Quy y là một trong những phương hướng tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống được nhiều người lựa chọn hiện nay. Hãy cùng kiemthetruyenky.vn tìm hiểu quy y là gì và những điều cần biết khi quy y tam bảo trong bài viết sau đây nhé!

Quy y là gì?

Trên phương diện chữ nghĩa, “quy” có nghĩa là quay về hay hồi chuyển, “y” là nương tựa hoặc dựa vào. Nhiều người lầm tưởng quy y là danh từ chuyên dùng của Phật giáo nhưng không phải.

Đang xem: Ai Muốn Quy Y Cửa Phật Tử Mới Quy Y Tam Bảo Cần Biết

*

Quy y là gì? Quy y thường được hiểu là nương tựa cửa Phật

Ví dụ, con cái quay đầu vào lòng cha mẹ, dựa dẫm, tin tưởng vào cha mẹ, cảm giác an toàn này đến từ sức mạnh và năng lực của sự quy y. Do đó, mọi hành vi làm phát sinh cảm giác an toàn từ sự quay đầu dựa dẫm, tin tưởng đều gọi chung là quy y.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhắc đến quy y là nhắc đến Phật giáo với thuật ngữ phổ biến quy y tam bảo. Vậy quy y tam bảo nghĩa là gì?

Tam bảo là thuật ngữ dùng để chỉ Phật – Pháp – Tăng. Do đó, Quy y tam bảo còn được gọi là Quy y phật, quy y pháp, quy y tăng.

Vì sao phải Quy y Tam Bảo?

Tại sao lại quy y Phật?

Đức Phật đại diện cho sự giác ngộ, là người thức tỉnh con người nhận ra bản chất của cuộc sống. Khi một người quy y cửa Phật có nghĩa là họ đã gửi gắm thân xác và tâm trí cho Đức Phật.

Nương tựa vào Phật không phải để tìm kiếm sự an toàn, nơi ẩn náu mà giống như khám phá một quan điểm, nhận thức mới về khả năng trong mỗi chúng ta.

Phật tử cần tuân theo 5 điều quy y tam bảo hay còn gọi là quy y ngũ giới bao gồm: không sát sinh – không trộm cắp – không tà dâm – không nói dối – không uống rượu. Cam kết đạt được Phật Quả – Giác ngộ vì lợi ích của chúng sinh, nhìn thấu bản chất của thực tại và sống tự nhiên theo đúng tầm nhìn đó.

*

Quy y Đức Phật để tìm kiếm sự giải thoát và giác ngộ

Tại sao quy y Pháp?

Pháp là lời dạy của Đức Phật, là con đường dẫn đến chân lý và giác ngộ. Pháp dạy con người lòng từ bi đối với bản thân và người khác thông qua Tứ Diệu Đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế), giải thoát khỏi sự sợ hãi và vô minh.

Chúng ta chỉ cần chấp nhận lời dạy của Đức Phật và áp dụng sự hiểu biết đó vào cuộc sống thì sẽ tìm thấy nơi ẩn náu trong Đức Phật.

Tại sao lại quy y Tăng?

Theo các giáo lý ban đầu của Phật giáo, Tăng đoàn dùng để chỉ các nhà sư, nữ tu và thầy giáo của đạo Phật. Khi Phật giáo phát triển, thuật ngữ này được mở rộng bao gồm tất cả các nhóm kết nối với nhau để thực hành giáo lý của đạo Phật.

Quy y Tam Bảo có nghĩa là tin tưởng vào Phật – Pháp – Tăng để khởi phát tâm và chỉ lối đến con đường giải thoát về Niết Bàn.

Mọi chúng sinh đều có Phật Tánh nhưng vì bị nghiệp chướng mê hoặc nên không nhìn thấy Phật Tánh của mình. Nếu quy y, chúng ta có thể học cách tin tưởng và đánh giá cao công đức của mình, để vượt qua biển khổ, trở về ngôi nhà thực sự, nhận ra Phật tánh bên trong. Đó mới gọi là quy y chân chính!

Lợi ích của Quy y Tam Bảo

Trở thành đệ tử của Phật

Khi quy y, chúng ta chấp nhận Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Thầy và chính thức trở thành đệ tử của Ngài.

*

Quy y Tam Bảo để trở thành đệ tử của PhậtLà nền tảng của việc thọ giới

Quy y sẽ hình thành nhân cách, đức tin của chúng ta. Đức tin sẽ sâu sắc hơn và nhân cách sẽ trở nên trang nghiêm hơn.

Có thể tiêu trừ nghiệp chướng

Quy y là cách để sửa mình, phục thiện, diệt trừ các phiền não nghiệp chướng; tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với đấng tối cao đã cứu độ sinh linh ra khỏi bể khổ trầm luân.

Có thể tích tập phước đức to lớn

Sau khi quy y, Phật tử sẽ tích lũy công đức và đức hạnh vô biên, hơn cả việc cúng dường (bố thí).

Không đọa ác đạo

Khi quy y tam bảo, Phật tử sẽ không phải đầu thai vào ba cõi thấp: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và sẽ được tái sinh trong cõi người hay cõi trời.

Người và loài chẳng phải người (phi nhân) đều chẳng thể nhiễu loạn

Người đã quy y sẽ được những người giám hộ Pháp bảo vệ, Phật tử sẽ không bị những kẻ lòng dạ độc ác hay phi nhân nhiễu loạn, quấy phá.

Xem thêm:

*

Người đã quy y không bị kẻ xấu nhiễu loạn, quấy pháCó thể thành công trong mọi việc lớn

Dựa vào sức mạnh và sự hỗ trợ của Tam Bảo giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp xấu, đạt được bình an, hạnh phúc và điều tốt trong cuộc sống. Quy y giúp chúng ta loại bỏ rắc rối, có cơ hội gặp gỡ người tốt, được quý nhân phù trợ và dễ đạt được thành công hơn.

Có thể thành Phật

Những người Quy y, dù không tu tập trong đời này, vẫn sẽ được giải thoát khi Bồ Tát đến thế gian vì họ có đức tin và nghiệp tốt.

Một số quan niệm sai lầm về Quy y Tam Bảo

Càng quy y với nhiều vị thầy càng tốt

Người càng cầu toàn, càng có quyền thế thì càng muốn quy y với bậc cao tăng, có tiếng mới được.

*

Quy y chỉ một lần với một vị sư thầy duy nhất

Trên thực tế, nghi thức quy y thường bao gồm: người phát tâm quy y, vị thầy làm lễ và phải được chứng minh trước Tam Bảo.

Vị thầy làm lễ được gọi là vị Bổn Sư thế độ, chỉ có trách nhiệm làm lễ quy y và truyền giới để chúng ta chính thức trở thành Phật tử tại gia. Vì vậy, ai thực hiện nghi lễ này không quan trọng vì chúng ta quy y vào Tam Bảo chứ không phải vì một cá nhân cụ thể.

Theo kinh điển, Phật tử chỉ quy y một lần và chỉ có một vị Bổn Sư thế độ. Suy nghĩ quy y với nhiều vị thầy là làm sai giá trị và ý nghĩa của quy y.

Quy y không được kết hôn, sinh con

Nhiều người cho rằng, Quy y là phải cạo đầu, bôi vôi, rời xa nhân tình thế thái. Trên thực tế không hẳn như vậy vì bạn có thể học cách quy y tam bảo tại nhà, trở thành Phật tử tại gia, có thể lập gia đình và sinh con đẻ cái bình thường.

Sau khi quy y, Phật tử nên phát tâm thờ Phật, ăn chay ít nhất 2 ngày trong tháng, đi lễ chùa các ngày 14-15 và 30-1 âm lịch, tham dự các khóa tu.

*

Có thể Quy y Tam Bảo tại nhà

Quy y là vào chùa, phải ăn chay, niệm Phật

Người đời thường nghĩ rằng chỉ những người già, kẻ thất bại, thất tình mới tìm đến cửa Phật. Do đó, khi nghe tin có ai muốn quy y, họ thường cảm thấy thương xót, thậm chí ngăn cản vì cho rằng đã hết đường sống đâu mà quy y cửa Phật.

Thực chất đây là một hiểu lầm vô căn cứ. Quy y có hai hình thức: Xuất gia và tại gia, chỉ là nương theo Phật – Pháp – Tăng để học theo đức hạnh, trí tuệ và từ bi, trở thành người có ích cho đời.

Suy nghĩ quy y phải vào chùa, ăn chay, đọc kinh, gõ mõ, bỏ mặc thế sự là không chính xác. Nhiệm vụ của người đã quy y:

Đối với Tam bảo: tin tưởng, chuyên tâm học hỏi, rời xa cái xấu, điều ác, dùng sự hiểu biết của mình để giúp đỡ nhiều người hơnĐối với xã hội: dựa trên giá trị tốt lành học từ đạo Phật, chúng ta phục vụ, xây dựng để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.Đối với gia đình: Lấy chữ Hiếu làm đầu, thấu hiểu để chung sống hòa thuận với vợ chồng, con cái, họ hàng…Đối với bản thân: tu học theo đúng giáo Pháp của đạo Phật, áp dụng vào cuộc sống và tìm kiếm sự giải thoát và giác ngộ.

Quy y mà làm sai lời Phật dạy mang tội nặng hơn

Khi quy y là chúng ta muốn tìm cách sửa mình theo lời Phật dạy và lo sợ nếu không làm đúng thì sẽ bị Ngài trừng phạt, gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, tội nghiệp tuân theo quy luật nhân quả chứ Phật không trừng phạt hay giáng họa cho ai.

*

Quy y là cách để sửa mình và sống tốt hơn

Thực tế, Phật chỉ là người, không có năng lực siêu nhiên nào cả. Cuộc sống luôn vận hành theo quy luật nhân quả, Đức Phật chỉ là người hiểu rõ quy luật này nên đưa ra lời khuyên cho mọi người mà thôi.

Xem thêm: Công Dụng Của Nồi Áp Suất – Top 5 Lợi Ích Bất Ngờ Khi Sử Dụng Nồi Áp Suất

Quy y Tam Bảo là không phải đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh

Hiểu lầm này xuất phát từ việc chúng ta biết đến lợi ích của việc quy y Tam bảo. Việc nương nhờ Tam Bảo sẽ giúp chúng ta thức tỉnh, giữ đúng ngũ giới và không đọa vào ba cõi thấp. Tuy nhiên, điều này không phải phép màu từ trên trời rơi xuống mà phải do tu tập để chuyển hóa thân tâm, không gây tội nghiệp, gieo hạt giống an lành mới mong nhận được quả ngọt.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu quy y nghĩa là gì đúng không? “Phật tại tâm”, quy y Tam Bảo chỉ là phương thức giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho đời mà thôi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *