời gian tìm nhà thuận lợi là mùa hè, khi sinh viên nghỉ học hoặc về quê.

Tại Hà Nội, bạn có tìm thấy phòng trọ tại một số khu vực như phố Khương Trung (quận Thanh Xuân), phố Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), khu vực An Dương, Âu Cơ, Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), khu vực Hoàng Mai, Trương Định, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng), khu vực ven đê thuộc quận Gia Lâm… Đây là những nơi có nhiều nhà cho thuê, giá cả lại không quá cao như các khu vực gần trung tâm hoặc gần các trường Đại học lớn.

Ngoài chuyện thuê nhà, các cặp vợ chồng trẻ còn quan tâm tới việc sống chung hoặc sống riêng với gia đình sau khi cưới. Đặc biệt, nhiều cô dâu tâm sự, họ không ngại cuộc sống vợ chồng mà chỉ lo lắng tới việc sống chung và những “va chạm” trong mối quan hệ giữa con dâu và bố mẹ chồng. Trong trường hợp cô dâu hòa hợp với bố mẹ chồng thì việc sống chung sẽ không quá căng thẳng. Nhưng nếu bạn là cô dâu và không hợp tính các cụ, bạn nên nhờ chồng là người đứng giữa, gắn kết mối quan hệ này.

Tuy nhiên, việc sống chung đôi khi cũng mang đến những điều thuận lợi cho vợ chồng bạn. Với các cặp vợ chồng trẻ có công việc bận rộn hoặc thu nhập trung bình thì khi sống cùng bố mẹ, bạn sẽ đỡ đi được chi phí thuê nhà và có thể nhờ các cụ vun vén một phần công việc gia đình vào những lúc bạn quá bận.

Trong trường hợp hai bạn có điều kiện kinh tế vững chắc, bạn có thể chọn cách ra sống riêng, nhưng nên sống gần bố mẹ để thuận tiện cho việc về thăm cũng như chăm sóc các bậc sinh thành.

Để các cô dâu không cảm thấy căng thẳng trước khi kết hôn, chú rể nên thường xuyên đưa người bạn đời của mình về nhà chơi, gặp gỡ bố mẹ trước đám cưới. Việc tiếp xúc, chuyện trò nhiều sẽ giúp cô dâu bộc lộ cá tính, cũng như giúp bố mẹ và cô dâu hiểu nhau, thân thiện hơn.

Tìm hiểu tâm lý các cụ thân sinh cũng giúp hai bạn “hình dung” trước căng thẳng trong cuộc sống sau này, từ đó có kế hoạch thuyết phục bố mẹ nếu cả hai muốn ra ở riêng sau khi cưới. Trong trường hợp không thể ở riêng, các cô dâu mới nên nhường nhịn bố mẹ chồng để có được hạnh phúc êm ấm, gia đình bình yên lâu dài.

TRĂN TRỞ CHUYỆN SỐNG CHUNG HAY Ở RIÊNG

Ngày nay, ngày càng có nhiều đôi vợ chồng trẻ chọn cuộc sống riêng tư, độc lập, không phụ thuộc vào bên vợ hoặc bên chồng.

Tôi gặp 3 cô dâu Hương Lan, Mai Phương và Hồng Thuỷ ở Trung tâm tiệc cưới nhà hàng Đông Xuyên (TP Vũng Tàu) cưới chung một ngày, họ đều khẳng định: Sẽ sống riêng với các lý do khác nhau.

Với Hương Lan, đơn giản chỉ là gia đình nhà chồng cô ở ngoài Bắc, chỉ có mình chồng cô vào Vũng Tàu công tác trong ngành dầu khí. Theo cô thì “sống riêng em thấy thoải mái hơn, vì mình tự do và không va chạm.

Hơn nữa, thời buổi hiện đại, việc chiều mẹ chồng của các nàng dâu không còn quan niệm như trước nữa. Nhiều mẹ chồng rất “thoáng”. Các bà đã có “ông” chiều rồi”. Đó là lý do của đa số các cô dâu mới khi xây dựng tổ ấm độc lập ở nơi “đất lành chim đậu”.

“Nói là sẽ sống riêng, nhưng em vẫn giữ mối quan hệ tốt với gia đình nhà chồng. Mai này bố mẹ già, em sẽ mời các cụ vào sống với vợ chồng em. Sống riêng không có nghĩa là tách bạch, đó với là dâu ngoan”, Hương Lan nói.

Còn đối với cô dâu Mai Phương thì cho biết: “Gia đình chồng em có nếp cho con sống độc lập nhưng tụ họp quây quần trong dịp cuối tuần. Đến gặp nhau không phải là mâm cao cỗ đầy mà để giữ nề nếp gia phong đoàn kết thương yêu nhau, để tìm về cội nguồn. Đây cũng là một nếp sống văn hoá. Đến nhà bố mẹ chồng, trẻ con được chơi bời thoả thích thăm ông bà, mọi công việc của gia đình đều được bàn bạc công khai”. Cô nói vui: “Được ăn được nói, được gói mang về tội gì mà không đến”.

Xem thêm:

Đối với Hồng Thuỷ, mọi việc lại không êm đẹp như thế. Thuỷ kể: “Ngay từ đầu, tụi em thương yêu nhau mà gia đình nhà chồng không đồng ý, cấm cản đủ đường. Hôm nay cưới nhau rồi em vẫn còn giận nhà chồng lắm. Em nhất quyết bắt chồng em phải sống riêng, không nhờ vả “ổng, bả” gì hết”.

Chồng của Thuỷ bảo: “Em vẫn thuyết phục vợ em sau ngày cưới nên về sống với bố mẹ cho vui. Những ngày đầu thấy khó thở, nhưng ở sẽ dần hiểu nhau, mẹ con sẽ thương yêu nhau. Căn bản sống tốt với nhau từ trong lòng”…

Có thể nói trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều đôi vợ chồng trẻ chọn cuộc sống riêng tư, độc lập, không phụ thuộc vào bên vợ hoặc bên chồng.

Trước hết về cơ bản các gia đình vợ chồng trẻ ngày nay không phụ thuộc vào kinh tế, có thể tạo dựng một cuộc sống độc lập. Hơn nữa nhu cầu về vật chất cũng khác biệt với thế hệ trước. Ngoài ra các cô gái trẻ không chuẩn bị kỹ càng về tề gia nội trợ, tâm lý lo ngại không hoà hợp với đại gia đình nhà chồng vẫn luôn thường trực. Đó là chưa kể đến nhiều người bị chi phối bởi mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.

Trong thực tế, không ít trường hợp mối bất hoà bắt nguồn từ mối quan hệ giữa nàng dâu và gia đình nhà chồng, đặc biệt là nàng dâu mẹ chồng. Đây là nguyên nhân làm rạn nứt hạnh phúc của lứa đôi.

Dâu, rể đều là con

Tuy nói như vậy không có nghĩa là ở gia đình nào mối quan hệ với cô dâu mới cũng khó khăn và phức tạp. Có nhiều gia đình tam đại đồng đường vẫn sống chung với nhau hoà thuận, người ngoài nhìn vào khó có thể phân biệt đâu là dâu, đâu là con gái.

Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh ở phường Long Hương, thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trước khi kết hôn, chị Hạnh cũng đã từng lo lắng, băn khoăn khi phải về làm dâu một gia đình đông con.

Đúng là thời gian đầu mới về nhà chồng cũng gặp không ít khó khăn để có thể hoà nhập với gia đình nhà chồng. Song có một điều chị luôn tâm niệm là hãy sống chân thành yêu thương và giữ gìn gia phong, không phân biệt nhà chồng nhà vợ.

Gia đình nhà chồng có 7 người con, chồng chị là con út, nhưng chị vẫn tự nguyện nhận trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già.

Vốn là người chu đáo, chị Hạnh không chỉ biết chăm sóc cha mẹ chồng từng bữa ăn giấc ngủ, mà còn hiểu và cảm thông với tính khí thất thường của người già.

Thương cô con dâu hiếu thảo, bà mẹ chồng không đòi hỏi “yêu sách” gì. Bà thương chị Hạnh như con đẻ. Có miếng ngon, vật lạ bà cũng để dành cho nàng dâu út.

14 năm làm dâu, chị Hạnh luôn giữ đạo hiếu dâu con thảo hiền chưa bao giờ xảy ra điều gì. Mẹ chồng rất tự hào về chị với xóm giềng. Khoảng cách mẹ chồng nàng dâu hoàn toàn xoá bỏ.

Chị tự hào: “Sống chung với bố mẹ chồng nhiều điều tiện lợi. Con cái đã có ông bà trong nom. Đừng bao giờ “ám thị” về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu cả. Phải sống thật, có nghĩa, có tình, chân thành và hiếu thảo, coi bố mẹ chồng như bố mẹ của mình. Dâu, rể cũng là con của gia đình”.

VỢ CHỒNG LỤC ĐỤC VÌ…RA Ở RIÊNG

Ra ở riêng là mong muốn của nhiều cặp vợ chồng chung sống cùng bố mẹ, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là biện pháp tuyệt vời nhất.

Lấy chồng đã 2 năm nay, lại ở cùng nhà chồng nên chị Linh thường tỏ ra không vui vẻ: “Có ai sung sướng khi ở với nhà chồng được đâu, đi đâu, làm gì cũng toàn phải giữ ý, không chỉ lúc mới về nhà chồng mà ngay cả khi đã làm dâu nhiều năm đi chăng nữa. Nhiều chuyện xích mích trong gia đình cũng chỉ vì ở chung mà ra. Cứ giữ mãi trong lòng, ấm ức không dám nói. Tôi cố gắng làm cũng chỉ mong tích góp được chút để ra ở riêng”.
Đúng như mong muốn của chị, sau hai năm, vợ chồng chị đã mua được một căn hộ tập thể, tuy hơi cũ một chút, nhưng nó là niềm mơ ước của chị Linh. Cuộc sống thoải mái, không gò bó, không phải giữ ý với nhà chồng khiến chị cảm thấy thích thú. Thế nhưng, chỉ được 3 tháng sau khi ra riêng, vợ chồng chị thường xuyên xảy ra lục đục.

Xem thêm: Vợ Của Park Ji Sung – Top 19 Park Ji Sung Và Vợ Hay Nhất 2022

“Không ở cùng bố mẹ, vợ, chồng đều đi việc riêng thoải mái, nhiều hôm lại nhờ ông bà đón con, cho cháu ăn giùm. Rồi những ngày con ốm, sốt, hoặc như đợt rét vừa qua, không có ai trông, tôi đành phải nghỉ việc. Lúc bấy giờ mà còn ở với bố mẹ thì thì hai cụ đỡ đần được bao nhiêu việc”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *