Là loại vũ khí công nghệ cao, từng được độc quyền bởi một số cường quốc công nghệ hàng không như Mỹ, Pháp và Nga; nhưng hiện nay, một số quốc gia trong đó có Việt Nam, đã tự sản xuất được tên lửa chống hạm với các mức độ nội địa hóa khác nhau.

Đang xem: Việt nam có thêm khả năng để ứng phó linh hoạt hơn với các mối đe dọa từ biển

*

Theo Tạp chí quốc phòng Jane”s Defense Weekly, công ty công nghệ quốc phòng HALCON của UAE, lần đầu tiên đã trưng bày tên lửa chống hạm HAS-250, do họ tự phát triển, tại Triển lãm Quốc phòng Abu Dhabi IDEX2021. Điều này nhắc chúng ta nhớ rằng cách đây không lâu, Việt Nam đã công khai tên lửa chống hạm tự phát triển đầu tiên trong nước.

*

Theo thống kê chưa đầy đủ, các quốc gia như Việt Nam, Iran, Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Ấn Độ và Pakistan đều đã có trình độ nhất định về khả năng nghiên cứu, phát triển và độc lập sản xuất tên lửa chống hạm. Ảnh: Tên lửa chống hạm Việt Nam tự sản xuất.

*

Là một “vũ khí công nghệ cao” từng được độc quyền bởi một số cường quốc công nghệ hàng không như Mỹ, Pháp và Nga, tên lửa hành trình chống hạm có thể cho phép các quốc gia có lực lượng hải quân tương đối yếu như Argentina, có được sức mạnh của hải quân mạnh nhất thế giới.

*

Trong những năm gần đây, UAE đã phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp quân sự làm chiến lược quốc gia của họ. Trên thực tế, điểm xuất phát ngành công nghiệp quốc phòng của UAE yếu, thiếu nhân tài kỹ thuật phù hợp và tiềm lực công nghiệp mạnh.

*

Trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng, UAE đã chọn con đường phát triển thực dụng từ dễ đến khó, tăng cường liên kết bên ngoài; bắt đầu bằng những vũ khí tương đối đơn giản. Thông qua việc quốc tế hóa nhân tài và công nghệ, nên ngành công nghiệp quốc phòng của UAE đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.
Lấy EDGE, công ty đã sản xuất tên lửa chống hạm được sản xuất trong nước đầu tiên của UAE làm ví dụ. EDGE là một trong những tập đoàn công nghệ quốc phòng lớn nhất của UAE và được xếp hạng trong số 25 nhà cung cấp công nghiệp quân sự lớn nhất trên thế giới.
HALCON là một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn EDGE, chịu trách nhiệm phát triển và sản xuất vũ khí dẫn đường. Tên lửa HAS-250 được phát triển bởi nhóm thuộc HALCON, trong đó quy tụ nhiều kỹ sư tài năng người nước ngoài.
Từ góc độ hình dáng khí động học và bố cục tổng thể, tên lửa HAS-250 do UAE sản xuất, sử dụng thiết kế cánh nâng hình thang, bố trí hình chữ X và cánh đuôi lái hình chữ X.

Xem thêm: Cô Gái 26 Tuổi Biến Thành Bà Lão 80, Cô Gái 26 Tuổi Biến Thành Bà Lão

Từ quan điểm ngoại hình, nó có những nét tương đồng với tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ và Exocet của Pháp. Như vậy, về bố cục tổng thể, HAS-250 sử dụng triệt để thành tựu công nghệ của “”người tiền nhiệm””, không có yếu tố “nguyên bản”.
Từ quan điểm kỹ thuật, HAS-250 sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính giai đoạn đầu và giữa, có hiệu chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh (GNSS+INS), giai đoạn cuối bằng radar thụ động; quá trình bay bám địa hình, hiệu chỉnh bằng máy đo độ cao vô tuyến.
Tên lửa HAS-250 có tầm bắn tối đa 250 km và khi tiếp cận mục tiêu, có thể bay lướt trên mặt biển dưới 5 mét, nên rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Hiệu suất tổng thể của tên lửa có thể nói đã đạt đến trình độ tiên tiến của thế giới.
Đối với tên lửa chống hạm, không quá khó để chế tạo vỏ đạn, thậm chí có thể nhập khẩu tên lửa đẩy và động cơ phản lực/tuốc-bin phản lực. Khó nhất là hệ thống điều khiển tên lửa và hệ thống dẫn đường, đây là công nghệ cốt lõi của tên lửa, mà các quốc gia không muốn bán; nếu muốn sản xuất tên lửa, phần lớn phải tự phát triển.
Đối với UAE, việc sản xuất thành công tên lửa chống hạm HAS-250 trong thời gian ngắn như vậy cho thấy, có thể hệ thống cốt lõi của nước này có khả năng được nhập khẩu từ các đồng minh châu Âu và Mỹ. Do tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa HAS-250 không phải là “”tầm thường””.
Trước những thay đổi của tình hình quốc tế, các nước mới nổi đang sử dụng nhiều kênh khác nhau để có được công nghệ tên lửa chống hạm từ các cường quốc đã thành danh. Đây cũng là con đường ngắn nhất để có thể tự chủ loại vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” này. Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và một số quốc gia khác đều đi theo hướng này. Ảnh: Tên lửa chống hạm của Iran.
Tên lửa chống hạm hiện nay đang phát triển theo hướng thông minh, tàng hình, tốc độ cao, hàm lượng công nghệ ngày càng tăng nhanh. Đối với các quốc gia mới bước vào “”sân chơi”” tên lửa chống hạm, khoảng cách với các cường quốc về công nghệ tên lửa chống hạm, có thể sẽ được “thu hẹp”, nhưng không thể bị “”san bằng””.

Xem thêm: Lời Bài Hát Em Gái Mưa Huong Tram, Em Gái Mưa Lyric

Nhìn chung, trong ít nhất vài thập kỷ tới, công nghệ tên lửa chống hạm tiên tiến nhất sẽ vẫn nằm trong tay một số cường quốc lâu đời như Mỹ và Nga. Tên lửa chống hạm vẫn sẽ là “vũ khí thay đổi cuộc chơi” với một diện mạo mới; nó vẫn là một “vũ khí cao cấp” mà các quốc gia biển mong muốn sở hữu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *