Việc ăn uống thiếu khoa học, “bạ đâu ăn đấy”, “ăn vô tội vạ” khiến chúng ta dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa. Mặc dù rối loạn hệ tiêu hóa không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nó lại gây ra những phiền toái nhất định đến cuộc sống. Vậy thuốc trị rối loạn tiêu hóa nào tốt nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Đang xem: Toa thuốc rối loạn tiêu hóa

*

Các vấn đề về tiêu hóa gây ra rất nhiều phiền toái

Thuốc trị rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng khó tiêu

Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa kèm theo cảm giác ậm ạch khó chịu trong bụng, khó tiêu, bụng lúc nào cũng căng tức mặc dù chưa ăn gì hoặc ăn nhưng nhiều tiếng sau vẫn có cảm giác no vì không tiêu thì có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

Thuốc Maalox

Là một loại thuốc thường được chỉ định sử dụng khi bị đầy bụng khó tiêu có ợ chua do dư thừa acid dịch vị. Thuốc được dùng sau ăn khoảng 30-60 phút, giúp ức chế tăng tiết quá mức acid dịch vị, đẩy lùi chứng khó tiêu và tăng cường bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Thuốc chữa rối loạn tiêu hóa Domperidon

Là thuốc được chỉ định khi hoạt động co bóp dạ dày kém hiệu quả gây ảnh hưởng đến quá trình đẩy thức ăn xuống ruột. Domperidon có tác dụng điều hòa lại hoạt động co bóp của nhu động ruột, dạ dày.

Ngoài ra, đây còn là một loại thuốc giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn, chống trào ngược dạ dày thực quản, đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu. Tuy nhiên, các trường hợp sau không nên dùng Domperidon để điều trị: Người từng bị chảy máu dạ dày hoặc ruột, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 1 tuổi hoặc người có tiền sử điều trị chứng tắc ruột.

Men tiêu hóa Neopeptine/Lactomin

Đây là các loại men chữa rối loạn tiêu hóa có chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn, giảm chứng khó tiêu hay đầy bụng khó chịu.

*

Hình ảnh men tiêu hóa Neopeptine

Thuốc Metoclopramid

Là loại thuốc trị rối loạn hệ tiêu hóa được chỉ định trong trường hợp có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Metoclopramid có tác dụng chống trào ngược acid dạ dày, thực quản và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn.

Xem thêm:

Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng Cyclovalon

Đây là một loại thuốc được chỉ định nếu bệnh bị đầy bụng, trướng bụng, ợ hơi, táo bón. Thuốc còn được gọi là thuốc lợi mật với quy cách đóng gói là viên bao 50mg.

Chú ý: Các thuốc điều trị kể trên chỉ được dùng tối đa trong 5-7 ngày theo liều lượng hướng dẫn. Trường hợp đã dùng đến 7 ngày thuốc mà chưa đạt được tác dụng mong muốn thì cần ngưng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Thuốc trị rối loạn tiêu hóa có triệu chứng ngoài phân lỏng, tiêu chảy

Trường hợp người bệnh bị đi ngoài phân lỏng nhiều hoặc thậm chí phân toàn nước thì có thể điều trị bằng một số loại thuốc sau:

Thuốc Berberin

Là loại thuốc kháng sinh thực vật được chiết xuất từ cây Hoàng Đằng. Berberin được dùng để tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột, điều trị bệnh lỵ do trực khuẩn, tiêu chảy, viêm ruột. Ngoài ra đây còn là loại thuốc được chỉ định để giúp tiêu hóa tốt hoặc tăng tiết mật.

*

Thuốc trị rối loạn tiêu hóa Berberin

Thuốc Loperamid

Là loại thuốc có tác dụng cầm tiêu chảy, chỉ định khi bị tiêu chảy kéo dài, không khu trú ở người lớn. Loperamid hoạt động bằng cách giảm nhu động ruột để kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột đồng thời giảm tiết dịch tiêu hóa, tăng vận chuyển nước, điện giải từ ruột vào trong máu, tăng trương lực để cơ thắt cơ hậu môn.

Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa Diarsed

Là thuốc được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp, đau bụng. Diarsed có quy cách bào chế ở dạng viên bao đường, có chứa hai thành phần chính là Diphenoxylate và Atropin. Đây là hai chất có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển dịch và điện giải qua ruột, tránh trường hợp ruột bị mất nước, tháo phân.

Xem thêm: Nằm Mơ Thấy Mình Bị Đánh Có Điềm Tốt Hay Xấu? Đánh Con Gì Dễ Trúng

Diarsed được chỉ định dùng cho người lớn, trẻ em trước khi dùng cần hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, khô miệng, đau đầu, phát ban ngoài da, buồn nôn hoặc trướng bụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *