“Tây Du Ký 1986” là một trong những tác phẩm điện ảnh Trung Hoa thành công nhất mọi thời đại. “Tây Du Ký 1986” cũng trở thành ký ức thơ ấu của nhiều thế hệ khán giả.

Đang xem: Mặt nạ tôn ngộ không ba mảnh mặt nạ tề thiên đại thánh 3

Hồng Hài Nhi 300 tuổi và những sự thật ít biết về bộ phim “Tây Du Ký”. Ảnh: xinhua

Trải qua 40 năm lịch sử, “Tây Du Ký 1986” của đạo diễn Dương Khiết được đánh giá là phiên bản nổi tiếng nhất được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân. 

Được tái chiếu khoảng 3.000 lần tại Trung Quốc và hàng trăm lần tại các kênh truyền hình Việt Nam, bộ phim sở hữu những kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà không phải tác phẩm điện ảnh nào cũng có thể vượt qua.

Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau câu chuyện về hành trình qua Tây Trúc thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, “Tây Du Ký” còn chứa đựng những chi tiết ít ai biết về dàn nhân vật.

Tạo hình khác xa nguyên tác của 3 đồ đệ Đường Tăng

Không giống như trên phim ảnh, trong tiểu thuyết của nhà văn Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng có vẻ bề ngoài xấu xí, hung dữ và “thú tính” hơn nhiều.

 Tạo hình của 4 thầy trò Đường Tăng trong phim. Ảnh: Xinhua

Trong nguyên tác, Tôn Ngộ Không đi bằng bốn chân và ngoại hình giống hệt như khỉ, còn Trư Bát Giới có lông màu đen và răng nanh như lợn rừng.

Trong phim, Tôn Ngộ Không được tạo hình nửa người nửa khỉ, đi lại bằng hai chân và hành động y như một con người. Trong khi đó, Trư Bát Giới lại nửa người nửa lợn, khuôn mặt và tai mũi như lợn, tay chân như người và chiếc bụng béo khá hài hước.

Sa Tăng theo miêu tả của Ngô Thừa Ân có khuôn mặt đen và râu tóc màu đỏ, trông rất hung dữ. Tuy nhiên, khi xuất hiện trong phim thì Sa Tăng có khuôn mặt dễ tạo thiện cảm (trừ tập đầu khi xuất hiện có râu tóc màu đỏ do lúc đó vẫn còn là yêu quái trú ngụ ở sông Lưu Sa).

Tôn Ngộ Không đã sống gần 11 thế kỷ

Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ được sinh ra từ tảng đá ngoài biển. Thế nhưng khi ở Địa Phủ đã được 342 tuổi, Tôn Ngộ Không giữ chức Bật Mã Ôn (phụ trách trông coi ngựa) trên thiên đình nửa tháng.

Nếu tính một ngày trên trời bằng một năm dưới hạ giới, tức là được 15 năm. Sau đó, Tôn Ngộ Không lại tiếp tục làm thêm nửa năm chức Tề Thiên Đại Thánh, tức 177 năm của con người.

Ở trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân 49 ngày, nghĩa là thêm 49 năm nữa, thêm 500 năm bị phong ấn dưới núi Thái Hành, 14 năm đi lấy kinh, tổng cộng tuổi của Tôn Ngộ Không khi đó là hơn 1.097 tuổi.

Thế nên mới biết không phải tự nhiên mà câu cửa miệng của Tôn Ngộ Không mỗi khi đánh yêu quái là: “Ta chính là ông ngoại của ngươi“. Ảnh: Xinhua

Tôn Ngộ Không không phải là đồ đệ được Đường Tăng yêu quý nhất

Trong phim, Tôn Ngộ Không là đồ đệ đầu tiên, ở cạnh lâu nhất và được Đường Tăng ưu ái nhất. Tuy nhiên, trong nguyên tác, cả hai thường xuyên xảy ra bất hòa. Vì tính cách ngang ngược của đồ đệ, Đường Tăng còn phải sử dụng đến Vòng Kim Cô để khống chế, khiến Ngộ Không nghe lời.

Xem thêm: Ngoài Mai Hồ Người Yêu Trấn Thành Là Hoàn Toàn Đúng Đắn'

Đường Tăng lại yêu quý Trư Bát Giới hơn vì cho rằng Bát Giới có thành tâm hướng Phật.

Bảo bối của Tôn Ngộ Không thua xa Cửu Xỉ Đinh Ba của Bát Giới?

Bảo bối của Tôn Ngộ Không là Kim Cô Bổng (còn gọi là Đinh Hải Thần Châm hay gậy Như Ý), lấy được từ chỗ Đông Hải Long vương. Kim Cô Bổng có thể phóng to thu nhỏ tùy ý, còn có thể phân thân hoặc biến hình theo ý chủ nhân.

Kim Cô Bổng được Thái Thượng Lão Quân chế thành từ một mảnh thần thiết trong lúc nhàn rỗi và đem cho Đại Vũ mượn. Ảnh: Xinhua

Tương truyền, Kim Cô Bổng vốn được sử dụng để Nguyên Thủy Thiên Tôn đo biển đo trời nhưng khi gặp Tôn Ngộ Không thì mới phát huy được sức mạnh của nó và được gọi là Như Ý Kim Cô Bổng hay Gậy Như Ý.

Trong phim, Kim Cô Bổng nặng tới 1 vạn 3 ngàn 5 trăm cân, thế nhưng theo miêu tả của tác giả, bảo bối này nặng bằng số lần hít thở của một người trong ngày, dài thì là 13.500 lần, ngắn thì là 84.000 lần.

Chính vì vậy, nhiều người vẫn cho rằng Kim Cô Bổng là vũ khí lợi hại nhất trong phim Tây Du Ký mà không hề biết rằng cây đinh ba 9 răng của Trư Bát Giới mới thật là bảo bối có giá trị.

Bảo bối bất ly thân của Trư Bát Giới có giá trị và công năng lớn hơn nhiều so với người xem suy đoán. Ảnh: CMH

Cửu Xỉ Đinh Ba có trọng lượng là 5.048 cân. Trùng hợp thay đó là số cuốn kinh thư mà Như Lai đã ban cho Đường Tăng, số ngày thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh 14 năm, cộng thêm 8 ngày gặp Quan Thế Âm, tổng cộng là 5.048 ngày. Chính vì vậy, cây đinh ba của Bát Giới chứa đựng một sự bí ẩn.

Ngoài ra, bảo bối này được Thái Thượng Lão Quân luyện một thời gian rất lâu trong lò, còn thêm vào thần lực của Ngũ Phương Yết Đế và Lục Đinh Lục Giáp.

Phật Tổ không phải người có địa vị cao nhất

Trong phim Tây Du Ký, nhiều người cho rằng Phật Tổ Như Lai có địa vị cao nhất. Đích thân Ngọc Hoàng Đại Đế đã mời ông giúp đỡ khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung. Và cũng chỉ có Phật Tổ mới dạy dỗ được Tề Thiên Đại Thánh ngông cuồng.

 Phật Tổ Như Lai là người có quyền uy và sức mạnh cao cường khiến Tôn Ngộ Không phải kính nể. Ảnh: Xiahua

Thế nhưng trong nguyên tác, Ngọc Hoàng mới là người đứng đầu Thiên giới, nắm trong tay thiên binh vạn mã, chưa kể còn có những tướng giỏi, thần thông quảng đại. Kể cả trong các yến tiệc của Thiên triều, Ngọc Hoàng luôn ngồi ở vị trí cao nhất, nhận sự tôn kính tuyệt đối.

Số tuổi thật của Hồng Hài Nhi

Là con trai của Ngưu Ma Vương và Bà La Sát, Hồng Hài Nhi có ngoại hình là một đứa trẻ, tính cách hống hách, ngạo mạn và là khắc tinh của Tôn Ngộ Không.

Hồng Hài Nhi có khả năng tạo lửa Tam Muội Chân Hỏa mà nước thường không dập tắt được. Lửa này được luyện từ Lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân. Ảnh: QQ

Dựa vào vẻ bề ngoài, nhiều người xem dự đoán cậu bé ngỗ nghịch này khoảng 8-9 tuổi. Tuy nhiên, theo CBAL, Hồng Hài Nhi đã được 300 tuổi.

Xem thêm: Hướng Dẫn Trì Niệm Chú Đại Bi Ngắn Gọn, Trì Chú Mọi Lúc, Mọi Nơi Liệu Có Bất Kính

Theo nguyên mẫu, Hồng Hài Nhi đã tu luyện trên núi 300 năm. Ngoại hình của cậu mãi là một bé trai 8 tuổi vì khi mang thai Hồng Hài Nhi, Bà La Sát đã tập trung luyện Đan Thiên Khí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *