*

Những câu chuyện và bí ẩn xoay quanh ngôi nhà ma số 300 kim mã

Ngôi nhà số 300 Kim Mã đã hơn 20 năm bị bỏ trống, với vị trí được coi là nằm ở “khu đất kim cương” nhưng những bí mật về nó vẫn khiến người ta khó cảm thấy rùng rợn. Có người đồn rằng nhìn thấy những bóng ma ngồi vắt vẻo trên cửa, người bảo nghe thấy tiếng trẻ con khóc, nói, cười… khiến cho ngôi nhà này thêm phần ma mị, huyền bí. Nhiều nhà khoa học, phong thủy, tâm linh đã l‎ý giải về các vấn đề xoay quanh ngôi nhà này nhưng đến nay, những câu chuyện ly kỳ vẫn còn là một điều bí ẩn.

Đang xem: Hình Ảnh Thật Bên Trong Nhà Số 300 Kim Mã

Đã có rất nhiều câu chuyện xoay quanh ngôi nhà 300 Kim Mã với những “nhân chứng sống” khiến không thể không tin về sự thật đó.

Theo lời các bậc cao niên ở làng Vạn Phúc, khu đất của ngôi nhà này nằm trên khu Miếu Ông và nghĩa trang trẻ em. Sau này, khu nghĩa trang ở quanh miếu Ông được chuyển lên trên Yên Kỳ (Bất Bạt, Hà Tây cũ) để xây dựng ngoại giao đoàn.

Đầu tiên là câu chuyện về Miếu Ông và chuyện phá mái che cứu trai đinh

Ông Nguyễn Đắc Liên hiện là hội trưởng Thập tam trại (13 trại), trong đó có Vạn Phúc. Ông được biết đến là một trong những pho sử sống ở Vạn Phúc. Thế nên, khi được hỏi về gốc tích của khu nhà 300 Kim Mã thuộc đất làng Vạn Phúc trước đây, ông rất rành rẽ và kể một cách rõ ràng.

Theo ông Liên, các cụ kể lại rằng, xưa kia, Đức thánh Linh Lang đã thu nạp 121 người theo để đánh quân Tống. Khi nghĩa quân về qua Vạn Phúc, một trong số 121 người ấy đã “hóa” ở đất này. Dân làng bèn lập miếu thờ trên dãy núi Bò (chính là khu nhà số 300 Kim Mã hiện nay). Hàng năm, các giáp (xóm) được phân công lo việc cúng lễ ở Miếu. Tuy nhiên, càng về sau việc cúng lễ càng ít, ngôi Miếu bị “bỏ bê”, vắng lạnh.

Ngôi Miếu Ông để trần, không có mái che. Thế nên, vào ngày mưa gió mà làm lễ thì ướt hết đồ. Các cụ bèn họp bàn, quyết định xây mái che cho Miếu, dù theo phong tục, những người chết ngoài trời thì phải để miếu trần. Tuy nhiên, khi xây xong, nhiều chuyện không may xảy ra: Trai đinh trong làng chết “bất đắc kỳ tử”, kể cả trâu bò cũng lăn ra chết. Dân làng sợ đành phải phá mái che. Từ đó, làng Vạn Phúc lại bình an vô sự.

Cũng theo ông Liên thì “ngôi miếu thiêng lắm!”. Cái sự thiêng của miếu vẫn được những người làng Vạn Phúc truyền tai nhau. Đã có vài lần thay đổi hướng Miếu Ông nhưng không phải hướng nào cũng hợp. Một dạo, hướng Miếu Ông trông sang phía Nam là làng Giảng Võ thì nạn cướp bóc hoành hành. Về sau, đổi sang phía Tây, quay về xóm Trên (Vạn Phúc Thượng) thì những người phụ nữ ở đó bị lông quặm. Sau cùng, đổi hướng Miếu về phía Đông thì không bị gì dân làng yên ổn.

Tuy nhiên, địa phận đất nhà 300 Kim Mã không chỉ gắn với câu chuyện về Miếu Ông linh thiêng mà còn là nghĩa trang rất đặc biệt: Nghĩa trang trẻ con

Ông Nguyễn Đắc Liên cung cấp thêm thông tin mà “không phải ai ở làng cũng nhớ”. Theo đó, trước đây, ông Phúc Long mua đất ở cổng làng Vạn Phúc (đoạn đường Giang Văn Minh bây giờ). Khu đất ấy vốn là nghĩa trang trẻ con. Ông Phúc Long đã xin chuyển toàn bộ hài cốt ở đó về gần chỗ Miếu Ông, vì quanh đó là khu đất trống và đã có một số mộ phần người Vạn Phúc được đặt tại đây.

Xem thêm:

Sau này, khu nghĩa trang ở quanh Miếu Ông được chuyển lên trên Yên Kỳ (Bất Bạt, Hà Tây cũ) để xây dựng ngoại giao đoàn, trong đó có phần mộ của ông ngoại, ông bà nội ông Liên. “Có thể, khi di chuyển mộ thì có những bộ hài cốt của trẻ em đã không còn do dấu tích thời gian. Thế nên, những vong hồn vẫn vương vất ở đó chăng?”, ông Liên tỏ ý nghi ngại.

Những bí ẩn về ngôi nhà 300 Kim Mã không chỉ bởi câu chuyện về Miếu Ông và nghĩa trang trẻ em theo tâm linh mà còn có những lời lí giải mang tính khoa học, biện chứng.

*

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, một chuyên gia về phong thủy – địa lý có nhận xét: “Căn nhà “vô cùng đắc địa”, nhưng ông cũng cho rằng, có thể do lối kiến trúc không đẹp, cổ xưa nên đã cản trở nhu cầu con người hiện đại muốn chuyển về sử dụng”. Theo lời giải thích của ông, trái đất cũng giống như một cơ thể sống có điểm mạnh (khí dương vượng) và điểm yếu (khí âm vượng).

*

Những địa điểm tụ khí dương (đất lành) nếu cho xây cất nhà cửa, lớn hơn làm làng mạc, thôn xóm. Còn nếu rất vượng và rộng rãi thì thậm chí có thể được chọn làm kinh đô.

Ngược lại, những nơi vượng khí âm (đất dữ) thường được chọn làm bãi tha ma, nghĩa trang và đặc biệt không thuận để con người sinh sống và cũng chẳng ai muốn sống trên đó.

Đồng quan điểm, TS Vũ Bằng (Phó Viện trưởng Viện Nước và công nghệ môi trường) cũng đặt giả thiết, căn nhà trên nằm ở phần đất xấu, hay nói theo khoa học là có tia đất xấu.

Hơn nữa theo các chuyên gia về kiến trúc cho rằng ngôi nhà này thiết kế kiến trúc xấu, hình chữ U khiến “tụ khí” đặc biệt trên nền đất khí âm vượng nên việc tụ khí càng thêm nặng. Điều này đã không mang đến sự thịnh vượng cho bất cứ cơ quan hay công ty nào, dẫn đến phá sản, nhẹ thì cũng có những dấu hiệu khó hiểu như tin đồn bàn ghế bị lật ngược, giấy tờ bị đảo lộn… Kiến trúc ngôi nhà với những cột trụ rất lớn, kích thước dày giống như ngục tù, nhìn vô cùng âm u. Đặc biệt ngôi nhà được sơn màu ghi xám – màu sắc rất ít được sử dụng làm màu tường, mỗi buổi tối, màu ghi xám quyện với bóng đêm trông rất “lạnh”, không khác gì những ngôi nhà ma.

Xem thêm: Trị Bệnh Bằng Nhân Điện – Phương Pháp Chữa Bệnh Bằng Nhân Điện — Tiếng Việt

Với những giả thiết mà chúng tôi đặt ra cũng như những câu chuyện từ những nhân chứng đã giải đáp phần nào tò mò về ngôi nhà số 300 Kim Mã. Tuy nhiên, sự thật còn chưa ngã ngũ, tất cả đều là bí ẩn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *