*
24 tháng 10, 2010

… Trên cương vị dân tộc, một nước Phật Giáo như Việt Nam có nên đón tiếp một người, với cương vị của một bậc lãnh đạo Công Giáo đứng hạng nhì sau Giáo Hoàng ở Vatican trước đây, đã dùng một loại danh từ rất thiếu văn hóa đối với Phật Giáo như trên hay không?

Đó là câu hỏi mà chúng tôi muốn đặt cho chính quyền cũng như quần chúng Việt Nam. Và quần chúng có nên biết rõ hơn về sách lược, âm mưu xâm lăng văn hóa và mục tiêu lật đổ chính quyền hiện thời ở Việt Nam để cho những nô lệ của Vatican nắm cơ hội lên cầm quyền hay không? Trong bài viết về Ratzinger khi ông ta mới được bầu làm Giáo hoàng, đăng trên Trang Nhà Giao Điểm, tháng 4, 2005, chúng tôi đã tiên đoán việc này và đề nghị: “Trừ phi Ratzinger chính thức xin lỗi thế giới Phật Giáo về những lời nói bậy của mình, Việt Nam cương quyết đừng bao giờ để cho ông ta bước chân lên đất nước Việt Nam, dù dưới bất cứ một áp lực nào. Thể diện quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc phải được đặt lên trên hết.” …(TCN)

Gần đây, qua vụ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt phải ra đi, có tin đồn là Nhà Nước Việt Nam và Vatican đã thỏa hiệp với nhau để tiến tới bang giao và mở đường cho Giáo hoàng Benedict XVI đến thăm Việt Nam. Chúng tôi nghĩ có lẽ cũng nên đóng góp thêm một chút tài liệu để Việt Nam biết rõ Vatican hơn, ngoài những điều Vatican trình diễn mà chắc chắn là không ít thì nhiều cũng có những hứa hẹn…

Trước hết, có thể nói Việt Nam là một nước Phật Giáo vì đa số người dân theo Phật Giáo, cũng như nước Mỹ vẫn tự coi là một nước Ki-tô Giáo (Christian country), vì đa số dân Mỹ (khoảng gần 80%) theo Ki-tô Giáo. Là một nước Phật Giáo, Việt Nam không nên quên rằng, Giáo Hoàng Benedict 16 hiện thời, trước là Hồng Y Joseph Ratzinger, và chính ông ta đã là người phê bình Phật Giáo một cách “rất phi đạo đức Công giáo”, nếu không muốn nói là “rất vô giáo dục Công Giáo”, là “A Sort Of Spiritual Auto-Eroticism”. Đó là thực chất con người của Giáo Hoàng đương nhiệm, người đã được thiên hạ tặng cho nhiều biệt danh không lấy gì làm vinh dự cho lắm: Hồng Y thiết giáp (Panzerkardinal), kẻ ép buộc (tín đồ phải tuân theo luật đã lỗi thời) của Vatican (The Vatican’s Enforcer), the God’s Rottweiler (Rottweiler là một giống chó giữ nhà rất hung tợn), Người canh chừng bảo vệ giáo lý chính thống (The Watchdog of orthodoxy) và Đại Phán Quan (The Grand Inquisitor). Do đó, tin rằng Vatican dưới quyền ông ta thật tình muốn giúp Việt Nam, một nước Phật Giáo, với những hứa hẹn bất cứ về vật chất hay về cái gì khác, thì cũng như là cô bé quàng khăn đỏ tin một con lang giả dạng thành một bà lão hiền hòa. Con Lang thì chỉ có một hàm răng lớn, nhọn, và chỉ ăn thịt một em bé quàng khăn đỏ, nhưng Vatican thì có tất cả những vòi của một con bạch tuộc (Octopus Dei) và có thể ôm chặt và nghiền nát cả một quốc gia. Lịch sử Công Giáo, hơn gì hết, đã chứng tỏ như vậy.

Đang xem: Những cuốn băng của vatican

Rất có thể thế lực Công Giáo Việt Nam, dựa vào thế lực của Vatican, cộng với áp lực của Mỹ, sẽ vận động để cho Ratzinger, bây giờ là Giáo Hoàng Benedict 16, đến thăm Việt Nam, và khuyến dụ Việt Nam hãy chấp nhận để chứng tỏ là đã tiến bộ về vấn đề Tự Do Tôn Giáo trước thế giới, thỏa mãn yêu cầu của Mỹ, và do đó sẽ có lợi cho Việt Nam.. Nhưng đây chỉ là một bước của thế lực đen toa rập với thế lực tư bản nhằm phá đổ chế độ. Việt Nam không nên quên rằng, trong dịp Lễ Độc Lập của Mỹ mấy năm trước, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam đã mời một số những người chống đối chế độ đến tham dự. Lý do tại sao thật là quá dễ hiểu.

Trên cương vị dân tộc, một nước Phật Giáo như Việt Nam có nên đón tiếp một người, với cương vị của một bậc lãnh đạo Công Giáo đứng hạng nhì sau Giáo Hoàng ở Vatican trước đây, đã dùng một loại danh từ rất thiếu văn hóa đối với Phật Giáo như trên hay không? Đó là câu hỏi mà chúng tôi muốn đặt cho chính quyền cũng như quần chúng Việt Nam. Và quần chúng có nên biết rõ hơn về sách lược, âm mưu xâm lăng văn hóa và mục tiêu lật đổ chính quyền hiện thời ở Việt Nam để cho những nô lệ của Vatican nắm cơ hội lên cầm quyền hay không? Trong bài viết về Ratzinger khi ông ta mới được bầu làm Giáo hoàng, đăng trên Trang Nhà Giao Điểm, tháng 4, 2005, chúng tôi đã tiên đoán việc này và đề nghị: “Trừ phi Ratzinger chính thức xin lỗi thế giới Phật Giáo về những lời nói bậy của mình, Việt Nam cương quyết đừng bao giờ để cho ông ta bước chân lên đất nước Việt Nam, dù dưới bất cứ một áp lực nào. Thể diện quốc gia và truyền thống văn hóa dân tộc phải được đặt lên trên hết.”

Theo ý của chúng tôi thì chỉ xin lỗi Phật Giáo không không đủ, vì Phật Giáo dù sao cũng chỉ là một tôn giáo ở Việt Nam, dù chiếm đa số. Vấn đề ở đây là cả nước Việt Nam đã chịu nhiều khổ nạn vì sự truyền đạo của Công Giáo vào Việt Nam. Cho nên, theo ý chúng tôi, Việt Nam đừng bao giờ cho phép Ratzinger hay bất cứ Giáo hoàng nào được đặt chân lên đất nước Việt Nam trước khi ông ta lên tiếng, nhân danh Công Giáo, xin lỗi Việt Nam về những hoạt động của Công Giáo tiếp tay với thực dân Pháp để xâm chiếm Việt Nam trước đây, và sau đó Giáo hội Công Giáo đã toa rập với thực dân Pháp để cướp bóc đất đai, tài sản, chùa chiền của nhân dân Việt Nam, và thành thực sám hối qua những hành động cụ thể như hoàn trả lại cho nhân dân Việt Nam những tài sản đã chiếm hữu, và bồi thường cho Việt Nam những tác hại mà Công Giáo đã mang đến Việt Nam. Ngoài ra Giáo hội Công Giáo Việt Nam cũng phải bố cáo rộng rãi, lên tiếng xin lỗi tương tự nhân dân Việt Nam, bỏ đi những lời xúc phạm đến cả nước Việt Nam, đến Phật Giáo, trong Kinh Nhựt Khóa của họ, và hoàn trả những gì đã chiếm hữu của nhân dân Việt Nam từ trước tới nay.

Chúng tôi hi vọng khối Phật Giáo ở bên nhà, với tinh thần vô úy, hãy lên tiếng, đặt vấn đề trước Nhà Nước, và cùng Nhà Nước nghiên cứu những vấn nạn liên quan đến những diễn biến ngoại giao giữa Nhà Nước và Vatican. Bài viết này chỉ có mục đích giúp thêm thông tin về vài bộ mặt thật của Vatican cho những người Việt Nam yêu nước, và hi vọng Nhà Nước Việt Nam sẽ rất thận trọng, đắn đo, trước khi dấn thân vào con đường “đánh đu với tinh”, và có thể hoạch định một đường lối sáng suốt thích hợp để đối phó với âm mưu và sách lược của Vatican..

◄ ● ►

*

Vatican có hai mặt, vừa là một tôn giáo, vừa là một quốc gia có chủ quyền. Vì thế chính trị của Vatican cũng có hai mặt, lúc thì nhân danh là một tôn giáo, lúc thì nhân danh là một quốc gia. Vì vậy Vatican có liên hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác.

Mỹ và Mễ Tây Cơ đã có thời cắt đứt liên lạc ngoại giao với Vatican nhưng rồi lại tái thiết lập vì tình hình chính trị và vì cả hai nước đều có nhiều tín đồ Công Giáo, Ở Mỹ vào khoảng 22%, ở Mễ Tây Cơ hầu như toàn tòng. Mễ Tây Cơ có đạo luật cấm các tu sĩ Công Giáo không được mặc y phục Linh mục nơi công cộng, không được mở trường học v..v.. Ở Mỹ, đa số người dân vẫn không ưa Công Giáo. Hình ảnh những người dân Mỹ biểu tình phản đối cuộc viếng thăm trước đây của Giáo hoàng John Paul II, cầm biểu ngữ đòi: Chính phủ Mỹ chấm dứt công nhận Vatican (End US Gov’t Recognition Of The Vatican), Hãy đăng ký các giám mục như là những điệp viên ngoại quốc (Register Bishops As Foreign Agents), Ngưng nạn đói: Hãy bán đi Vatican (Stop Starvation: Sell The Vatican), Vatican chống dân chủ (The Vatican Is Anti-Democratic) v..v.. có lẽ đã nói lên phần nào thực chất của Vatican. Tất cả những hình ảnh này đều có trong phần cuối của cuốn Vatican: Thú Tội Và Xin Lỗi?, Nhiều tác giả, Giao Điểm, 2000.

Ở Á Đông, sau Philippines, Việt Nam là nước có đông tín đồ Công Giáo nhất, vào khoảng 5-7%, và đặc tính nổi bật nhất của Công Giáo Việt Nam là hoàn toàn tuân phục Vatican, nghe theo lệnh của Vatican, hay theo lời của một trí thức Công Giáo, Giáo sư Nguyễn Văn Trung: “Tòa Thánh có đánh rắm cũng khen thơm”. Số tín đồ đông đảo dễ bảo này là mối quan tâm hàng đầu của Vatican, và Vatican không ngừng tìm cách, có thể cả sách lược “khom mình để chinh phục” (stoop to conquer), để tái diễn tấn tuồng Ba Lan ở Việt Nam. Sự ngoan ngoãn của Công Giáo Việt Nam đối với Chính Quyền Việt Nam hiện nay, đồng thời đẩy mạnh bộ mặt thánh thiện từ thiện xã hội để tạo uy tín, len lỏi vào những cơ quan công quyền, mua chuộc nhân sự v..v.. đều nằm trong sách lược này. Nhưng có lẽ Việt Nam không bao giờ nên quên là Giáo dân hải ngoại đã từng lên tiếng gợi ý van xin Giáo Hoàng John Paul II: “Cha đã tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha , và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con .” . Giáo Hoàng John Paul II cũng đã ban Tông Huấn cho các giám mục địa phương phải “cải đạo Á Châu, nghĩa là mang Á Châu vào vòng nô lệ của Vatican, trong thế kỷ 21. Thật vậy, Vatican không có tín đồ, chỉ có nô lệ, dù là nô lệ tâm linh, vì cấu trúc của Giáo hội Công Giáo là toàn trị tôn giáo. Việt Nam không phải là quê hương của tín đồ Công Giáo Việt Nam. Họ là công dân của “nước Chúa” và họ đã từng tuyên bố “Thà mất nước (Việt Nam) chứ chẳng thà mất Chúa”. Ngày ngày họ cũng còn cầu kinh Nhựt Khóa: “Xin Chúa làm cho tôi khinh dễ sự đời là chốn chim muông cầm thú, xin làm cho tôi đặng về quê thật làm một cùng vua David”. Ông Khuất Minh ở Hải Phòng, một tín đồ Tin Lành tân tòng, đã nhân danh một công dân của vương quốc Thiên Đàng của Đức Chúa Jésus Christ để viết một bức “Tâm Thư” gửi đến tờ báo An Ninh Thế Giới. Do đó, điều hiển nhiên là các tín đồ Ki-tô Giáo, Công Giáo cũng như Tin Lành Việt Nam, đã được cấy vào đầu óc: Việt Nam không phải là nước của họ mà nước thật của họ là nước Chúa, quê hương của họ không phải là Việt Nam, quê hương thật của họ là nơi họ mong ước được về với Vua David của Do Thái khi xưa, dù rằng, như Kinh Thánh đã viết rõ:David chỉ là một tên tướng cướp, một bạo chúa, hoang dâm vô độ, vô đạo đức và cuồng sát.

Trong thế giới Tây phương, giới trí thức hiểu biết, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Công Giáo, đều biết rõ Công Giáo là một định chế có nhiều sắc thái chính trị và thế tục hơn là tôn giáo. Những sắc thái nổi bật nhất của Công Giáo, theo như nhận định của đa số học giả nghiên cứu về Công Giáo, là: nghèo nhất về vấn đề tâm linh, giầu nhất về tội ác, nhưng cũng giầu nhất về tiền bạc. B. S. Rajneesh đã viết một cuốn sách nhan đề “Linh Mục và Chính Trị Gia: Những Mafia của Linh Hồn” (Priests & Politicians: The Mafia of the Soul, The Rebel Publishing House, Cologne, Germany, 1987), và Linh Mục Joseph McCabe cũng đã viết một cuốn với nhan đề “Giáo Hội La Mã: Nghèo Nhất Về Văn Hóa, Giàu Nhất Về Tội Ác” (Rome Puts A Blight On Culture: The Roman Church The Poorest In Culture The Richest In Crime, Haldeman-Julius Publications, Kansas, 1942).

Nghèo nhất về tâm linh vì, như kết quả thăm dò ý kiến về tôn giáo vừa qua, kết quả là tín đồ Công giáo hiểu biết ít nhất về chính đạo của mình, cho nên đa số tín đồ ngày nay vẫn tiếp tục tin vào những điều “không thể tin được”, thí dụ như, Giê-su là đấng cứu thế, Thiên Chúa yêu thương mọi người, và hi vọng vào một cái bánh vẽ trên trời, thiên đường, mà chính Giáo hoàng John Paul II đã công khai phủ nhận sự hiện hữu v..v… Giầu nhất về tội ác của Giáo Hội La Mã thì cả thế giới đã đều biết qua lịch sử 2000 năm của Công Giáo, không cần phải chờ đến khi Giáo Hoàng John Paul II chính thức lên tiếng xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội đối với nhân loại. Nhưng còn vấn đề Giáo Hội giầu nhất về tiền bạc, tài sản, thì rất ít người biết đến nguồn gốc vì đây là vấn đề Giáo hội không những không bao giờ tiết lộ, mà còn hết sức dấu kín. Nhưng ở trên đời, muốn cho người khác không biết thì đừng có làm, do đó Giáo hội Công Giáo cũng không thể dấu kín hoàn toàn những vấn đề liên hệ đến nguồn tài chánh của Giáo hội từ xưa tới nay. Giáo hội có một lợi thế là, vì rất giầu về tiền bạc cho nên Giáo hội có thể dùng tiền của Giáo hội, bất kể là tiền bẩn hay tiền sạch, để đẩy mạnh những mưu đồ chính trị của mình, để bành trướng thế lực, để nuốt chửng những cô bé quàng khăn đỏ ngây thơ cả tin trên thế giới.

Xem thêm:

Như trên vừa nói, trong Công Giáo, vấn đề tâm linh và đạo đức không phải là chủ trương của Giáo hội, mà là vấn đề làm sao có thể vơ vét của cải, tích lũy tài sản, và dùng chúng để đẩy mạnh những mục tiêu thế tục, thống trị hoàn cầu mới là chính. Vậy chúng tôi nghĩ rằng cũng nên đào sâu vào vấn đề tài sản của Vatican từ đâu mà ra. Trrước khi nói về vấn đề tài chánh của Giáo hội, tưởng chúng ta cũng nên biết qua về thực chất của Giáo hội Công Giáo ngày nay trên thế giới ra sao? Ngoài mặt, thế lực của Vatican còn rất mạnh, nhưng thực chất thì Vatican đang khủng khoảng, ở trên đà suy thoái, và uy tín của Vatican đã giảm đi nhiều. Qua những xì-căng-đan mà cả thế giới đều biết, nhưng rất ít tín đồ Công Giáo biết, nhất là ở trong những ốc đảo ngu dốt (từ của Linh Mục Trần Tam Tĩnh) ở Phi Châu, Nam Mỹ và một vài nơi ở Á Châu, chiếm trên 70% số giáo dân trên thế giới, cộng với sự tiến bộ trí thức của nhân loại, thì Công Giáo đang ở trên đà suy sụp bất khả cứu vãn. Những sự kiện sau đây đã góp phần nào vào sự suy thoái của Công Giáo.

Giáo hội đã bắt buộc phải xưng thú 7 núi tội lỗi của Giáo hội đối với nhân loại qua những lời xin lỗi suông trên bờ môi mép lưỡi. Báo chí thế giới đã phanh phui ra những chuyện động trời trong giáo hội như: Linh mục hiếp dâm các nữ tu (sơ) trên 27 quốc gia và nếu ai mang thai thì cưỡng bách họ phải đi phá thai trong khi giáo lý chính thức của Giáo hội là cấm dùng thuốc ngừa thai hay phá thai; trong một viện mồ côi ở Canada, các “em hiền như ma sơ” mặc y phục xám (gray nuns) đã chọc thủng màng tai của một số trẻ mồ côi để lấy thêm tiền trợ cấp của chính quyền vì số tiền trợ cấp cho các em bị tàn tật thì nhiều hơn là cho các em bình thường; trong một viện mồ côi khác, các sơ đã đổ nước sôi vào tay trẻ mồ côi vì chúng bị để đói nên đi ăn cắp thức ăn của các sơ dùng để nuôi thỏ; vụ nổ ở bên Anh: các em bị cha mẹ bỏ rơi hay nhà quá nghèo khổ, được hứa hẹn mang đi nuôi, cho ăn học tử tế, rút cuộc đã phải vào làm lao động đầu tắt mặt tối trong một xưởng giặt ở nước ngoài của “hội Thánh”, trong mấy tháng trời không thấy ánh sáng mặt trời; và nhất là vụ Vatican bao che các linh mục can tội loạn dâm với các trẻ phụ tế và nữ tín đồ v..v.. Ngoài ra, ở phương trời Âu Mỹ, Linh mục và nữ tu bỏ đạo hàng loạt, nhiều nhà thờ, trường học Công Giáo phải đóng cửa và rao bán, số giáo dân đi lễ nhà thờ và đóng tiền cho nhà thờ giảm sút nhanh, khiến cho Giáo hội phải đi kiếm những vùng đất mới để cắm cây thánh giá và vơ vét tiền bạc, của cải. Vùng đất mới này không gì khác là Á Châu, vùng đất chưa bị ô nhiễm nhiều bởi Công Giáo.

Nhưng yếu tố quyết định sự suy thoái của Công Giáo không phải là những chuyện nhơ bẩn trên, vì tín đồ rất ít biết đến những sự thật trong nội tình Công Giáo, mà chính là sự tiến bộ và những khám phá của khoa học về vũ trụ và con người. Khoa học đã bắt buộc Giáo hoàng John Paul II phải lên tiếng, nhưng đa số tín đồ trong các ốc đảo không bao giờ nghe thấy, công nhận thuyết Big Bang (nguồn gốc vũ trụ), thuyết Tiến Hóa (nguồn gốc con người), và phủ nhận sự hiện hữu của Thiên đường (nơi linh hồn những người được Giê-su cứu rỗi tái nhập với thân xác và sống đời đời) và Hỏa Ngục (nơi Giê-su dùng ngọn lửa vĩnh hằng để thiêu đốt những người không tin ông ta). Như vậy, các tín lý của Giáo hội bày đặt ra trước đây, vừa để khuyến dụ vừa để hù dọa những đầu óc yếu kém, như “Tội tổ tông”, “Chúa Giê-su chịu chết trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại”, “Giê-su sinh ra từ một Nữ Đồng Trinh”, “Maria đồng trinh suốt đời”, “Giê-su sống lại”, “Rửa Tội”, “Ai tin Giê-su thì được cứu rỗi”, “quan niệm về Thiên Đường, Hỏa Ngục”, và sự hoang đường của các “bí tích” v..v.. đã không còn một chút giá trị nào trong thế giới những người hiểu biết nữa. Cho nên tình trạng suy thoái của Công Giáo trên khắp thế giới, nhất là ở phương trời Âu Mỹ, nơi đây người dân thường xuyên được cập nhật hóa những thông tin về khoa học và tôn giáo v..v.., là một hiện tượng đã khá rõ rệt, và đã có nhiều nghiên cứu thống kê về tình trạng này. Hội Đồng Giám Mục Âu Châu cũng như chính Giáo hoàng Benedict XVI đã phải lên tiếng than phiền là “Âu Châu ngày nay đang sống như là không hề biết đến Thiên Chúa”. Vì vậy, Vatican đang cố gắng dùng mọi thủ đoạn để cải đạo Á Châu, nhiều nơi ở trên lục địa này người dân còn nghèo khổ, còn bị áp bức, ít hiểu biết, nên rất dễ ăn vào cái bả của Công Giáo.

*
*
*

Thực chất thì như vậy, nhưng Giáo hội có đủ phương tiện truyền thông để lái dư luận, để tiếp tục nhốt tín đồ trong vòng ngu dốt, đồng thời tiếp tục phô trương quyền lực giả tạo để lừa bịp những cô bé quàng khăn đỏ ngây thơ, cả tin. Sức mạnh của Vatican dựa trên một giáo hội có một tổ chức toàn trị rất chặt chẽ, có một số tín đồ đông đảo nhất, nằm vùng trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, và sẵn sàng nhắm mắt nghe theo lệnh của Vatican xuyên qua các “bề trên” như các tổng giám mục, giám mục, linh mục địa phương. Trong cuốn The Vatican Empire, Nino Lo Bello viết, trang 167: “Các chiến thuật của Vatican đều dựa trên niềm tin là thật dễ cho Giáo hội duy trì sức mạnh ở những nơi mà sự nghèo khổ và ngu dốt được nuôi dưỡng.” (Vatican strategies are based on a belief that it is easier for the Church to maintain its strength where poverty, misery, and ignorance breed) . Thêm vào đó, Vatican là một tổ chức tôn giáo giầu vào bậc nhất, tài sản ước tính tối thiểu là trên 1000 tỷ đô-la. Nhưng Vatican cũng nổi tiếng trên thế giới là chỉ thu vào, không bỏ ra cho ai. Nino Lo Bello viết, Ibid., trang 153-154: “Đối với người Ý, đặc biệt là những người sống ở Rome, Vatican nổi tiếng là “rẻ tiền”, “thắt chặt hầu bao”, “keo kiệt”. Chẳng cần phải khiêu khích, người thường ở ngoài đường phố có thể nói với bạn : “Vatican thu vào nhưng chẳng cho ai đồng nào” (Among the Italians, particularly among the residents of Rome,, the Vatican has a reputation for being “cheap”, “tight,” “stingy”. Without much provocation, the ordinary man in the street is likely to tell you , Il Vaticano riceve – ma non da a nessuno (The Vatican receives – but gives to no one). Cho nên, chúng ta phải hiểu rằng, khi Vatican bỏ tiền ra là luôn luôn có mưu đồ đàng sau. Vatican đã bỏ ra hàng trăm triệu đô-la vào Ba Lan để lật đổ Cộng Sản ở Ba Lan. Khi cần, Vatican có thể “lấy tiền của kẻ nghèo để trả kẻ giầu” (rob Peter to pay Paul). Dòng “Thừa sai Bác Ái” của bà Teresa đã kiếm cho Giáo hội bao nhiêu triệu để trong các ngân hàng là một thí dụ điển hình. Giáo hoàng tới thăm đâu, giáo hội địa phương phải trang trải phí tổn cho chuyến “thăm giáo dân” của Ngài. Mỹ đã tốn trên 2 triệu đô-la cho một chuyến thăm Mỹ của John Paul II trước đây. Nghe nói vụ phong thánh ở Việt Nam, giáo hội Việt Nam cũng phải bỏ ra một số tiền lớn để chạy chọt. Thực chất trò phong thánh của Vatican chỉ là củng cố và đẩy mạnh sự cuồng tín của đám giáo dân thấp kém ở dưới. Và những thủ đoạn làm tiền của Giáo hội Công Giáo mà chúng tôi sẽ trình bày trong một phần sau là những bằng chứng rõ rệt nhất.

Xem thêm:

Tin vào sự viện trợ của Vatican hay bất cứ hứa hẹn vật chất nào của Vatican là niềm tin của Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng. Chính sách của Vatican đã rõ rệt từ muôn đời: bỏ ra một, lấy lại 10 hay nhiều hơn. Họ dùng bả vật chất để chiêu dụ tín đồ, một khi tín đồ đã bị mê hoặc bởi một cái bánh vẽ trên trời rồi thì sẽ suốt đời tình nguyện đóng góp cho Giáo hội dù có nghèo đến đâu, quy luật của giáo hội là phải đóng 10% lợi tức. Ở Âu Châu trước đây, Giáo hội thu tiền của cả những người cùi, ăn mày, gái điếm và người chết như Avro Manhattan đã viết trong cuốn The Vatican Billions. Bất cứ ở đâu có chính quyền Công Giáo là tài sản quốc gia được vơ vét cho Vatican và cho giáo hội địa phương. Các giáo hội địa phương phải có bổn phận đóng góp hàng năm cho Vatican. Giáo hội Mỹ giật giải quán quân về mức đóng góp này. Những sự kiện lịch sử ở một số nước Phi Châu, Nam Mỹ và ở Nam Việt Nam dưới chính quyền Ngô Đình Diệm là những bằng chứng bất khả phủ bác. Đổi Thánh Kinh lấy tài sản là sách lược cố hữu của Công Giáo. Họ mang cuốn Kinh Thánh đến để mê hoặc lòng người, nhưng kết quả là đất đai thuộc về giáo hội như lời than tiêu biểu sau đây của một cô bé quàng khăn đỏ ở Phi Châu, Giám-mục Tutu:

“Chúng tôi có đất đai và họ tới với cuốn Thánh Kinh của họ. Chúng tôi tin họ, cầm cuốn Thánh Kinh trên tay, nhắm mắt cầu nguyện. Khi mở mắt ra, chúng tôi có cuốn Thánh Kinh và họ có đất đai của chúng tôi.” <"We have our lands and they came here with their Bible. We believed in them and we pray with the Bible in our hands and our eyes closed. When we opened our eyes, we have the Bible and they have our lands.">

Đây là một kinh nghiệm để đời cho các dân tộc nghèo đang phát triển nhưng lại nghe lời đường mật của Vatican, và đặt niềm hi vọng vào những hứa hẹn giúp đỡ vật chất của Vatican. Sau đây là vài nét về nguồn gốc tài sản của Vatican và Vatican đã dùng tiền trong những mục đích gì.

Tài sản của Giáo hội từ đâu mà có. Lẽ dĩ nhiên Giáo hội không bao giờ nói ra. Nhưng không nói ra không có nghĩa là không ai biết. Sử sách đã ghi lại nhiều tài liệu về nguồn gốc tài sản của Giáo hội. Sau đây là vài tài liệu.

◄ ● ►

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *