Đây là một trong những nhân tài của Đại Việt, sinh năm Mậu Tý, đỗ trạng nguyên khi mới 22 tuổi.

Đang xem: Cậu bé chết đi sống lại

*

Câu 1: Trạng nguyên nào dưới đây sinh năm Mậu Tý (1468)?

Vũ DuệVũ HữuVũ Phương ĐềNguyễn Bỉnh Khiêm

Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, Vũ Duệ sinh năm Mậu Tý (1468). Ông đỗ trạng nguyên năm 22 tuổi, dưới thời vua Lê Thánh Tông.

*

Câu 2: Căn bệnh khiến ông từng chết đi sống lại?

Lao phổiPhongĐậu mùaDịch hạch

Năm 4 tuổi, Vũ Duệ bị bệnh đậu mùa, đã chết lả đi. Cha mẹ tưởng con chết thật, vì nghèo, không có tiền mua quan tài, phải bó thây bằng chiếu buồm, bỏ ở ngoài hiên, sáng sớm hôm sau đưa đi chôn. Hôm sau, trời bỗng nổi cơn mưa, người thân nghe thấy trong chiếu có tiếng khóc, cậu bé sống lại.

*

Câu 3: Ông quê ở tỉnh nào?

Bắc NinhPhú ThọThanh HóaNghệ An

Vũ Duệ tên là Vũ Nghĩa Chi (có tài liệu ghi Vũ Nghĩa Chí), sau đổi tên Vũ Duệ. Ông là bậc danh thần tiết nghĩa, cũng là nhà thơ có tiếng đời Lê. Ông người làng Trình Xá, huyện Sơn Vi, tỉnh Sơn Tây (Phú Thọ ngày nay), đỗ trạng nguyên niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490), khi mới 22 tuổi.

*

Câu 4: Câu chuyện nào cho thấy tính ham học của Vũ Duệ?

Bắt cá đổi chữLấy sân làm bảngLấy than làm phấnVừa trông em vừa đi học

Vũ Duệ vốn thiệt thòi hơn các bạn đồng trang lứa, vì nhà nghèo, không được đi học. Hàng ngày, cậu phải trông em, lo cơm nước để cha mẹ làm đồng. Vũ Duệ rất sáng dạ và ham học. Mỗi buổi sáng, khi thầy đồ bắt đầu dạy chữ, cậu cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe giảng bài. Gần một năm, cậu bé rất mực chuyên cần, ngày ngày tới lớp học ké. Nhờ trí thông minh, ham học, ông được thầy nhận cho học ké.

*

Câu 5. Chức quan Vũ Duệ từng nắm giữ?

Thượng thưTể tướngÁn sátTri phủ

Sau khi thi đỗ, Vũ Duệ làm Tham chính trấn Hải Dương. Đến đời vua Lê Chiêu Tông, ông được thăng chức Thượng thư Bộ Lại, kiêm Đông các đại học sĩ, tước Trình khê hầu.

*

Câu 6: Khi nhà Lê suy vong, Vũ Duệ làm gì?

Tuẫn tiếtTừ quan ở ẩnTheo nhà MạcVề quê mở trường dạy học

Vũ Duệ tính cương trực, thẳng thắn, vua Lê rất tin dùng, các quan đồng triều ai cũng kính nể. Khi nhà Lê suy vong, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, dụ ông ra làm quan, Vũ Duệ đeo ấn tín rồi tuẫn tiết. Năm 1666, vì cảm kích trước lòng trung nghĩa của Vũ Duệ với nhà Lê, vua Lê Huyền Tông cho dân làng lập đền thờ, tặng lá cờ thêu “Tiết Nghĩa Từ” treo ở đền thờ ông.

Xem thêm:

*

Câu 7: Trạng nguyên Vũ Duệ có 2 bài thơ hiện còn lưu ở đâu?

Thanh HóaBắc NinhPhú ThọLạng Sơn

Bút tích của Vũ Duệ hiện còn lưu ở lăng mộ Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (1421-1490), mẹ vua Lê Thánh Tông ở khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Lam Sơn (Thanh Hóa).

Danh tướng tuổi Bính Tý – đại thần của 4 triều vua Lê

Ông là khai quốc công thần của Lê Lợi, có công đánh đuổi quân Minh xâm lược. Ông từng phò tá 4 triều vua Lê, giúp dẹp trừ phản loạn, ổn định đất nước.

*

Danh y tuổi Canh Tý bỏ quan trường, bốc thuốc chữa bệnh cứu người

0 7

Ông sinh năm Canh Tý, có công tìm ra nhiều bài thuốc hay, chữa được bệnh hiểm nghèo cho người dân.

*

Triều đại nào có 4 vua tuổi Tý?

0 5

Đây là triều đại duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam có 4 vua sinh vào các năm Tý.

Xem thêm: Bay Loi Bai Hat – Những Bài Hát Hay Nhất Của Thu Minh

*

Hai cha con vua Trần cùng tuổi Tý độc nhất sử Việt

0 1

Lịch sử phong kiến Việt Nam ghi nhận trường hợp độc đáo khi cả 2 đời vua liên tiếp, cũng là cha con đều sinh năm Tý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *