Giá nhà đất ở thành phố “ma” nằm giữa sa mạc tăng vọt khi các trường học hàng đầu được chuyển đến đây.

Đang xem: “thành phố ma” giữa sa mạc trung quốc bất ngờ hồi sinh

Quận Kangbashi thuộc thành phố Ordos bỗng thu hút người dân sau khi chính quyền di dời hàng loạt trường học chất lượng cao từ trung tâm thành phố. Những tòa chung cư dù không xuất hiện bóng dáng con người nhưng được đặt cọc từ lâu, theo Nikkei Asia.

“Chúng tôi không còn là một thành phố ma nữa”, một người môi giới bất động sản địa phương nói với một nụ cười.

*

Các tòa nhà tại quận Kangbashi. Ảnh: Nikkei Asia.

Thành phố “ma” nổi tiếng nhất Trung Quốc

Quận Kangbashi thuộc thành phố Ordos, khu tự trị Nội Mông, phía bắc Trung Quốc. Sự thịnh vượng của Ordos đến từ trữ lượng năng lượng và tài nguyên khoáng sản dồi dào. Ordos chiếm đến một phần sáu trữ lượng than, một phần ba trữ lượng khí đốt tự nhiên, và một nửa trữ lượng đất hiếm và cao lanh của Trung Quốc.

Năm 2009, chính quyền Nội Mông tuyên bố “Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Nội Mông có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc và Ordos có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Nội Mông”.

Quận Kangbashi được quy hoạch trên vị trí của một ngôi làng cũ. Ba năm sau khi xây dựng, chính quyền thành phố Ordos đã chuyển các cơ quan, trường học và bệnh viện lớn đến Kangbashi.

Việc xây dựng một trung tâm đô thị mới ở Kangbashi đạt đỉnh vào năm 2009. Chính phủ trung ương Trung Quốc bơm 4.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 610 tỷ USD) vào nền kinh tế của đất nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Gói cứu trợ khiến giá than tăng vọt và thúc đẩy thị trường bất động sản sôi động ở Ordos.

*

Đường phố trống rỗng tại quận Kangbashi. Ảnh: Forbes.

Giá nhà tại Kangbashi tăng vọt lên mức 8.000 nhân dân tệ/m2. Tuy nhiên, khi bong bóng bất động sản vỡ, giá mỗi m2 chỉ còn từ 3.000 đến 5.000 nhân dân tệ.

Quan chức và cư dân cũng tiếp tục sống ở thành phố cũ và chỉ di chuyển đến thành phố mới bằng xe hơi. Nhiều người phàn nàn rằng Kangbashi thiếu các tiện nghi như siêu thị, cửa hàng quần áo, bách hóa và các cửa hàng tiện lợi.

Kết quả là trong những năm đầu, chỉ có chưa tới 30.000 người sinh sống ở đây. Ngoài những người dọn dẹp đường phố, những con đường hầu như trống rỗng và các tòa nhà dân cư hoàn toàn không có ánh đèn vào ban đêm.

Cùng với đó, ngành than bắt đầu thu hẹp vào năm 2009, giáng một đòn mạnh vào nền công nghiệp của thành phố Ordos. Chính quyền thành phố gặp khó khăn trong việc tiếp tục hỗ trợ các dự án phát triển.

Nhiều tòa nhà tại Kangbashi bị bỏ hoang, khiến cả quận trông giống như một “thành phố ma”.

Tạp chí Time từng mỉa mai Kangbashi “là một thành phố mới của Trung Quốc có tất cả, trừ con người”.

Xem thêm:

Giáo dục cứu bất động sản

Quận Kangbashi lại sôi động khi hàng loạt căn hộ đã được bán hết, nhiều khu phức hợp hiện đại, cao tầng hơn đang được xây dựng.

“Bây giờ giá ở trung tâm Kangbashi lên tới 15.000 nhân dân tệ/m2”, một nhân viên môi giới cho biết. Ngay cả khi nền kinh tế thành phố đi xuống vào năm 2019 và 2020, giá nhà đất vẫn không giảm.

Bí mật đảo ngược vận may của thành phố chính là sự cạnh tranh khốc liệt giữa học sinh trung học. Các học sinh phải nỗ lực để được chấp nhận vào các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc.

Khi các quan chức thành phố chuyển một số trường hàng đầu của thành phố vào Kangbashi, giá bất động sản, và số lượng khoản đầu tư mới, tăng vọt.

Chính quyền địa phương Kangbashi đã xây dựng 34 trường học các loại. Việc thành lập và di chuyển các trường tiểu học và trung học cơ sở hàng đầu tới đây đã khiến nhiều phụ huynh đổ xô mua nhà gần đó.

*

Phiếu mua nhà tại Ordos. Ảnh: The China Story.

Thậm chí, Kangbashi còn có phân hiệu của Đại học Sư phạm Bắc Kinh, một trong những trường đại học tốt nhất Trung Quốc.

Để thúc đẩy việc mua nhà ở quận Kangbashi, chính quyền địa phương cũng đã cấp phiếu mua nhà ở cho những người sẵn sàng di dời khỏi trung tâm thành phố Ordos.

Các giáo viên giỏi cũng được khuyến khích đến Kangbashi với giá nhà chỉ còn một nửa.

Chính quyền địa phương bắt đầu phê duyệt xây dựng chung cư lần đầu tiên vào năm ngoái sau tám năm. Theo người dân, có tới 10 dự án sẽ được “bật đèn xanh” vào cuối năm nay.

Bong bóng bất động sản

Một số phương tiện truyền thông Trung Quốc đã tôn vinh Kangbashi như một hình mẫu đối phó với việc thiếu nhà ở. Tuy nhiên, cách này không còn lạ lẫm với người Trung Quốc. Chính quyền thành phố Thiên Tân cũng đã từng xây dựng một trường học mới trong khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ nổ tháng 8/2015 nhằm khuyến khích người dân mua nhà tại đây.

Việc ưu tiên bất động sản hơn giáo dục báo động sự phụ thuộc của Trung Quốc vào bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế. Nhiều bình luận cho rằng bất động sản đang “bắt Trung Quốc làm con tin”.

“Ở các quốc gia khác, chung cư được xây dựng vì nhu cầu của người dân. Ở Trung Quốc, các chung cư được xây dựng để tăng sản xuất thép và xi măng”, một chuyên gia thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nhận xét.

*

Trường Trung học Số 1 được di chuyển tới Kangbashi nhằm thúc đẩy nhu cầu mua nhà tại đây. Ảnh: Sohu.

Xem thêm: Đường Tình Duyên Lận Đận Của Dàn Sao “Thần Điêu Đại Hiệp” Bản 1995 : Dương Quá

Theo Haitong Securities, đầu tư bất động sản đã đóng góp đến 30% tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Tỷ lệ này nhiều hơn mức trung bình của lĩnh vực này trong toàn bộ 10 năm trước đó.

Sau đại dịch Covid-19, sự bùng nổ bất động sản đã khiến số lượng căn hộ dư thừa đạt đỉnh trong khi số lượng người ở độ tuổi mua nhà đang giảm dần.

Việc xây dựng các trường học mặc dù có tác động mạnh nhưng chỉ là tạm thời. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo ra nhiều “thành phố ma” giống như Kangbashi trước kia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *