Cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước sẽ có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong bài thơ này mà Kiến Guru muốn sẻ chia với các bạn học sinh đang muốn tìm hiểu thêm cảm nhận về tác phẩm nay.

Đang xem: Bài thơ 'bánh trôi nước' do ai sáng tác?

Tác phẩm là một trong những bài thơ nổi tiếng lưu lại tới tận bây giờ của thi sĩ Hồ Xuân Hương – người được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Bài thơ Bánh trôi nước vừa thể hiện vẻ đẹp và số phận người phụ nữ ở trong xã hội cũ, đồng thời với đó cho thấy được tấm lòng nhân văn đầy cao cả của bà: dành niềm yêu thương, trân trọng người phụ nữ.

I. Tìm hiểu chung để đưa ra cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước

1. Tác giả

– Hồ Xuân Hương (1772-1822) sinh ra tại Nghệ An.

– Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ rất nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

– Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

2. Tác phẩm

– Thơ Hồ Xuân Hương thường được viết theo phong cách thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú.

– Những tác phẩm nổi tiếng: Thơ tự tình, Canh khuya, Lấy chồng chung, Đánh đu, Đánh chồng.

Bài thơ Bánh trôi nước là một trong rất nhiều tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng và đặc sắc của tác giả, bà mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để kín đáo thể hiện thân phận bị phụ thuộc, nhưng phẩm giá lại cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Xem thêm: Teen Xinh Hà Nội Khoe Ngực Đẹp Giải Nhiệt Mùa Hè, Gai Ha Nội Diên Bikini

*
*
*
*

Hình: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

=> Từ những câu thơ đầu, bà khẳng định về vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, một vẻ đẹp hiền từ, phúc hậu. Lời khẳng định cũng cho thấy rằng bà rất có ý thức về giá trị của chính mình nói riêng và của bao người phụ nữ trong xã hội ấy nói chung.

+ Số phận: long đong, lận đận, chìm nổi, sống phụ thuộc và không có quyền quyết định cuộc đời mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

 Lẽ ra với vẻ đẹp trắng trong như thế, nàng hẳn phải có một cuộc đời sung sướng. Nhưng lại không, cuộc đời của nàng phải trải qua quá nhiều vất vả, phiêu dạt, chìm nổi đâu chỉ một lần giữa cuộc đời rộng lớn dù là phận nữ nhi:

=> Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng nhưng phải chịu nhiều khổ cực, gian truân cho ta nhiều cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước hơn.

+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, một lòng thuỷ chung, son sắt:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

=> Dù cuộc đời có đẩy đưa như thế nào thì phẩm chất của người phụ nữ vẫn trong sạch, đầy cao quý và cũng là lời thách thức với thế lực xấu xa, tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống cơ bản và nhân phẩm cao quý của người phụ nữ.

III. Kết luận về cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước

1. Nghệ thuật

– Thể thơ độc đáo thất ngôn tứ tuyệt

– Các nghệ thuật tu từ được sử dụng linh hoạt như so sánh, đảo ngữ,…

– Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị nhưng mang nhiều lớp nghĩa

– Sử dụng thành ngữ và mô-típ dân gian.

2. Nội dung

Bài thơ Bánh trôi nước dưới ngòi bút nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác viết nên thân phận và cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến một thời. Đọc bài thơ của bà, ta cảm thấy thương thay cho số phận lênh đênh, đau khổ, rẻ rúng của thân gái nhỏ bé nhưng cũng lại vô cùng cảm phục và trân trọng vẻ đẹp son sắt, thủy chung, đáng quý của họ.

Xem thêm:

Với những cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước ở trên chắc chắn sẽ đọng lại trong bạn những cảm xúc riêng về một tác phẩm điển hình nhắc đến người phụ nữ xưa. Bài thơ dù ngắn vỏn vẹn trong bốn dòng nhưng phát biểu cảm nghĩ bài thơ Bánh trôi nước hẳn nhiên là nhiều hơn thế. Nếu muốn có thêm những tư liệu tham khảo về bài thơ và tìm kiếm nhiều hơn dòng cảm xúc để viết hay để đọc cho nghiền ngẫm bài thơ hơn thì các bạn tìm tải app học tập Kiến Guru ngay nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *