Ấn Độ được coi là khách hàng tiềm năng đầu tiên mua S-500 của Nga – tên lửa được cho là có thể bắn tới vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất tầm thấp.
Nga thử S-500. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Ấn Độ có thể trở thành khách hàng đầu tiên mua hệ thống tên lửa phòng không mới nhất của Nga S-500, nhưng việc cung cấp sẽ chỉ được thảo luận sau khi các tổ hợp này đã được cung cấp đủ cho quân đội Nga.

Đang xem: Hệ thống tên lửa s500 của quân đội nga

Tuần trước, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov thông báo, các lực lượng vũ trang Nga đã bắt đầu được trang bị hệ thống tên lửa đất đối không S-500.

S-500 có khả năng đánh chặn máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo tầm xa và tên lửa hành trình siêu thanh.

S-500 được thiết kế để bổ sung cho hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Trong khi S-400 chủ yếu dùng để bắn hạ một loạt mục tiêu trên không như máy bay và tên lửa hành trình, S-500 có thể tiêu diệt tên lửa đạn đạo nhanh hơn nhiều và cần phải bắn hạ ở độ cao lớn hơn đáng kể. Các nhà phân tích khẳng định S-500 thậm chí có thể nhắm mục tiêu vào các vệ tinh trong quỹ đạo Trái đất thấp.

Bộ Quốc phòng Nga thử hệ thống phòng không S-500. Video: Bộ Quốc phòng Nga/RT

Phó Thủ tướng Borisov nói với hãng thông tấn Interfax, ông coi Ấn Độ là khách hàng tiềm năng đầu tiên mua hệ thống S-500.

“Có khả năng là Ấn Độ sẽ mua S-500. Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga, và đôi khi chúng tôi bán cho Ấn Độ những gì chúng tôi không bán cho các nước khác, bởi vì chúng tôi không có những khác biệt về chính trị, lãnh thổ, cũng không có những tình huống xung đột” – Phó Thủ tướng Borisov nói với Interfax.

Ông Borisov nhắc lại rằng Nga đã tổ chức sản xuất xe tăng T-90 và máy bay Su-30MKI được cấp phép ở Ấn Độ, thiết lập việc sản xuất chung tên lửa BrahMos và hiện nay hai bên đang đàm phán về việc sản xuất trực thăng Ka-226T.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga nói thêm, chưa có thỏa thuận nào với Ấn Độ về S-500. “Về tiềm năng thì có… nhưng trong các kế hoạch thực tế vẫn chưa có thỏa thuận nào. Và đây là thực tiễn chung, cần đợi tới khi chúng tôi cung cấp đủ cho lực lượng vũ trang trong nước, khi đó mới có kế hoạch bán ra nước ngoài” – ông Borisov nói.

Xem thêm: Chồng Dương Trương Thiên Lý, Người Mẫu Bị Bố Chồng Tố Chiếm Đoạt Tài Sản

Phó Thủ tướng Nga đồng thời lưu ý, S-500 phiên bản xuất khẩu sẽ có những khác biệt so với hệ thống trang bị cho quân đội Nga: “Theo quy định, đặc tính của vũ khí xuất khẩu không được vượt trội vũ khí của Nga”.

Tờ The Week cho hay, theo cơ sở dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một trong những tên lửa được sử dụng trong hệ thống S-500 có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 600km.

Tình báo Mỹ tuyên bố, một vụ thử nghiệm S-500 vào năm 2018 đã tấn công mục tiêu cách xa 480km – được cho là tầm bắn xa nhất của tên lửa đất đối không.

Ấn Độ đã nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong một thập kỷ và được báo cáo là đã sẵn sàng để đưa vào sử dụng. Ấn Độ cũng sẽ nhận các tên lửa S-400 đầu tiên của mình vào cuối năm nay.

Các nhà phân tích cho rằng S-500 sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược của Nga nhằm ngăn chặn kẻ thù kiểm soát không phận hoặc lãnh thổ bằng cách bắn hạ các hệ thống đường không như máy bay cảnh báo sớm trên không.

Việc phát triển S-500 được cho là đã bắt đầu vào năm 2009, nhưng đã nhiều lần bị trì hoãn.

Pavel Sozinov – nhà thiết kế chính của Almaz-Antey, công ty sản xuất S-500 – cho biết, hệ thống này hoàn toàn khác so với S-400, vì tập trung nhiều hơn vào tự động hóa. Bên cạnh đó, S-500 đi kèm với hai lõi, một chiếc chuyên dùng để thu hút các mục tiêu đạn đạo và chiếc còn lại được thiết kế riêng cho các mục tiêu khí động học..

Xem thêm:

Ông Sozinov tuyên bố, S-500 sẽ vượt qua hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao (THAAD) của Mỹ về hiệu suất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *