Theo phong tục văn hóa Việt Nam thì thủ tục tỉa rút chân nhang và lau dọn bàn thờ (hay còn được gọi là bao sái bàn thờ) thường được diễn ra đúng vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vậy ý nghĩa của việc này và nên thực hiện rút chân nhang vào ngày nào? Cùng Đức Dương tìm hiểu ở bài viết sau: 

Ý nghĩa của việc rút chân nhang

Bát hương theo quan niệm dân gian Việt Nam là nơi để cắm hương thờ cúng Phật, Thần linh và ông bà tổ tiên trong nhà… Và thắp hương là cách để người âm giao tiếp với người nơi trần thế như một cách gắn kết, tưởng nhớ. 

Vì là nơi âm dương gặp gỡ, nơi con cháu gắn kết với ông bà tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính lên bề trên vì thế mà bàn thờ luôn cần được sạch sẽ, gọn gàng để thể hiện sự thanh tịnh, trang nghiêm cho không gian này. 

Trên thực tế, việc để bát hương quá đầy sẽ làm cho bàn thờ chật chội, khó cắm hương mới. Chưa kể việc khi thắp hương tàn hương rơi xuống rất dễ làm cháy bát hương gây nguy cơ hỏa hoạn. Việc để bát hương nhiều chân hương còn tạo cảm giác rườm rà, bề bộn không đúng theo yêu cầu gọn gàng, sạch sẽ nơi đây. 

*

Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí lớn nhất trong gia đình, ảnh hưởng đến đời sống của gia chủ. Việc để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí luân chuyển, khí tốt sẽ khó lưu thông, điều này sẽ ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. 

Thứ 3, cũng có người quan niệm rằng, bát hương đầy thì chân hương mới sẽ khó cắm được xuống tro cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự linh ứng của bát hương. Chính vì thế mà việc rút tỉa chân hương là việc làm thực sự rất cần thiết hàng năm của mỗi gia đình.

Rút chân nhang vào ngày nào?

Trên thực tế có rất nhiều gia đình quan niệm bát hương có một sự linh thiêng rất lớn và làm bất kỳ điều gì cũng cần xem giờ, ngày. Tuy nhiên, bát hương được xem như là “phương tiện” giao kết giữa trần gian và dưới âm phủ. 

*

Vậy, rút chân nhang vào ngày nào  là hợp lý? Câu trả lời là ngày nào cũng có thể tiến hành rút tỉa chân nhang.

Đối với những nơi như đền chùa, nhà thờ họ… lượng hương cắm mỗi ngày nhiều, nhà chùa hầu như sẽ tỉa chân hương hàng ngày để tránh quá tải cũng như tránh ngột ngạt, bí bách do khói hương quá nhiều. 

Còn đối với bát hương gia đình, việc thắp hương chỉ diễn ra vào ngày lễ, ngày rằm, mùng 1 với số lượng ít thì gia chủ có thể tính toán cân nhắc tỉa chân hương mỗi năm 1 lần.

Đang xem: Tỉa chân nhang vào ngày nào

Xem thêm: Trường Thpt Chuyên Đại Học Vinh Công Bố Điểm Chuẩn Đại Học Vinh 2021

Xem thêm: Đường Chỉ Tay Ngang Ở Nam Giới, Nữ Giới Ý Nghĩa Gì? Đường Chỉ Tay Ngang Có Ý Nghĩa Gì Trong Tướng Số

Thông thường thì mỗi gia đình sẽ tỉa chân hương vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm – ngày tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Trong trường hợp tết ông Táo trùng với ngày lập xuân thì gia chủ có thể tiến hành tỉa chân hương sớm hơn dự định. 

Các bước lau dọn, bao sái bàn thờ cuối năm

Nhiều gia chủ thắc mắc cách bao sái bàn thờ cuối năm cần những thủ tục gì? như thế nào cho đúng. Đức Dương tư vấn 4 bước thực hiện hoàn chỉnh quá trình rút chân nhang và bao sái bàn thờ như sau: 

*

Bước 1: Chuẩn bị 

Chuẩn bị bàn phủ giấy đỏ để làm nơi đặt các món đồ thờ cúng chứ không lau đồ thờ cúng trực tiếp ngay trên ban thờPha một chậu sạch rượu gừng hoặc nước ngũ vị nấu từ 5 loại cây thơm Chuẩn bị một khăn sạch dùng để lau chùi đồ và ban thờ

Bước 2: Xin thần linh để lau dọn

Thắp hương và khấn để xin phép được dọn đồ thờ. Đến khi hương tàn là gia chủ có thể thực hiện việc bao sái bàn thờ. 

Bước 3: Tiến hành bao sái

Hạ từng món đồ xuống cẩn thậnTiến hành lau bài vị, sau đó đến bát hương, các món đồ thờ theo trình tự lần lượtKhông dùng cả bát hương đổ tro đi mà nên dùng vật dụng xúc tro cho ra ngoàiLau sạch bằng khăn ướt thấm nước rượu gừng rồi dùng khăn sạch lau khôLau bàn thờ sạch sẽ, thông thoángSau khi đồ thờ đã khô, xếp lại đúng vị trí cũ 

Tư vấn thiết kế bàn thờ hoàn chỉnh, trang nghiêm cho gia đình

Một bộ bàn thờ đầy đủ hiện nay được tích hợp trong loại bàn thờ tam cấp, bao gồm: 3 tầng thờ thể hiện sự phân mức cấp bậc rõ ràng, đầy đủ trong thờ phụng của gia đình. Mỗi tầng của bàn thờ sẽ dùng để thờ các vị trí thích hợp trong nhà, boa gồm: Đức Phật, Thần Linh và ông bà tổ tiên. 

Bậc cao nhất dùng để thờ Phật, các đấng tối cao trong tín ngưỡng thờ phụng của người Việt NamBậc thứ hai sẽ thờ các vị thần linh, thổ địaBậc thứ 3 là thờ bà Cô ông Mãnh và gia tiên (ông bà tổ tiên những người đã khuất) trong gia đình. 

Việc thiết kế và bố trí một gian thờ với bàn thờ tam cấp là một sự hoàn chỉnh trong phong tục thờ cúng của người dân Việt Nam. Thể hiện sự trang nghiêm, tầng lớp rõ ràng cũng như sự đủ đầy của thế hệ nơi trần gian dành cho nơi âm thế. 

Với những ngôi nhà có kiến trúc thiết kế dạng biệt thự, nhà phố hoặc chung cư cao cấp thường sử dụng mẫu bàn thờ tam bảo vì diện tích dành cho gian thờ rộng. Đi kèm với mẫu bàn thờ tam cấp là những món đồ gian thờ đi kèm như đôn thờ, các món đồ trang trí phòng thờ (chóe thờ, lư hương, nâm rượu hồ lô…). 

Hiện nay, Đức Dương có thiết kế và thi công những mẫu bàn thờ tam cấp sang trọng, trang nghiêm làm từ gỗ óc chó Bắc Mỹ. Tất cả các mẫu bàn thờ tại Đức Dương đều được lên ý tưởng về kiểu dáng, màu sắc phù hợp nhất với văn hóa và phong cách gia đình Việt, đem lại không gian sống gần gũi, ấm cúng. 

Cùng tham khảo một số mẫu bàn thờ gỗ óc chó tại Đức Dương: 

*

*

*

*

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *