Nông dân An Thủy được mùa dưa nhờ tránh sóng

*

*

Đoàn chúng tôi về thăm người dân vùng ven biển xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre vào những ngày cuối tháng 11 năm 2013. Những cơn gíó chướng từ biển thổi vào mang theo hương vị nồng nàn của biển cho chúng tôi cảm giác thật dễ chịu. Lối đi hẹp giữa hai rừng dưa hấu trải dài đang mùa cho quả, đưa chúng tôi tiến dần ra bờ biển. Những bác nông dân hiền lành, chất phát đang chăm sóc rẫy dưa ngước mắt dõi theo chúng tôi những cái nhìn thật thân thiện.

Đang xem: Những Câu Chuyện Lạ Bến Tre

*

Bờ biển dần hiện ra với những chiếc tàu ngoài khơi xa và những bọt sóng trắng xóa đang hì hục tiến vào bãi cát. Những chiếc chòi canh nghêu nằm trơ vơ trên bãi mặc cho sóng tràn dưới chân. Mấy con chim nhạn thỉnh thoảng sà xuống đốp cá rồi lại bất chợt chao cánh lao vút lên tránh con sóng đang vùn vụt lao vào bờ. Một bức tranh tuyệt đẹp đang làm chúng tôi bàng hoàng, những máy ảnh liên tục lia lên như muốn thu gọn khoảng trời bình yên kia vào bức ảnh tuyệt tác của thiên nhiên đang bày ra trước mắt.

*

Quay đầu nhìn lại chúng tôi bất chợt bắt gặp những hình ảnh hoàn toàn trái ngược, những cánh rừng trơ trọi, những hàng rào không mấy kiên cố được dựng lên bằng những thân cây tre, cây tràm, cây so đủa, cọng lá dừa nước … bao quanh những rẫy dưa đang vào mùa cho trái. Màu xanh của rẫy dưa ở đây không giống như màu xanh của rẫy dưa trên đường chúng tôi qua lúc nãy, hình như ít xanh hơn và thậm chí còn ngã màu hơi vàng.

*

Mấy bác nông dân đang chăm sóc rẫy dưa cho chúng tôi biết : “ Cái hàng rào đó được làm để chắn nước tràn cuốn trôi dưa của chúng tôi đó mấy cô chú ơi! Mấy năm nay nước tràn dữ lắm, năm nào cũng làm hư dưa của chúng tôi; tiền của đỗ ra chỉ một đêm bị mất sạch cho nên phải giữ , ngặt nổi tiền đâu ra để làm đê chắn sóng kiên cố nên năm nào cũng phải làm hàng rào thế này, may thì giữ được chút nào hay chút nấy vậy thôi!”

*

Tâm sự với người dân: “ Biết rủi ro như thế sao các bác vẫn trồng?” – Không trồng thì lấy gì mà sống; mảnh đất này ông cha chúng tôi đã sống bao đời nay, bom đạn tàn phá, chết chóc vậy chứ vẫn bám rừng, bám rẫy mà sống, mà giữ gìn từng tất đất ngọn rau, nay hòa bình rồi không sợ bom đạn nữa, chỉ sợ nước dâng làm sạt lở đất đai, hoa màu của bà con chúng tôi rồi cái nghèo nó đến, con cháu chúng tôi không được học hành mà thôi”. “ Thế bây giờ các bác mong ước nhất điều gì ?”. “ Ước gì chúng tôi được Nhà nước hoặc tổ chức nào đó đầu tư cho chúng tôi cái đê chắn sóng kiên cố để bảo vệ rẫy dưa và mấy con đường để con cháu chúng tôi đến trường vào mùa nước ngập mà không sợ nguy hiểm vì phải lội qua mấy khúc đứt”. “ Thế còn vốn thì sao?”. “ Cái đó thì chúng tôi cần nhứt đó chớ. Mấy năm rồi dưa trôi hết, con cá con tôm thì thất bát, chúng tôi không còn vốn để đầu tư trồng mới, vay nợ ngân hàng riết rồi họ cũng không cho nữa vì sổ đỏ chúng tôi cầm cố hết rồi”

*

*

Năm nay may mưa bão không đến, nước không ngập nên dưa trúng mùa. Nhìn cảnh xuồng ghe tấp nập, những đống dưa mũm mĩm chất cao, ánh mắt các bác nông dân reo vui, cô thôn nữ e ấp nụ cười dưới vành nón lá, đoàn em thơ râm ran câu chuyện trên đường đến trường làng, chúng tôi thật xúc động. Thầm mong cho ngày mai một con đê chắn sóng kiên cố sẽ được dựng lên để cuộc sống lam lũ của người dân nơi đây bớt đi nỗi nhọc nhằn cơ cực, để bức tranh quê biển và hình ảnh những con người chất phát đang ngày đêm bám đất, giữ rừng sẽ luôn sinh động và tươi đẹp mãi.

Xem thêm: Khám Phá Những Ngôi Nhà Nhỏ Nhất Thế Giới, Những Ngôi Nhà Nhỏ Nhất Thế Giới

Người dân Bảo Thạnh cần vượt qua sóng gió để vươn lên trong cuộc sống

*

Bờ biển hiện giờ đã lùi vào gần 1km so với vị trí cũ của những năm 2000, những gốc cây còn sót lại vẫn trùi trũi nhô lên trên mặt biển như cố đương đầu với từng con song dữ để bảo vệ đai bờ, nhưng hình như mọi cố gắng của chúng đều trở nên vô hiệu, vì vậy chúng cứ như ngày càng lùi xa dần ra phía biển trông thật tội nghiệp.

*

Trụ sở của Ban quản lý Hợp tác xã Bão Thuận được xây dựng vào khoàng năm 2007, ở vị trí cách bờ biển đến gần trăm mét, phía trước trụ sở là con đường cặp biển với hàng phi lao vi vút vươn mình đón từng cơn gió đến từ biển Đông, một chiếc cầu kiên cố mới được xây dựng phía trên trụ sở Hợp tác xã để nối liền con đường ven biển, cảnh quang ngày ấy trông thật đẹp, thật nên thơ và lãng mạn . Chính vì vậy tại đây một quán ăn đã được dựng lên bên cạnh trụ sở Hợp tác xã để vừa làm nơi tiếp khách, vừa phục vụ quí khách có nhu cầu ẫm thực nhầm quảng bá sản phẫm và tăng thu nhập cho cộng đồng ; thậm chí Ban chủ nhiệm Hợp tác xã còn có ý đồ xây dựng nơi đây trở thành khu du lịch sinh thái biển, để du khách và cộng đồng được đến đây vui chơi, ăn uống …

*

Quán lá phục vụ ẫm thực cho khách du lịch của HTX Bảo Thạnh

Thế nhưng bây giờ trụ sở Hợp tác xã đã nằm chơ vơ trên bãi biển bên cạnh chiếc cầu xây dựng còn dở dang không được xây tiếp vì sóng đã cuốn trôi mất con đường vào cầu và mố cầu rồi!

*

Trụ sở BQL HTX Thủy sản Bảo Thạnh

*

Cây cầu bắt dở dang với mố cầu sạt lở tại Bảo Thạnh

Sân nghêu của Hợp tác xã cũng đang bị thu hẹp dần vì xoáy lở mất đất, rừng trồng cũng đang bị cuốn trôi, những vuông tôm dưới tán rừng, những rẫy dưa hấu còn sót lại khu vực ven biển vẫn ngày đêm phập phồng lo sợ . Cuộc sống của người dân nơi đây thật bấp bênh, nhưng nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ cho từng bữa ăn hoặc ngôi nhà chung để tránh trú bão thì vẫn chưa giúp người dân nơi đây thoát khỏi cảnh cơ cực.

*

Nhà tránh trú bão ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thạnh

Vì vậy, mong mõi của chánh quyền và người dân nơi đây là làm cách nào có thể xây dựng được một con đê chắn sóng kiên cố để ngăn chặn sự tàn phá khốc liệt của sóng, gió, nước tràn, xoáy lở… đang ngày đêm diển ra và ngày càng trở nên hung tợn hơn . Có như thế để người dân nơi đây mới được yên tâm bám trụ sản xuất, hướng đến thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm:

*

Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng tại Bảo Thạnh

Những trăn trỡ của chánh quyền và người dân địa phương đã trở thành nỗi băn khoăn của chúng tôi trên suốt chặng đường còn lại. Qua bài viết này tôi muốn gửi đến các bạn sự sẻ chia và đồng cảm với đồng bào của một vùng đất nghèo ven biển để mong tìm được sự chung tay góp sức của mọi người như lời Bác Hồ đã dạy: “ ham muốn tột bựt của tôi là làm sao để mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc , ai cũng được đi lại, học hành…”, để người dân Bão Thạnh sớm thoát nghèo và vươn lên trong cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *