Bạn đang thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không, các mẹ cần lưu ý gì đối với chế độ dinh dưỡng? Đảo Hải Sản sẽ giúp bạn giải đáp trong chủ đề bài viết hôm nay.

Đang xem: Mẹ bầu ăn cua được không

*

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết nên ăn cua trong ba tháng đầu thai kỳ không

Nhiều mẹ bầu ưa thích món cua khá băn khoăn không biết bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua? Nên ăn bao nhiêu là đủ, nhu cầu dinh dưỡng trong ba tháng đầu thai kỳ như thế nào là hợp lý? Cùng Đảo Hải Sản tìm lời giải đáp cho các vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé.

Các chất dinh dưỡng từ Cua?

Cua là loại thực phẩm dễ ăn, có cách chế biến đa dạng và giàu chất dinh dưỡng. Trong thịt cua có chứa Canxi, Vitamin nhóm B, Omega-3 cùng nhiều dưỡng chất khác thiết yếu cho thai phụ. Trung bình trong 100g thịt cua chứa khoảng 500mg-1000mg chất béo. Chưa hết, hàm lượng Canxi trong thịt cua khá lớn lớn giúp bổ sung canxi tự nhiên hữu hiệu cho mẹ bầu và thai nhi. Điều này tốt cho hệ xương và răng, giúp các mẹ ngăn ngừa chảy máu chân răng, những cơn đau nhức khớp xương,…

Giá trị dinh dưỡng của hầu hết các loại cua đều được đánh giá cao. Thịt cua đồng bỏ mai giàu dưỡng chất như Canxi, sắt, Photpho, các loại Vitamin B1, B2, PP,… Thậm chí, khi so sánh với thịt gà, hàm lượng Selen, đồng, kẽm,… trong cua còn cao hơn.

Các loại cua biển cũng rất được ưa chuộng với vị mặn vừa phải kèm một chút vị ngọt nhẹ của thịt cua, khoáng chất. Trong thịt cua biển có 5-8% sắt và kali, nhiều nhất là Vitamin B12. Chỉ cần ăn một con cua biển, thai phụ đã bổ sung được khoảng khoảng 3-8% nhu cầu sắt và kali cùng 100% lượng vitamin B12 cần thiết cho cơ thể.

Vậy bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua hay không?

*

Thịt cua chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho mẹ và thai nhi

Có thể khẳng định thịt cua rất tốt cho mẹ bầu với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, có lợi cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn thịt cua. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý chỉ ăn cua với một lượng vừa đủ.

Theo khuyến cáo của FDA, thai phụ chỉ nên ăn 200g thịt cua mỗi tuần và cần bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng từ những loại thực phẩm khác. Khi mua cua, bạn chỉ nên mua cua tươi, chất lượng, được bảo quản lạnh đúng cách. Cua chế có nguy cơ gây dị ứng cao hơn do chất đạm trong thịt cua bị thay đổi.

Những lưu ý khi bầu ăn cua và Những trường hợp tuyệt đối không được ăn cua?

Dù ăn cua hay bất cứ loại thực phẩm nào, các mẹ bầu cũng nên chế biến, nấu chín đúng cách. Các mẹ tuyệt đối không uống nước cua, gỏi cua. Dù nước cua bổ dưỡng, nhưng chúng cũng có nguy cơ chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến bệnh sán lá phổi, ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Gửi Hình Ảnh Qua Facebook, Cách Gửi Hình Ảnh Qua Tin Nhắn Facebook

Các mẹ cũng tránh ăn thịt cua, thức ăn chế biến từ cua đã để qua đêm, kể cả khi đã bảo quản trong tủ lạnh. Những món ăn này dễ nhiễm khuẩn, làm lạnh bụng. Trước và sau khi ăn thịt cua, thai phụ cũng tránh uống trà, ăn trái cây (đặc biệt là trái hồng) bởi có thể làm bạn tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, bà bầu có tiền sử dị ứng thịt cua, hải sản không nên ăn các loại thực phẩm này trong suốt 9 tháng thai kỳ và cả giai đoạn cho con bú. Nếu dị ứng nhẹ, mẹ bầu có thể dùng nhưng hạn chế và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Trường hợp thai phụ đang bị tiêu chảy, cảm cúm, hệ tiêu hóa yếu thì tuyệt đối không nên ăn cua.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ 3 tháng đầu mang bầu

Sau khi đã có lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua, mời quý độc giả cùng tham khảo chế độ dinh dưỡng cho các mẹ trong 3 tháng đầu. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp các mẹ chuẩn bị tình trạng sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ, phù hợp để bao bọc bảo vệ bé cưng.

Phải đảm bảo dinh dưỡng 3 tháng đầu

Nhiều mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, không ăn uống ngon miệng và dễ bị thiếu chất. Các mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn, chia nhỏ thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày. Phụ nữ mang thai , tuyệt đối không ăn quá no hay để quá đói.

Đặc biệt, ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nhất đối với sự phát triển của thai nhi. Hệ thống thần kinh của bé sẽ bắt đầu phát triển vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Tủy sống, não và tim, cơ quan nội tạng, các hệ tuần hoàn sẽ bắt đầu hình thành ở tuần thứ 6. Thai nhi sẽ hoàn thiện hầu hết các bộ phận cơ thể như tay, chân, mũi, mắt,… khi bước đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ dinh dưỡng thì bé có thể gặp nguy cơ bị suy dinh dưỡng, dị tật, hoặc thậm chí mẹ có thể sảy thai.

Nhu cầu dinh dưỡng của bầu trong 3 tháng đầu

*

Mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất như cua, trứng, sữa,… trong thai kỳ

Thai phụ nên ăn các loại tôm, cua, trứng, cá, sữa, đậu, rau xanh,… để bổ sung canxi và nên tắm nắng sớm giúp hấp thu vitamin D tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung 85 – 90g protein mỗi ngày.

Các mẹ bầu cũng nên bổ sung Axit Folic trong 3 tháng đầu thai kỳ từ ngũ cốc, thịt gia cầm, các loại rau màu xanh thẫm (như rau muống, cải xanh,,…), dùng thêm viên uống bổ sung Axit Folic theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Thêm vào đó, mẹ bầu cần bổ sung hàm lượng sắt khoảng 36 – 40mg/ngày giúp phòng ngừa thiếu máu. Bên cạnh đó, các mẹ nên cung cấp khoảng 2300 – 2400 kcal mỗi ngày. Vitamin A, C cũng là vi chất thiết yếu. Mỗi ngày các mẹ cần bổ sung 600mcg Vitamin A từ cá, thịt, sữa, trứng, rau xanh thẫm, gan động vật, củ quả màu đỏ, vàng,… Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây, rau, quả,… Ngoài ra, thai phụ cũng cần bổ sung các nguyên tố vi lượng như Selen, Magie, kẽm, i-ốt, Vitamin nhóm B, DHA/EPA,…

Hy vọng bài viết của Đảo đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua hay không. Các mẹ bầu sau khi nhận tin vui nên tìm hiểu ngay những kiến thức cần thiết để chăm sóc cơ thể trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi giai đoạn này được xem là nhạy cảm nhất trong suốt hành trình mang thai. Hãy ăn uống cẩn thận, đầy đủ dưỡng chất để có một sức khỏe tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *