1. Ngồi xếp bằng

Tư thế ngồi xếp bằng hay còn gọi là ngồi khoanh chân thì quen thuộc với các bạn quá rồi nhỉ? Bạn chỉ cần ngồi khoanh chân, thẳng lưng, hai tay thả lỏng trên đầu gối hoặc bắt ấn Tam muội theo như mô tả ở hình vẽ dưới đây:b1

*

b2

*

b3

*

Tư thế này dành cho người mới tập thiền hoặc người có vấn đề liên quan tới chân mà không thể ngồi bán già hay kiết già được. Do càng lớn tuổi, xương và cơ càng cứng nếu không luyện tập yoga hay thể dục thể thao thường xuyên nên chúng ta phải làm cho cơ chân giãn ra thì mới ngồi bán già và kiết già được. Còn như cháu của Chap, mới được 5, 6 tuổi mà ngồi vắt kiết già ngon lành vì xương khớp và cơ của trẻ con như bạn í rất mềm dẻo và linh hoạt mà. Nếu bạn còn khả năng thì tốt nhất là nên luyện tập các tư thế kia và chỉ coi tư thế xếp bằng này là tạm thời trong quá trình bạn chưa ngồi được bán già và kiết già. Bởi khi ngồi khoanh chân bình thường, cột sống của bạn dễ bị trùng xuống và bạn dễ bị ngả về trước, khiến việc tập trung khi thiền bị phân tán.

Đang xem: Tư thế ngồi thiền kiết già

*

2. Ngồi bán già

Ngồi bán già là cách ngồi gác một chân lên bắp vế chân kia. Chỉ ngồi tư thế này thôi thì bạn đã giữ cho cột sống của bạn thẳng thắn, không dễ bị nghiêng ngả những lúc bạn thiền sâu. Thế nhưng tư thế này vẫn chưa mang lại nhiều tác dụng như tư thế kiết già.

Tư thế này thì cũng khá là dễ thực hành nếu chân bạn chưa quá cứng. Trước khi ngồi, bạn tập một vài động tác khởi động nhẹ cho cơ đùi, háng và cổ chân là có thể vắt lên được. Thế nhưng, ngồi lâu ở tư thế này cũng khá là mỏi và tê chân đó. Song đừng vì thế mà nản chí nhé vì chúng ta còn phải luyện được tư thế khó khăn hơn mà mình sẽ giới thiệu sau đây cơ. Đó chính là tư thế kiết già.

*

3. Tư thế kiết già

Tư thế kiết già (hay còn gọi là tư thế hoa sen) là tư thế thích hợp nhất cho việc ngồi thiền. Để ngồi được kiết già, ban đầu bạn ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, các bạn dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời. Đọc vậy thôi nhưng vì chân của những người trưởng thành như mình cứng rồi nên rất khó khăn để có thể ngồi được tư thế này. Nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì tập luyện, vượt qua những đau đớn ban đầu nhưng đổi lại, nếu ngồi được, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích của tư thế kiết già đó. Như bạn Zen tuổi cao sức yếu rồi nên phải mất 3 tháng tập luyện thường xuyên mới vắt kiết già được ngon nghẻ.

Xem thêm:

*

Tập yoga thường xuyên là một phương pháp giúp cho các cơ trong cơ thể chúng ta được giãn nở, khiến quá trình tập luyện ngồi theo tư thế kiết già cũng được rút ngắn lại. Hơn nữa, yoga không những làm chúng ta có được thể chất khỏe mạnh mà cũng làm cho tinh thần của chúng ta vô cùng tỉnh táo và tập trung. Do đó, Chap coi thời điểm sau khi tập yoga là lúc thích hợp nhất để thiền thật sâu và thật sự, mình đã kiểm chứng được điều đó là hoàn toàn đúng.

Trên đây mình vừa giới thiệu với các bạn các tư thế ngồi thiền mà tùy theo thể lực và khả năng từng người thì bạn chọn tư thế phù hợp với mình. Một điều cần chú ý khi ngồi ở bất kể tư thế nào đó là bạn phải luôn luôn giữ lưng thật thẳng. Bởi khi thiền sâu sẽ có một dòng năng lượng đi từ cột sống tới não. Nếu ta gục xuống hay ủ rũ với lưng cong sẽ ngăn cản dòng năng lượng này, suy giảm hơi thở và giảm sự tập trung, tỉnh thức của tâm trí. Khi ngồi thẳng được, lưỡi bạn để chạm nhẹ vào hàm răng trên, bên trong. Tay phải chồng lên tay trái, để trên phần giao nhau của hai chân hoặc hai tay bắt ấn tam muội và để trên đầu gối. Mắt nhắm nhẹ nhàng (không quá chặt).

Xem thêm: Top 12 Cây Phong Thuỷ Phòng Làm Việc Cho 12 Con Giáp Giúp Tăng Tài Lộc

Khi ngồi thiền, bạn cũng phải thả lỏng và làm giãn các cơ trên cơ thể nhất là cơ mặt và cánh tay, không gồng mình, gắng sức ngoài việc giữ cho cột sống thật thẳng. Thực tế, khi cơ mặt và cơ bàn tay giãn mềm thì toàn thân bạn đã đủ thư giãn do hai cơ quan này là những vùng phản chiếu, có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *