(ĐCSVN) – Vụ nổ bốt điện tại Hà Đông mới đây đã khiến 1 người chết và nhiều người bị thương. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Luật sư Lê Huy Quang (Giám đốc Công ty Luật The Light – Hà Nội) đã trao đổi với phóng viên xung quanh câu hỏi này.

Đang xem: Nổ bốt điện ở hà đông

*

Luật sưLê Huy Quang, Giám đốc Công ty Luật The Light – Hà Nội. Ảnh: Bùi An

Vào khoảng 15h ngày 17/11 tại đường Trưng Nhị, Hà Đông, một vụ nổ bốt điện xảy ra khiến 5 người bị thương và đã có 1 nạn nhân tử vong. Theo thông cáo báo chí của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, nguyên nhân của vụ nổ bốt điện này là do trong quá trình đóng điện vận hành không tải trước khi đưa vào vận hành chính thức máy biến áp đã bất ngờ tràn dầu, gây cháy.

Người dân khu vực này cho biết, vào sáng ngày 17/11, bốt điện này đã nổ một lần nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng. Sau đó đã có một nhóm thợ đến sửa chữa, kiểm tra. Khoảng 2 tiếng sau bốt điện phát nổ lớn hơn, gây ra thảm kịch.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Lê Huy Quang khẳng định: Nếu căn cứ theo thông cáo của Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội, nguyên nhân gây nổ không thuộc về những nạn nhân, mà do bốt điện không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng. Vì thế, chủ sở hữu và cơ quan trực tiếp quản lí điện tại địa phương đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Bởi, Điều 618 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”.

Xem thêm:

Theo luật sư Lê Huy Quang, ngay cả trong trường hợp chủ sở hữu và cơ quan trực tiếp quản lí bốt điện không có lỗi (trừ trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết hay lỗi hoàn toàn của nạn nhân) thì những cơ quan này vẫn phải có trách nhiệm khi tài sản của mình gây ra thiệt hại về sức khỏe và tính mạng với những người xung quanh. Nhận định này được luật sư căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Mục 3 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

“Những nạn nhân trên không gây ra vụ nổ bốt điện, họ chỉ sai sót khi ngồi gần bốt điện, nên trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ sở hữu bốt điện”, luật sư Quang nói.

Xem thêm:

Theo luật sư Lê Huy Quang, cơ quan chức năng cần xác minh Công ty Điện lực Hà Đông có thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn trạm điện hay không? Bởi, theo Điểm a, Khoản 1 Điều 15 của Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn quy định chi tiết Luật Điện lực, việc kiểm tra hành lang an toàn lưới điện là bắt buộc: “Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điệnlà 2m đối với điện áp đến 22kv và 3m đối với điện áp đến 35kv”.

Với căn cứ nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng (chết người) của sự việc, luật sư Lê Huy Quang cho rằng, cơ quan công an có thể khởi tố vụ án “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 258 Bộ Luật hình sự).

Việc điều tra cần làm rõ các câu hỏi:

– Việc sử dụng vật liệu bốt điện có đúng với thiết kế được phê duyệt hay không?

– Quy trình lắp đặt, vận hành có đúng với quy trình thiết kế, tiêu chuẩn chất lượng và đúng pháp luật hay không?

– Trách nhiệm của cơ quan thẩm định đến đâu, vì vừa thẩm định xong đưa vào vận hành được vài giờ đã nổ?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *