Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử đồ sộ, kéo dài lên đến hàng nghìn năm. Trong khoảng thời gian đó, rất nhiều tác phẩm và bài học quý báu đã ra đời. Để hiểu thêm về nền văn học này, mời bạn đọc tham khảo TOP 12 Tác phẩm văn học Trung Quốc hay nhất dưới đây.

Đang xem: Tiểu thuyết nổi tiếng trung quốc

Hãy cùng kéo xuống để tiếp tục nhé!

(Lưu ý: Dưới mỗi cuốn sách chúng mình có để link đến những nhà cung cấp sách uy tín hiện nay. Nếu có nhu cầu, bạn đọc có thể mua để ủng hộ bản quyền tác giả nhé!)

*

Thủy Hử là một trong Tứ đại danh tác của nền văn học cổ điển Trung Quốc. Qua giọng văn sống động của tác phẩm văn học Trung Quốc này, một trăm linh tám anh hùng Lương Sơn mỗi người một vẻ, một xuất thân, một tính cách, một cuộc đời hiện lên qua từng trang sách.

Trong quá trình tụ nghĩa Lương Sơn, họ gặp quan tham thì chống, gặp ác bá thì trừng, đặt chữ “nghĩa” làm phương châm hành động. Lối hành động không câu nệ và tính cách hào sảng ấy nơi các nhân vật đã quyện xoắn những mẩu chuyện rời thành một thế giới võ lâm thu nhỏ, tạo cảm giác sảng khoái trong từng câu chữ.

“Văn chương Thủy Hử không “dệt gấm thêu hoa” như Tây Sương Ký, không “nhả ngọc phun châu” như Hồng Lâu Mộng mà là “nhạc trỗi chuông ngân”, hùng hồn, dồn dập. Văn chương Thủy Hử thì vẫn gần gũi với truyện kể dân gian. Tác phẩm Thủy Hử giữ được tính sống động của nhân vật trong ngôn ngữ gần gũi với đời sống hằng ngày, trong lối hành văn ít trang sức tô điểm.” – Giáo sư Lương Duy Thứ.

Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân

*

Mua tại Tiki

Tây du ký được xem là tác phẩm văn học đạt đến độ mẫu mực, đứng trong 4 tác phẩm văn học cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa, gọi là Tứ đại danh tác.

Cuốn sách văn học Trung Quốc này kể về hành trình của Trần Huyền Trang đến Tây Trúc (Ấn Độ) để thỉnh kinh. Theo ông là ba đệ tử: Tôn Ngộ Không một tên khỉ do đá sinh ra; Trư Ngộ Năng hay còn gọi là Trư Bát Giới; Sa Ngộ Tĩnh hay còn gọi là Sa Tăng, cùng đồng hành đi phò tá thỉnh kinh. Bên cạnh đó, con ngựa mà Trần Huyền Trang cưỡi cũng là một nhân vật do hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã) hóa thành.

Những chương đầu thuật lại những kỳ công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông , xưng vương ở Hoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm.

Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.

Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp.

Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa.

Tác phẩm Tây Du Ký đúc kết lên một triết lí nhân sinh, rằng con người có thể chinh phục mọi thứ nếu có sự đoàn kết, ý chí và sức mạnh.

Hàn Phi Tử – Hàn Phi

*

Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là “công tử”), thích cái học “hình danh”. Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách.

Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này.

Tư tưởng của Hàn Phi Tử khác với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: “Pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu”.

GS.Phan Ngọc trong lời tựa của tác phẩm Hàn Phi Tử đã từng nói: Hàn Phi là con người có kiến thức uyên bác tiếp thu từ Nho gia, lập luận rất chặt chẽ và sắc sảo, sử dụng rất nhiều dẫn chứng trong đó các dẫn chứng là chuyện đương thời chứ không phải chuyện xa xôi, nên sức thuyết phục rất mạnh. Hàn Phi cũng vận dụng linh hoạt tư tưởng của Đạo Đức kinh của Lão Tử để minh họa cho tư tưởng Pháp gia, giúp một tư tưởng khô khan trở nên sinh động, có sức sống.

Hàn Phi Tử được xem là “cuốn sách giáo khoa dạy làm vua” độc đáo, mang đậm dấu ấn của chế độ phong kiến Phương Đông. Qua tác phẩm văn học Trung Quốc này, tác giả đã chính thức khai sinh học thuyết Pháp trị, đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội.

Tam Quốc Diễn Nghĩa – La Quán Trung

*

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng đã được liệt vào kho tàng văn hóa của Trung Quốc, đồng thời cũng là tài sản văn hóa của thế giới. Tam quốc diễn nghĩa (thường gọi tắt là Tam quốc) là một trong những tiểu thuyết ra đời sớm nhất, được phổ biến rộng rãi và được nhân dân Trung Quốc và thế giới yêu thích.

Tiểu thuyết sử thi Tam Quốc bao quát cả một thời kỳ lịch sử gần một thế kỷ (từ 184 đến 280 sau Công nguyên). Ba nước Ngụy, Thục, Ngô hình thành thế chân vạc trong quá trình đánh dẹp cuộc khởi nghĩa nông dân và trong cuộc hỗn chiến giữa các chư hầu với nhau.

Dựa vào những cuốn biên niên như Hậu Hán thư (Phạm Vĩ), Tam quốc chí (Trần Thọ), Tam quốc chí chú (Bùi Tùng Chi) và đặc biệt dựa vào những tác phẩm văn học dân gian, nhà văn La Quán Trung với tài năng sáng tạo của mình đã viết nên bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ này.

Liêu Trai Chí Dị – Bồ Tùng Linh

*

Ra đời vào đầu đời nhà Thanh (cuối thế kỷ XVII), đoản thiên tiểu thuyết Liêu trai chí dị được đánh giá là đỉnh cao của thể loại tiểu thuyết văn ngôn thời cổ đại, được xếp vào hạng kiệt tác của văn học cổ điển Trung Quốc.

Tác giả Bồ Tùng Linh đã tập trung ngòi bút vào ba nội dung chủ yếu là: Vạch mặt bọn tham quan, cường hào, ác bá; Phơi bày những tệ lậu của chế độ khoa cử thời xưa; Khát vọng tự do yêu đương, gỡ bỏ những rào cản của hôn nhân thời phong kiến.

Phần lớn cốt truyện xoay quanh những mối lương duyên kỳ ngộ kỳ bí nhưng cũng không kém phần lãng mạn giữa con người với hồ ly hoặc ma quỷ. Ngoài ra còn nhiều câu chuyện mang đậm vẻ huyền bí, ít thấy như chuyện Phật, Thánh hiển linh, cao tăng có phép thuật hơn người, vật có phép tiên.v.v..

Với cách xây dựng tình tiết hấp dẫn, cách sử dụng ngôn từ ngắn gọn nhưng sinh động và cách miêu tả cảnh vật và con người tình tứ, bay bổng, Bồ Tùng Linh đã khiến người đọc mười phần bội phục, yêu mến từng nhân vật và cảm thấy hứng thú, say mê theo dõi từ trang đầu cho tới khi gấp cuốn sách văn học Trung Quốc này lại.

​Liễu Phàm Tứ Huấn – Liễu Phàm

Là cuốn sách văn học Trung Quốc được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Trung Quốc từ bao đời nay. Liễu Phàm tiên sinh là bậc học rộng, ngay từ nhỏ đã say mê nghiên cứu sách vở, sau đỗ đạt làm quan, thực hiện nhiều điều ích nước lợi dân, được nhiều người biết đến.

Xem thêm: Điểm Đại Học Thương Mại 2016, Điểm Chuẩn Trường Đại Học Thương Mại 2016

Nhưng Liễu Phàm thực sự lưu danh không chỉ vì ông là vị quan cương trực, được nhân dân yêu mến, có nhiều công lao với triều đình, mà hơn hết là vì ông đã dành nhiều tâm huyết cũng như chí hướng của đời mình để soạn ra bốn chương đoản văn, bấy giờ gọi là “Giới tử văn” (văn răn dạy con) để dạy con mình, sau đó được lưu hành rộng rãi trong đời, tức là sách “Bốn bài giáo huấn của người xưa” mà bạn đang có trong tay.

“Bốn bài dạy của Liễu Phàm” vốn là bốn chương đoản văn của Cư sĩ Liễu Phàm đời Minh, có tên là Giới tử văn (văn dạy con ), sau được lưu truyền trong dân gian hơn 5 thế kỷ qua với tựa đề là Liễu Phàm tứ huấn. Ông đã lấy cuộc đời ông, một con người thông đạt đủ các môn khoa học đã học hành, làm quan và đặt biệt là một tấm gương đạo đức, trí tuệ và hiền thiện để khuyên dạy con nhưng chủ yếu là khuyên dạy người đời.

Đây là một tác phẩm văn học Trung Quốc lấy giáo lý Phật Giáo làm căn bản để triển khai việc tu thân, sống đạo đức và hành thiện giúp đời.

Đông Chu Liệt Quốc – Phùng Mộng Long

Đông Chu liệt quốc (Đông Chu liệt quốc chí, 東周列國志) là tiểu thuyết lịch sử gồm 108 hồi đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài khoảng hơn 400 năm (thế kỷ IX – III trước Công Nguyên) của Trung Quốc, bắt đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa.

Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu, được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc. Trong lịch sử Trung Hoa đây là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến phân quyền đến chế độ phong kiến tập quyền.

Không dè dặt, chẳng nể nang, tác giả – Phùng Mộng Long dùng ngòi bút của mình nói lên cái bản chất xấu xa, bỉ ổi của giai cấp thống trị. Những mâu thuẫn sâu sắc giữa các tập đoàn thống trị, sự tranh giành quyền lợi giữa các cá nhân, gây nên vô số những cuộc chính biến và những cuộc tàn sát trong hơn bốn thế kỷ.

Ông cũng phơi bày hết những thói xấu, sự dâm loạn vô sỉ ở chốn cung đình: quan hệ nam nữ bậy bạ giữa anh em ruột, giữa bố chồng và nàng dâu, con chồng và thứ mẫu… Tuyệt tác văn chương Đông chu liệt quốc từng được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Tiêu và Phó Giáo sư Lê Đức Niệm – những cây đa cây đề nghiên cứu về văn học Trung Quốc nhận xét: “Đọc Đông Chu liệt quốc, người đọc sẽ thích thú được biết những điều bí mật trong cung đình mà sử sách nhà nước xưa không bao giờ nói đến”.

Tư tưởng toát ra trong suốt bộ tiểu thuyết này là tư tưởng “dân bản” của nhà nho : dân là gốc của nước, là sức mạnh của nước; không phải vũ lực quyết định sự thành công hay sự thất bại mà chính là lòng dân.

Trong truyện, những bậc anh hùng cứu nước (Huyền Cao, Tín Lăng quân, Lạn Tương Như… ) những nhà trí thức chính trực (Đổng Hồ, Lỗ Trọng Liên… ); những người chấp chính có nhiệt tình với dân với nước (Quản Trọng, Tử Văn, Tôn Thúc Ngao… ) đều được tác giả nhiệt liệt ca ngợi và đề cao.

Tôn Tử Binh Pháp – Tôn Tử

Được xưng tụng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tôn Tử binh pháp là một cuốn cổ thư “kỳ quái”, “để trong vườn sẽ tỏa mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ vang tiếng kêu của bạc vàng”.

Nó không chỉ được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu, mà còn được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như triết học, kinh doanh, tâm lý học, ngôn ngữ học, thể dục thể thao… ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Tôn Tử binh pháp với văn từ gọn ghẽ, nghĩa lý sâu xa, âm điệu bay bổng, nhờ đó sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của “thánh điển binh học” này vô cùng rộng lớn, được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản hầu khắp trên toàn thế giới.

“Biết người biết mình, trăm trận không nguy.

Không biết người chỉ biết mình, một được một thua.

Không biết người không biết mình, hễ đánh là nguy.”

AQ Chính Truyện – Lỗ Tấn

Từng là một thầy thuốc, nhưng sau đó, Lỗ Tấn đã ngộ ra một chân lý: Người thầy thuốc có thể cứu chữa cho con người về thể xác, nhưng không chữa được căn bệnh tinh thần; mà căn bệnh tinh thần của người Trung Hoa trong thời kỳ đó, theo ông, là rất nan y và rất cần có thuốc. Vì thế, ông đã quyết tâm dùng văn chương như một công cụ góp phần thay đổi xã hội.

Không chỉ đóng góp về mặt nội dung, truyện ngắn của Lỗ Tấn cũng đem lại sự cách tân đáng kể cho văn học hiện đại Trung Quốc về hình thức. Người đương thời và các thế hệ sau đã công nhận Lỗ Tấn là một “thầy thuốc văn chương”, hay một nhà văn cách mạng.

Hồng Lâu Mộng – Tào Tuyết Cần, Cao Ngạc

Nền văn hiến Trung Hoa có lịch sử phát triển lâu đời, sở hữu một kho tàng văn học cổ điển đồ sộ, phong phú có sự giao thoa và ảnh hưởng mật thiết đối với nền văn học truyền thống Việt Nam. Khá nhiều tác phẩm nổi tiếng của văn học Trung Hoa từ rất lâu đã rất quen thuộc với người đọc Việt.

Trong lĩnh vực văn xuôi, tiểu thuyết chương hồi đã phát triển đến trình độ huy hoàng, để lại rất nhiều trước tác bất hủ lừng danh thế giới mà nổi bật nhất là Tứ đại kỳ thư, mà nổi bật nhất là Tứ đại kỳ thư gồm:Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng – bốn đỉnh cao rực rỡ của văn học cổ điển Trung Hoa.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều những pho tiểu thuyết đặc sắc khác từ lâu đã trở thành kinh điển, như Liêu trai chí dị, Dương gia tướng, Phong thần diễn nghĩa… Những tác phẩm cổ điển đó luôn lấp lánh một vẻ đẹp thần bí khó cưỡng, như ánh hào quang tỏa ra từ kho báu ngàn xưa, đang chờ chúng ta khám phá.

Phong Thần Diễn Nghĩa – Hứa Trọng Lâm

Phong Thần Diễn Nghĩa là một bộ tiểu thuyết lịch sử kể lại quá trình Võ Vương hội hiệp chư hầu phạt Trụ, thiết lập nhà Châu của tác giả Hứa Trọng Lâm, một văn nhân đời Minh. Đi từ cốt lõi lịch sử là cuộc chiến chống Trụ bạo tàn, cuốn sách văn học Trung Quốc này đã hòa cuộn những tư liệu lịch sử với những hư cấu, truyền thuyết, tôn giáo để tạo nên một cốt truyện hấp dẫn, thể hiện sâu sắc xung đột giữa “chính” và “tà”.

Dù có xuất hiện các nhân vật thần tiên, ma quỷ, chân lý cuối cùng mà tác phẩm muốn khẳng định vẫn là sự chiến thắng của những con người đại diện cho chính đạo, nhân nghĩa. Đọc Phong Thần Diễn Nghĩa, không ai có thể phủ nhận óc sáng tạo dồi dào của tác giả trước những tình tiết gay cấn, cách thức bày binh bố trận, cuộc đấu phép so tài đầy lý thú, hãy lật mở từng trang sách và chúng ta sẽ lý giải được điều đã làm nên sự hấp dẫn của tác phẩm cho đến ngày hôm nay!

Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa – Lý Vũ Đường

Truyện “Vạn Huê Lầu diễn nghĩa” phản ánh khá chân thực lịch sử thời Bắc Tống, Trung Quốc. Các tình tiết gay cấn, được đẩy lên cao trào khắc họa mâu thuẫn giữa hai phe trung thần và gian thần trong triều vua Tống.

Nổi bật lên hình tượng Địch Thanh kiên trung hết lòng vì nước, xông pha nơi trận mạc chiến đấu chống quân Tây Hạ và nhân vật Bao Công thiết diện vô tư, chống lại những mưu mô xảo trá để Thiện – Ác minh bạch.

Cuốn sách văn học Trung Quốc này được viết theo lối truyện dài Trung Quốc với những tình tiết hư cấu lôi cuốn bạn đọc từ những hồi đầu tiên.

Xem thêm: Cách Tẩy Trắng Áo Bằng Baking Soda Hết Ố Vàng Hiệu Quả, Cách Sử Dụng Baking Soda Tẩy Quần Áo

Kết Luận

Trên đây là TOP 12 Cuốn tác phẩm văn học Trung Quốc hay nhất mà chúng mình tổng hợp được. Hy vọng qua những gợi ý phía trên, độc giả sẽ sớm tìm được những cuốn sách phù hợp với bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *