Xử lý nhà vệ sinh bị thấm ngấm là một trong những công việc hết sức quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng sửa chữa. Công tác này không những đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình mà còn tạo độ bền vững cho khu vực nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực ẩm ướt. 

Xử lý nhà vệ sinh bị ngấm thấm rò rỉ nước

Trong thực tế, nhà vệ sinh đặc biệt là phần nền sàn thường bị thấm ngấm không phải điều hiếm gặp. Không những mặt sàn, mà những vị trí sau cũng thường hay bị thấm như: các cổ ống đi xuyên sàn, chân tường. Vậy nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh là do đâu?

*

Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng màng chống thấm chính là:

– Hiệu quả ngăn nước cao, toàn diện

– Tuổi thọ của vật liệu chống thấm cao

– Thi công dễ dàng, nhanh chóng 

Quá trình dán màng chống thấm khò nóng được thực hiện bằng các bước cụ thể như sau;

Bước 1: Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm

Trước khi thực hiện chống thấm, cần đảm bảo bề mặt chống chống thấm được vệ sinh sạch sẽ, không còn bụi bẩn hay dầu mỡ. Các khu vực bị lồi, lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng vữa trộn với phụ gia.

Đang xem: Sàn nhà tắm bị đọng nước

Bước 2: Sử dụng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn trước khi thi công.

Bước 3: Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn.

Bước 4: Dùng máy khò nóng đốt bề mặt của tấm màng chống thấm cho nhựa bitum chảy lỏng rồi dính xuống mặt sàn. Đốt đến đâu thì lăn màng đến đó.

Bước 5: Tại những vị trí cổ ống nước thì cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Nên sử dụng thanh trương nở để quấn quanh tránh nước bị rò rỉ.

Bước 6: Tại các vị trí như chân tường thì dán lên cao khoảng 15 – 20cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không còn kẽ hở gây thấm dột.

Xem thêm: Đề Thi Toán Logic Fpt : Thú Vị Nhưng Bạn Có Làm Nổi Không? Thi Thử Toán & Tư Duy Logic

Bước 7: Sau khi xử lý chống thấm cho nhà vệ sinh bằng màng khò xong thì tiến hành trát lớp xi măng-cát trộn sika Latex lên bề mặt để bảo vệ lớp màng chống thấm.

Cách 2: Xử lý nhà vệ sinh bị thấm ngấm phụ gia chống thấm

Bên cạnh loại màng chống thấm được sử dụng, thì phụ gia trộn xi măng cũng là vật liệu phù hợp để xử lý hiệu quả cho nhà vệ sinh.

Đây là vật liệu chống thấm dạng lỏng, có khả năng thẩm thấu cao, tạo tính liên kết bền vững, chắc chắn cho công trình. So với chống thấm bằng màng chống thấm thì giải pháp này được đánh giá là dễ thực hiện hơn. Đồng thời nó còn có rất nhiều ưu điểm như:

Giá trị kinh tế và hiệu quả chống thấm rất cao.Khuấy trộn nhanh, thi công chống thấm dễ dàng.Không cần pha thêm nước sạch.Độ chảy cao, vữa dạng lỏng nên dễ dàng thi công bằng lu, chổi quét sơn,bay trát hay phun bằng máy phun vữa.Bám dính tốt lên bề mặt vữa cũng như bê tông.Sản phẩm thân thiện với môi trường.

Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng vữa chống thấm trộn xi măng bao gồm 6 bước như sau:

Vệ sinh xử lý bề mặt bê tông, vữa xi măng tô, trátLàm ẩm, phun sương bão hòa bề mặt bằng nướcTrộn Sika-1F trong thời gian 1 phútTrộn đều Sika-1F với xi-măng trong thời gian 3 phútThi công lớp thứ nhất, chờ lớp chống thấm khô trong khoảng 4 đến 8 tiếng đồng hồThi công lớp thứ 2 hoặc lớp thứ 3 nếu cần thiết

Trong tất cả các trường hợp, vữa chống thấm phải bám dính tốt lên bề mặt. Để khô trong khoảng 4-8 giờ ở điều kiện nhiệt độ trên +20oC trước khi thi công lớp tiếp theo.Đối với bề nằm ngang, nên chờ khoảng 24 giờ trước khi thi công lớp tiếp theo để không làm hư hại lớp chống thấm vừa mới thi công.Dùng bình xịt phun nước làm ướt nhẹ bề mặt lớp chống thấm đã thi công khi thời gian chờ để thi công lớp chống thấm tiếp theo trên 12 giờ.

Xem thêm: Dự Đoán Tử Vi Quý Hợi 1983 Tháng 05/2022, Tử Vị Tuổi Quý Hợi Sinh Năm 1983

Trên đây, sika Phương Đông đã chia sẻ cho bạn đọc các xử lý nhà vệ sinh bị thấm ngấm và các vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả.

Sự lựa chọn phương pháp chống thấm hiệu quả là theo cơ sở thực tế hiện trạng công trường. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có cách xử lý chống thấm cho nhà vệ sinh phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *