review sáchreview sách kiếm tiềnviết cảm nhận sáchviết cảm nhận sách kiếm tiềnviết review sáchviết review sách kiếm tiền

 

Yasushi Kitagawa – tác giả nhận được sự yêu mến của học sinh, sinh viên và được khuyên đọc bởi hội phổ biến đọc sách Nhật Bản (NPO) sau khi đặt dấu ấn ở nhiều tác phẩm như “Cửa tiệm của những lá thư”, “Cuộc hẹn bình minh”, “Nếu ngày mai không bao giờ đến”, … ông tiếp tục ra mắt cuốn sách “Những lá thư đến từ tương lai” giúp thay đổi cái nhìn của độc giả về học hành – điều mà bấy lâu nay luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Đang xem: Những lá thư đến từ tương lai

*

Cuốn sách xoay quanh nhân vật chính là cô học sinh lớp 11 Uchia Waka đang đứng giữa hai lựa chọn: học lên đại học hay đi làm?

“Phải học tiếp chứ, nhưng mình không có chút tinh thần nào cả…” – Uchi Waka –

Vậy là từ đây cuộc hội ngộ qua những bức thư cùng vị Quán chủ bí ẩn đã bắt đầu. Xuyên suốt câu chuyện là 10 bức thư ứng với 10 bài học mà Uchia Waka nhận được để tạo cảm hứng và quyết tâm trong việc học. Từ đó quan niệm của cô về việc học và tương lai cũng thay đổi hẳn…

Tuổi 17 với nhiều băn khoăn, và thay đổi trong suy nghĩ luôn là điều mà ai cũng đã một lần trải qua trong suốt hành trình của cuộc đời. Bước qua những bước ngoặt, thử thách và khó khăn, để tìm ra bản thân mình và ngày một trưởng thành hơn. Thật tuyệt vời làm sao nếu trên bước đường đó, bên cạnh ta có một người có thể sẻ chia, dẫn lối và đưa ra những lời khuyên giúp ta bình tâm và tự tin hơn. Giới thiệu với bạn đọc cuốn sách này, tôi hi vọng đây sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên bước đường quan trọng này.

Chúng ta thường nghe những người lớn xung quanh nói rằng:

“Phải học vì tương lai”

Thế nhưng chính người nói cũng chưa chắc lí giải được tại sao phải học vì tương lai. Dù rằng họ không biết, nhưng từ nhỏ đã luôn được dạy như vậy, nên bất giác họ cũng có suy nghĩ đấy. Nhưng nơi nào đó trong lòng họ hẳn vẫn băn khoăn: “Học hành tử tế, đỗ đạt vào một trường đại học danh giá, có một công việc ổn định. Nhưng như vậy đâu có nghĩa là hạnh phúc ? ”

Hay trong các cuốn sách của những người thành công vẫn thường có một số câu nói đại khái như sau:

“Không học giỏi trên lớp cũng không sao cả, không giỏi tương lai vẫn có thể thành công”

Xếp hạng học lực trên lớp chưa chắc đã là xếp hạng thu nhập của mọi người ba mươi năm sau. Và càng không phải là xếp hạng hạnh phúc. Nhưng có lẽ mọi người vẫn nghĩ thà học còn hơn nên mới dùng từ: “Vì tương lai”.

Nhưng việc học hành có phải là thứ: “có làm cũng vô ích thôi”? Liệu rằng bạn cũng đang băn khoăn tìm lời giải cho câu hỏi này? Nếu vậy đây thực sự là cuốn sách bạn nên đọc.

Xem thêm: Tinh Dầu Bio Oil Trị Sẹo Rỗ, Tinh Dầu Bio Oil 60Ml Của Úc

Dù vậy có lẽ đã đoán trước đây không phải là điều duy nhất độc giả băn khoăn. Cuốn sách lại đưa đến những câu hỏi khác mà tôi thực sự ngạc nhiên và hứng khởi. Tại sao cách lí giải đó lại tự nhiên và hợp lí đến vậy. Đó là ngay cả khi ta quyết tâm bắt tay vào học, nhưng cuối cùng lại chẳng kéo dài được bao lâu. Có lẽ việc bắt đầu một điều gì đó luôn dễ dàng hơn là duy trì nó. Cũng từ đây tác giả đề cập đến “lẽ sống của cuộc đời ?”, “mình sống trên đời vì điều gì?”. Nói đến đây hẳn nhiều người sẽ thấy không có sự liên quan. Nhưng nó vẫn có thể móc nối đến nhau. Trong chúng ta không phải ai cũng có lẽ sống cho đời mình. Nó không phải là điều dễ dàng tìm được, lại càng không phải thứ sinh ra đã có. Nhưng nếu đó không phải là thứ chỉ tồn tại duy nhất thì sao? Liệu ta còn băn khoăn tìm ra chỉ một đáp án. Học tập cũng vậy, ta nên bắt đầu với những trang văn dày đặc hay các phép toán đây, còn hàng đống từ vựng tiếng anh, … vậy còn những mốc lịch sử nên để sau sao? Cứ nghĩ đến đây, ta lại chẳng biết nên bắt đầu từ đâu là đúng, cũng như lẽ sống nên đặt ra từ đâu.

*

Vậy mà khi đọc “Những lá thư đến từ tương lai” tôi lại ngộ ra rằng: Sự thật là chẳng có gì là tuyệt đối, và chắc chắn cả, vậy ta đâu cần mãi quanh quẩn với suy nghĩ tìm ra chúng. Hãy thay đổi với suy nghĩ rằng mỗi ngày ta đang sống đều vì những điều tốt đẹp hơn, và mỗi ngày mới đến hãy tìm cho mình một lí do sống từ những điều giản đơn. Học tập cũng vậy, nếu cứ giữ suy nghĩ bắt tay vào học ngay nào rồi ta sẽ nhanh chóng trở nên giỏi giang và thành công thì không lâu sau suy nghĩ đó cũng vùi dập chính ta mà thôi. Thật tình là vậy. Hãy bắt tay vào thực hiện và hoàn thành một điều dù nhỏ bé, vì bạn sẽ không ngờ rằng chính nó sẽ khiến ta có động lực để tiến đến những việc tiếp theo. Và ngay cả khi ta thất bại quay trở về thì cũng thật vui vẻ vì ta cũng đã hoàn thành một việc rồi đó sao. Bởi ngay khi ta bắt đầu cảm thấy mình đã học thuộc vài trăm từ vựng và rất thỏa mãn vì điều đó, nhưng lại biết rằng mọi người còn có thể học 2000 từ một ngày. Cảm giác đó thật nặng nề, và việc học cứ như là một việc “phải làm” để đạt được điều gì đó chứ không thúc giục ta “nên làm” chút nào. Đổi lại khi bắt đầu với một bài đọc hiểu, hãy thử đọc nó lên, tiếng anh không phải vốn là một ngôn ngữ sao, hãy đối thoại với chính mình, hoặc đọc to nó lên. Nhưng đừng coi đây là một bài học hãy xem như đây chính là ý kiến của bản thân mà suy nghĩ xem mình phải nói như thế nào, trình bày ra sao để người khác có thể hiểu được. Lặp đi lặp lại cho đến lúc thuộc làu sẽ khiến bạn cảm thấy thật lạ kì vì những điều mình nhận được.

Và thực sự có những lúc chúng ta quên mất rằng: học hành cũng là một quyền. Có những người chưa thể có được nó, rất nhiều nơi trên thế giới họ vẫn đang nghĩ về nó như những ước mơ. Chính vì thế chúng ta cần “trân trọng quyền học tập của mình”. Đó cũng là thông điệp tác giả gửi gắm đến bạn đọc. Hãy dùng nó để rèn giũa bản thân trở thành người có thể mang lại hạnh phúc cho chính mình và những người khác. Thông qua học hành mà ngày càng hoàn thiện bản thân. Học ở đây không chỉ giới hạn dưới mái trường mà là sự quan sát, lắng nghe, cảm nhận mọi thứ trên cuộc đời này.

Xem thêm: 'Soi' 5 Xe Mini Giá Mềm, Đáng Mua Nhất Ở Việt Nam, Mua Bán Xe Ô Tô Mini Giá Rẻ 06/2022 Tại Toàn Quốc

Nhiều người đã cảm thấy tiếc nuối khi không bắt gặp cuốn sách ở tuổi mười bảy, nhưng bản thân tôi lại cảm thấy dù không phải tuổi mười bảy cũng không sao cả. Dù không phải hôm nay nhưng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, ta có dịp hội ngộ với nó, thì đây vẫn là một dịp trải mình đáng quý: một dịp để trải nghiệm những lời dẫn lối tuổi 17 – một dịp nghiệm lại chính mình sau những năm tháng đã qua. Và biết đâu chính ta cũng có thể trở thành một Quán chủ, người có thể giúp ai đó trong cuộc đời này có thể tin tưởng vào học hành.

Thay lời tác giả: “Từ tận đáy lòng mình, tôi hy vọng cuộc hội ngộ với cuốn sách này sẽ trở thành một cuộc gặp gỡ quý giá không gì đánh đổi được trong cuộc đời bạn” -Yasushi Kitagawa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *