Tập đoàn Phương Trang của đại gia Nguyễn Hữu Luận (SN 1966) từ lâu đã khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực vận tải hành khách chất lượng cao tại khu vực phía Nam.Bạn đang xem: Nguyễn hữu luận công ty phương trang

Gần đây nhất, vào tháng 7/2020, Phương Trang càng nổi tiếng hơn khi vướng “lùm xùm” với Founder – nhà sáng lập của thương hiệu VATO (ứng dụng gọi xe công nghệ). Thương vụ càng rầm rộ hơn khi Founder VATO Nam Trần đã công khai câu chuyện mâu thuẫn giữa startup và nhà đầu tư Phương Trang trên trang cá nhân, sau thương vụ đầu tư 100 triệu USD và nhóm Founder chỉ giữ lại 5% cổ phần.

Đang xem: Nguyễn hữu luận phương trang

Hiện nay, tập đoàn này còn được biết đến như một tay chơi giàu tiềm lực trong lĩnh vực công nghệ, lữ hành và cả bất động sản. CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang – Futa Group (Futa Group) đã được ra đời vào cuối tháng 5/2020.

Futa Group có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là Futa Bus Lines (nắm giữ 40% VĐL), Futa Corp (nắm giữ 49% VĐL) và ông Phạm Đăng Quan (nắm giữ 11% VĐL). Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Futa Group là ông Phạm Đăng Quan (SN 1974).

Trong mạng lưới hàng chục pháp nhân có liên quan, CTCP Đầu tư Phương Trang (Futa Corp) được xem như hạt nhân của hệ sinh thái đa ngành mà ông Nguyễn Hữu Luận gây dựng.

Hạt nhân chính Futa Corp lỗ nhiều năm liên tiếp

Tuy là doanh nghiệp “cốt lõi” của hệ sinh thái Phương Trang nhưng 4 năm trở lại đây, Futa Corp chỉ báo lãi một lần duy nhất vào năm 2019 với số lãi 53 tỷ đồng trong khi các năm trước đó đều báo lỗ lớn, có năm lỗ trên 100 tỷ đồng.

Thua lỗ nhiều năm khiến vốn chủ sở hữu của Futa Corp chỉ còn 397 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ đăng ký 700 tỷ đồng. Dù vậy, tổng tài sản của công ty vẫn liên tục gia tăng qua từng năm, đạt 15.549 tỷ đồng cuối năm 2019, tăng gần 60% so với đầu năm.

*

Futa Bus Lines

Thương hiệu xe khách Phương Trang được ra đời từ năm 2002 với số lượng đầu xe chỉ từ 5 đến 10 xe khách các loại. Tuy nhiên, phải đến tháng 4/2013, CTCP Xe khách Phương Trang Futa Bus Lines (Futa Bus Lines) mới được thành lập, chính thức tách ra thành một pháp nhân riêng.

Hiện nay, thống kê từ hãng xe này đang phục vụ hơn 20 triệu lượt khách mỗi năm, sở hữu hơn 250 phòng vé, trạm chung chuyển, bến xe và phục vụ hơn 1.600 chuyến xe đường dài và liên tỉnh mỗi ngày.

Futa Bus Lines có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Hữu Luận góp hơn 185 tỷ đồng, sở hữu 92,67% vốn. Phần vốn còn lại được nắm giữ bởi ông Phạm Đăng Quan (5,83%) và bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh (1,5%).

Đến tháng 11/2015, cơ cấu cổ đông của Futa Bus Lines có biến động lớn khi CTCP Taxi Phương Trang (Taxi Phương Trang) trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 40%.

Về kết quả kinh doanh, trong 4 năm trở lại đây, Futa Bus Lines luôn ghi nhận doanh thu tới 1.000 – 2.000 tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên lợi nhuận chỉ vỏn vẹn vài tỷ đồng. Năm 2019, Futa Bus Lines đạt 2.157 tỷ đồng doanh thu nhưng chỉ thu về 1,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Chen chân thị trường chuyển phát Futa Express lãi “còi cọc”

Ngoài xe khách và taxi, tập đoàn Phương Trang còn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chuyển phát nhanh với thương hiệu Futa Express, được điều hành và quản lý bởi CTCP Dịch vụ Chuyển phát nhanh Phương Trang Futa (Futa Express).

Xem thêm: Rồng Cũng Không Dám Cãi Nữa Chữ Đối Với Tôn Ngộ Không, Nhạc Chế Tết Hay

Được biết, Futa Express được thành lập vào tháng 4/2012 và là công ty mẹ của CTCP Thương mại điện tử Vận Thông, đơn vị sở hữu ứng dụng gọi xe Vato với tỷ lệ sở hữu đến 90% vốn.

Tại thời điểm cuối năm 2017, Futa Express có vốn điều lệ 25 tỷ đồng, trong đó nắm cổ phần chi phối là CTCP Vận tải và Dịch vụ Du lịch Phương Trang (Du lịch Phương Trang), với tỷ lệ sở hữu 96% vốn. Phần vốn còn lại được chia đều cho 2 cá nhân là ông Phạm Đăng Quan và ông Nguyễn Trí Dũng, mỗi người nắm giữ 2%.

*

Trong 4 năm trở lại đây, Futa Express ghi nhận doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, nhưng cũng chỉ báo lãi vài tỷ đồng. Năm 2019, doanh thu thuần của Futa Express đạt 244,4 tỷ đồng, tăng 216% qua đó báo lãi 7,1 tỷ đồng, gấp 4,6 lần cùng kỳ.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Futa Express đạt 265,9 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 92,6 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 68% so với thời điểm đầu năm.

Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Du lịch Phương Trang nhích nhẹ so với đầu kỳ, đạt 1.810 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu tăng tới gần 63% lên mức 110,2 tỷ đồng.

Lợi nhuận của Du lịch Phương Trang chủ yếu đến từ cổ tức của các khoản đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết. Năm 2019, công ty ghi nhận 39,6 tỷ đồng doanh thu trong khi lợi nhuận đạt 55,8 tỷ đồng.

Tiếp tục thua lỗ với Futa Land

Ngoài lĩnh vực vận tải, tập đoàn Phương Trang cũng đạt được một số thành công trong lĩnh vực bất động sản thông qua hàng loạt dự án tại Đà Nẵng như chuỗi dự án Vạn Tường, Royal Era, khu đô thị mới Phương Trang, Đà Nẵng Plaza,… và một số dự án khác tại TP. HCM như Trung tâm thương mại – Căn hộ cao cấp 298 Trần Hưng Đạo (Quận 1), Căn hộ cao cấp New Pearl Residence (Quận 3), Khu căn hộ cao cấp Royal Garden (30 ha, Quận 7).

Song song đó, tập đoàn của ông Nguyễn Hữu Luận còn đầu tư các dự án trạm dừng chân quy mô lớn tại một số tỉnh thành phía Nam như Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận, Đồng Nai, Cà Mau. Trong đó, nổi bật hơn cả là dự án Trạm dừng chân Phương Trang – Madagui tại Lâm Đồng có vốn đầu tư gần 4 triệu USD.

Phương Trang bắt đầu rót vốn mạnh mẽ vào lĩnh vực bất động sản từ khi CTCP Bất động sản Phương Trang (Futa Land) ra đời tháng 8/2010. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật do ông Cao Thái Hùng (SN 1966) đảm nhiệm.

Xem thêm: Hình Ảnh Anime Lạnh Lùng, Vô Cảm, Buồn Ngầu, Đẹp Nhất, Hình Ảnh Anime Boy Lạnh Lùng Vô Cảm Đẹp Nhất

*

Thực phẩm và nước giải khát PTT

Ngoài những lĩnh vực trên, tập đoàn Phương Trang còn hoạt động thêm cả lĩnh vực thực phẩm và nước giải khát với CTCP Thực phẩm và nước giải khát PTT.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *