Mỹ nhân luôn là đề tài nổi bật trong thơ ca, sách sử Trung Hoa. Vậy họ là ai? Qua bàn tay tài tình của các nghệ nhân thì trông họ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các mỹ nhân Trung Hoa cổ đại qua tranh vẽ trong bài viết dưới đây nhé!

Mỹ nhân Trung Hoa cổ đại qua tranh vẽ

Tây Thi

Vào thời Xuân Thu thuộc nước Việt, có một mỹ nhân Tây Thi tự Thi Di Quang, vốn là con gái của một người tiều phu nghèo. Nàng thường dệt vải ở núi Trữ La, ở núi này có hai thôn, thôn Đông và thôn Tây. Vì nàng ở thôn Tây nên có tên gọi là Tây Thi. Tương truyền trong sách sử nhân gian, Tây Thi đẹp đến mức “chim sa, cá lặn”, sự hiện diện của nàng làm cho cây cối nghiêng ngả, vạn vật đắm chìm. Trong một lần, nàng giặt đồ bên bờ sông, bóng nàng phản chiếu xuống mặt sông, cá nhìn thấy được nên say mê đến quên bơi mà lặn xuống đáy sông. Cái tên “Tây Thi Trầm Ngư” xuất hiện từ thuở đó, vẻ đẹp của nàng được người trong vùng xưng tụng.

Thuở đó, vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận trong trận đánh quyết tử với nước Ngô nên bị bên Ngô bắt làm con tin. Câu Tiễn trong lòng mang thù hận nên đã dùng “Mỹ nhân kế” do Văn Chủng hiến kế, đem dâng người đẹp để mê hoặc vua Ngô.Bạn đang xem: Tranh vẽ mỹ nhân trung quốc

Phạm Lãi tuân theo lời vua, âm thầm tuyển 2000 mỹ nữ, trong đó có Tây Thi. Trên đường sang nước Ngô, nàng và Phạm Lãi dần nảy sinh tình cảm nhưng không bộc lộ ra ngoài, Phạm Lãi vẫn trung thành một lòng giúp Câu Tiễn phục thù.

Anh hùng khó thoát ải mỹ nhân, Phù Sai – vua Ngô, bị mê hoặc bởi Tây Thi nên bỏ lỡ việc triều chính, ngày đêm cùng mỹ nhân đắm chìm trong xa hoa. Phù Sai sai lầm tín nhiệm Câu Tiễn không nghe theo Ngũ Tử Tư cùng tham vọng bá chủ thiên hạ nên ra quân đánh Tề làm hao tổn binh lính, thực phẩm. Thừa cơ hội đó, Câu Tiễn đánh úp và giành được chiến thắng, chiếm được Ngô, trả được mối thù năm xưa.

Đang xem: Tranh vẽ mỹ nhân trung quốc

*

Hình 1: Tranh vẽ Tây Thi

Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân tự Vương Tường, là con gái trong một gia đình thường dân ở Hồ Bắc. Vào khoảng năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế, nàng được tuyển vào nội cung vì quá xinh đẹp. Sau khi vào cung, lấy tên là Vương Chiêu Quân, nàng không chỉ sở hữu nhan sắc tuyệt trần mà còn thông thạo cầm, kỳ, thi, họa đặc biệt là tài gảy đàn tỳ bà. Tương truyền rằng, năm đó Hán Nguyên Đế có số phi tần quá đông nên buộc họa sĩ phải vẽ lại chân dung các cung phi để dễ bề lựa chọn. Vì không đút lót nên họa sĩ cố tình vẽ Chiêu Quân xấu xí nên không được hoàng đế để ý đến. Cho đến khoảng vào năm 33 TCN, thủ lĩnh Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An vì lòng thần phụ nhà Hán nên đề nghị muốn trở thành con rể của Hán Nguyên Đế. Hoàng đế ban cho Hô Hàn Tà 5 cung nữ thay vì gả công chúa cho y, tuy nhiên không ai tình nguyện đi theo vì sợ xa xứ. Duy chỉ có Vương Chiêu Quân tình nguyện đi theo Hô Hàn Tà. Nguyên Đế thấy nàng xinh đẹp nên đâm ra hối tiếc, tìm ra chân tướng năm xưa họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ không đúng chân dung bèn đem xử trảm y. Gọi nàng là “Mỹ nhân lạc nhạn” vì trong lần đi qua hoang mạc, lòng nàng u buồn vì phải xa quê hương nên đàn lên “Xuất tái khúc”. Trong lúc đó, một con ngỗng bay ngang trời, nghe thấy được tiếng đàn u oán nên ruột gan đứt đoạn và sà xuống đất. Nàng không chỉ là mỹ nhân tài sắc vẹn toàn mà còn là người duy trì nền hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô đến 60 năm, giúp nước nhà thoát khỏi kiếp binh đao.

*

Hình 2: Tranh vẽ Vương Chiêu Quân.

Xem thêm: Niall Horan Chính Thức Lên Tiếng Về Tin Đồn Hẹn Hò Với Selena Gomez: Tôi Có Có Bạn Gái Nữa À?

Điêu Thuyền

Điêu Thuyền tự Nhiệm Hồng Xương sinh ra trong thời Đông Hán. Gọi nàng là Điêu Thuyền vì đó là chức danh nàng làm việc trong cung từ năm 15 tuổi, hay còn biết đến là nữ tỳ chuyên phục vụ coi sóc các trang phục cho chức quan trong triều.

Tương truyền rằng, trong suốt 3 năm sau khi Điêu Thuyền ra đời, tất cả hoa đào trong thôn đều không nở lấy một lần. Nàng được nhân gian ca tụng là bậc quốc sắc thiên hương, thông minh hơn người. Khuynh nước khuynh thành đến mức trong một lần dạo chơi vào ban đêm, Hằng Nga thấy mình không sánh nổi nàng nên phải trốn sau mấy, cho nên cái tên Mỹ nhân bế nguyệt bắt nguồn từ đó. Vào năm 190, Lạc Dương có loạn chư hầu nên tất cả trong cung đều tán loạn tháo thân, Điêu Thuyền chạy ra khỏi cung, vô tình được quan tư đồ Vương Doãn thu nạp về phủ nhận làm nghĩa nữ. Khi đó, mặc dù là quan to trong triều nhưng Vương Doãn vẫn không có quyền lực bằng thái sư Đổng Trác. Vì thế Vương Doãn nghĩ ra kế dùng Điêu Thuyền ly gián cha con Đổng Trác và Lã Bố.

Xem thêm:

Một mặt, Vương Doãn mời Lã Bố đến phủ, sau đó sai Điêu Thuyền quyến rũ y, mặt khác gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác để gây nên mối hận thù giữa hai cha con. Vì quá mê đắm Điêu Thuyền nên Lã Bố cùng Vương Doãn nhân cơ hội giết gã gian thần Đổng Trác. Nhờ vào kế ly gián tài tình của hai cha con Vương Doãn mà đã diệt được Đổng Trác – một việc mà 18 lộ chư hầu có binh tướng hùng mạnh của Viên Thiệu không thể làm được.

*

Hình 3: Tranh vẽ Điêu Thuyền.

Dương Quý Phi

Năm 743, Ngọc Hoàn được may mắn dự lễ thành hôn của công chúa Cảm Nghĩa – con gái của Đường Huyền Tông. Đó cũng trở thành bước ngoặt trong cuộc đời nàng khi vô tình em trai Cảm Nghĩa công chúa là Thọ Vương Lý Mạo trúng phải tiếng sét ái tình và đòi mẹ là Huệ Phi cưới bằng được Ngọc Hoàn, phong nàng là Thọ Vương Phi. Nàng được tạo cơ hội để học đàn hát ca múa và các phương pháp làm đẹp thượng lưu khi bước chân vào phủ Lý Mạo. Đến năm 737, mẹ chồng của Ngọc Hoàn là Huệ phi bất ngờ qua đời, Huyền Tông vô cùng đau xót trước cái chết của ái phi nên không màng đến hậu cung. Tương truyền rằng, xét theo ghi chép trong Tân Đường Thư, Huyền Tông lấy danh nghĩa cầu phúc cho mẫu thân là Đậu Thái Hậu nên ra lệnh cho Dương Ngọc Hoàn xuất gia đi tu lấy hiệu là Thái Chân. Sau đó, y chỉ hôn công chúa Vĩ Chiêu Huân cho Lý Mạo làm Thọ Vương Phi, rồi tiếp tục lập Ngọc Hoàn làm Quý phi. Y đồng thời cắt bỏ chức vị Vương Hoàng Hậu, trong cung xem Dương Quý Phi tương đương như hoàng hậu. Đường Huyền Tông vô cùng sủng ái Ngọc Hoàn thậm chí còn tuyên bố trước tam cung lục viện rằng “Trẫm có được Dương Quý Phi, giống như có được bảo vật”. Nàng đẹp theo đúng chuẩn mực phụ nữ của thời Đường, phụ nữ phải tròn trịa, mập mạp mới hấp dẫn. Sau khi nhập cung, lòng nàng luôn đau đáu nhớ về quê hương, gia đình nên ngày ngày đến hoa viên để giải khuây. Nhìn thấy, hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý mà cảm thấy hối tiếc rằng mình sống uổng phí thanh xuân nên than thở: “Hoa ơi hoa à, ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?”. Lời cất lên, gương mặt xinh đẹp của nàng cũng đẫm lệ, nàng vừa sờ vào cánh hoa, hoa bỗng thẹn thu mình lại, nào ngờ đó lại là hoa trinh nữ. Cung nữ nhìn thấy nên lan truyền rằng, Dương Ngọc Hoàn đẹp đến nỗi làm hoa cũng thẹn thùng không dám khoe sắc, cái tên “Mỹ nhân tu hoa” cũng bắt đầu lan rộng từ đó.

*

Hình 4; Trang vẽ Dương Quý Phi

Trong bài viết trên, chúng tôi đã đề cập đến các mỹ nhân Trung Hoa cổ đại qua tranh vẽ cũng như một vài nét về tiểu sử của họ. Mong rằng các câu chuyện về điển tích mỹ nhân gây thú vị với bạn đọc! Cảm ơn vì đã theo dõi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *