*

Những chủ trương công tác lớn
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
Bình luận – Phê phán

Bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2014 có sự khác biệt lớn so với những năm gần đây. Những sự kiện nghiêm trọng diễn ra liên tiếp ở nhiều quốc gia, khu vực gây quan ngại sâu sắc và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội toàn cầu. Tạp chí Quốc phòng toàn dân nghiên cứu, lựa chọn và giới thiệu cùng bạn đọc 10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật trong năm.

Đang xem: Quốc phòng việt nam năm 2014

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo diễu hành phô trương sức mạnh ở thành phố Raqqa,miền Bắc Syria. (Ảnh: Reuters)

1. Khủng hoảng toàn diện ở U-crai-na

2. Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và cuộc chiến chống IS còn nhiều nan giải

Tháng 6-2014, tổ chức bất ngờ trỗi dậy, đánh chiếm nhiều thành phố của I-rắc, Xy-ri và gây nhiều cuộc tàn sát đẫm máu, dã man người dân vô tội, buộc hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Trước tình hình đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lập tức ra Nghị quyết 2178 về chống khủng bố, trong đó có chống IS. Mối đe dọa từ IS cũng buộc Oa-sinh-tơn phải công bố Chiến lược toàn diện chống IS và thành lập Liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu để đối phó với tổ chức khủng bố khét tiếng này. Tuy nhiên, do đánh giá không đúng thực lực của IS, lại chủ yếu dùng không kích và hỗ trợ (về huấn luyện, vũ khí,…) cho Lực lượng an ninh I-rắc, người Cuốc và lực lượng đối lập ở Xy-ri, nên kết quả chống IS của Mỹ và Liên minh không được như mong muốn. Hiện nay, IS không chỉ gia tăng bạo lực, chiêu mộ binh sĩ (từ nhiều nước) mà còn thường xuyên thay đổi cách đối phó linh hoạt trên thực địa, nên cuộc chiến chống IS sẽ còn kéo dài, với nhiều nan giải.

3. Mâu thuẫn sâu sắc giữa Nga và phương Tây

Cuộc đối đầu giữa Nga với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đến đỉnh điểm khi phương Tây công khai ủng hộ “cuộc cách mạng cam lần 2” ở U-crai-na, lật đổ Tổng thống (được cho là thân Nga) Y-a-nu-cô-vích, còn Nga quyết định sáp nhập Crưm và công nhận cuộc bỏ phiếu ở khu vực Đô-nhét-xcơ và Lu-gan-xcơ (tháng 11-2014). Cáo buộc Mát-xcơ-va đứng đằng sau sự bất ổn của U-crai-na, Mỹ và EU lập tức tẩy tray và loại Nga ra khỏi Hội nghị các nước công nghiệp phát triển (G-8) dự kiến tổ chức tại Xô-chi (Nga); thành lập một lực lượng phản ứng nhanh ở châu Âu; đồng thời, liên tiếp đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga. Nga đã sử dụng con bài năng lượng để đáp trả. Nhiều vòng đàm phán giữa các bên đã được tổ chức trong năm nhưng không đạt được kết quả gì. Dư luận lo ngại mâu thuẫn gay gắt xung quanh cuộc khủng hoảng U-crai-na không chỉ gây thiệt hại đối với các bên, mà còn đẩy quan hệ giữa Nga với Mỹ và EU vào “Chiến tranh lạnh mới”, nguy hiểm.

Xem thêm:

4. Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

5. Xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin

6. Nhật Bản công bố thực thi quyền phòng vệ tập thể bên ngoài lãnh thổ

Đầu tháng 7-2014, nội các Nhật Bản nhất trí dỡ bỏ rào cản pháp lý không cho quân đội nước này tham chiến ở bên ngoài kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo đó, Tô-ky-ô sẽ được phép thực thi quyền phòng vệ tập thể khi một nước mà Nhật Bản có quan hệ gần gũi bị tấn công và trong các trường hợp: sự tồn tại của đất nước bị đe dọa, có mối nguy cơ rõ ràng phá hoại quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc của người dân. Đồng thời, nới lỏng những hạn chế về xuất khẩu vũ khí và triển khai quân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Tuy nhiên việc sửa đổi này còn phải thông qua Quốc hội Nhật Bản và bị giới hạn trong thực hiện.

7. Mỹ công bố chính sách đối ngoại mới

8. Hoạt động khủng bố gia tăng, đe dọa an ninh toàn cầu

Năm 2014, hoạt động khủng bố gia tăng trở lại, đẩy tình hình an ninh của nhiều quốc gia vào tình trạng báo động. Cùng với hoạt động của nhóm phiến quân IS ở I-rắc và Xy-ri thì các nhóm khủng bố thuộc An Kê-đa, An Sa-báp, Bô-cô Ha-ram, Ta-li-ban,… cũng gia tăng hoạt động tại châu Á, châu Phi và châu Âu. Đẫm máu nhất là vụ tấn công của Ta-li-ban (ngày 16-12) vào một trường học ở Pa-ki-xtan khiến 145 người chết và hàng trăm người khác bị thương. Còn ở Áp-ga-ni-xtan, từ đầu năm đến nay đã có hơn 80 vụ tấn công khủng bố nhằm vào Thủ đô Ca-bun, tăng gấp hơn hai lần năm 2013. Gần đây, hai vụ tiến công khủng bố và bắt cóc con tin hy hữu tại Ca-na-đa và Ô-xtrây-li-a là tiếng chuông cảnh báo khủng bố không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Nguy hiểm hơn khi có bằng chứng cho thấy, sự hợp tác giữa những phần tử khủng bố đến từ các quốc gia chưa từng đối mặt thách thức này, như: Pháp, Anh, I-ta-li-a,… với An Kê-đa, gây mối đe dọa an ninh thế giới ngày càng lớn.

Xem thêm:

9. Đàm phán về chương trình hạt nhân của I-ran lâm vào bế tắc

10. Xung đột tiếp tục diễn biến phức tạp ở Xy-ri

Năm 2014, mặc dù Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm vãn hồi hòa bình ở Xy-ri nhưng xung đột ở quốc gia Trung Đông này vẫn leo thang, diễn biến phức tạp. Trên thực tế, Xy-ri đang bị chia rẽ, xung đột đẫm máu giữa các vùng do Chính quyền Đa-mát kiểm soát với các vùng do nhiều nhóm phiến quân vũ trang (thường xuyên mâu thuẫn, đối địch nhau) chi phối, như: IS, An Kê-đa, An Nu-xra,… và cộng đồng người Cuốc. Điển hình là cuộc giao tranh ngày 24-8 tại căn cứ không quân An Ta-ba-qua, khiến hơn 500 binh sĩ Xy-ri và phiến quân IS thiệt mạng. Trong khi đó, Mỹ tiến hành không kích IS trên lãnh thổ Xy-ri và viện trợ cho các lực lượng “ôn hòa” chống IS nhưng không hợp tác với Chính quyền Đa-mát, khiến xung đột tại đây càng thêm phức tạp. Theo số liệu chính thức của Liên hợp quốc, kể từ khi bùng phát (tháng 11-2011) đến nay đã có hơn 195.000 người Xy- ri thiệt mạng, hơn 2,5 triệu người phải đi lánh nạn và gần 11 triệu người đang cần được trợ giúp khẩn cấp. Xung đột leo thang tại Xy-ri cũng đe dọa và làm trầm trọng an ninh nhiều nước, như: Li-băng, Gioóc-đa-ni, I-rắc và Thổ Nhĩ Kỳ, v.v.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *