Chụp lại hình ảnh,

Thoạt nhìn thì cuộc chiến tranh biên giới 1979 và cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine giống nhau, đó là một cường quốc tấn công quốc gia láng giềng nhỏ hơn. Chính vì thế, trong vài tuần qua, cuộc chiến tại Ukraine khiến nhiều người dân ở Việt Nam nhớ lại việc Trung Quốc đưa quân tấn công vào biên giới vào năm 1979.

Đang xem: Chiến tranh biên giới việt

Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam. Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.

Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.

Sau cuộc chiến đẫm máu năm 1979 cho đến nay hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa công bố toàn bộ các con số thương vong, theo giới quan sát quốc tế.

Trung Quốc chỉ thừa nhận có 7.000 quân tử vong và 15.000 bị thương nhưng các nguồn Phương Tây ước tính có 28.000 quân Trung Quốc bị giết và 43.000 bị thương.

Phía Việt Nam không nói số thương vong trong quân đội nhưng nói nhiều về số 100.000 thường dân bị thiệt mạng, theo nhà sử học quân sự Peter Tsouras.

Xem thêm: Sốc Với Những Hình Ảnh Phương Mỹ Chi Tự Ngược Đãi Bản Thân Vì Bị 'Body Shaming'

*

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các mũi tấn công chính của Trung Quốc vào Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979

Trả lời kiemthetruyenky.vn News Tiếng Việt, Phó Giáo sư Martin Grossheim chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Đại học Quốc gia Seoul cho rằng “Nếu nhìn sâu vào hai cuộc xung đột này thì chúng ta sẽ thấy có những khác biệt mang tính nền tảng”.

“Vào năm 1979, thì ngay từ lúc bắt đầu, các lãnh đạo Trung Quốc khi đó dưới thời Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh “chỉ” muốn dạy cho Việt Nam một bài học, và ý thức hệ của Trung Quốc sau 1975 rất gần với Liên Xô, kết quả là Trung Quốc đã mang quân tấn công vào các tỉnh biên giới ở miền bắc Việt Nam. Nói cách khác thì ngay từ khi bắt đầu thì Hà Nội và đồng minh thân cận là Moscow biết rõ rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa sẽ không tiến xa vào Hà Nội nhằm lật đổ chế độ.”

“Tuy nhiên đây lại chính là mục tiêu của Tổng thống Nga Putin tại Ukraine. Mục đích rõ ràng của cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine chính là muốn lật đổ chế độ tại Kyiv và thay thế bằng một chính phủ thân Nga. Vì vậy Nga đã tiến hành một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào Ukraine và tấn công từ nhiều mũi khác nhau, đây chính là điều rất tương phản với việc Trung Quốc đã thực hiện vào năm 1979” Phó Giáo sư Martin Grossheim nói với kiemthetruyenky.vn.

*

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Xe tăng quân đội Trung Quốc gần Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979

“Bên cạnh đó, vào tháng 11 năm 1978 thì Việt Nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Liên Xô, và chỉ 2 tháng sau thì Trung Quốc đưa quân tấn công biên giới ở Việt Nam. Cuối cùng thì Liên Xô đã không can thiệp trực tiếp nhưng hậu thuẫn Việt Nam bằng cách cung cấp vũ khí, máy bay, giúp đưa những người lính Việt Nam từ Campuchia sang chiến trường ở miền bắc Việt Nam. Các lãnh đạo Trung Quốc cũng biết được sự hiện diện của hàng chục sư đoàn của Liên Xô dọc biên giới Xô-Trung”.

“Còn Ukraine thì lại chưa gia nhập bất kỳ liên minh quân sự nào. Do đó Nato chỉ có các lựa chọn hạn chế để hỗ trợ Ukraine – đặc biệt khi xem xét việc Tổng thống Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Nato hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraine”, Phó Giáo sư Martin Grossheim nhận định.

*

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College) cho rằng không thể so sánh hai cuộc chiến với nhau vì Ukraine không phải đồng minh chính thức của Nato trong khi Việt Nam là đồng minh chính thức của Liên Xô dưới hiệp định Hữu Nghị Hợp Tác Việt-Xô 1978 mặc dù Nga và Trung Quốc có cùng một mục đích khi tấn công Ukraine và Việt Nam, đó là làm suy yếu lòng tin của Kyiv và Hà Nội vào Nato và Liên Xô.

Xem thêm:

“Chính sự khác biệt căn bản này khiến các tính toán của Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khác nhau rất nhiều. Đặng Tiểu Bình hiểu rõ rằng việc phát động một cuộc tấn công toàn diện với Việt Nam nhằm lật đổ chế độ Hà Nội sẽ kích hoạt điều khoản phòng thủ chung giữa Hà Nội và Moscow. Cần phải lưu ý rằng lúc bấy giờ, Liên Xô đang đóng 44 sư đoàn sát biên giới Xô-Trung do hai nước đã có cuộc chạm trán quân sự quy mô nhỏ vào năm 1969.”

“Nếu Đặng Tiểu Bình cố gắng lật đổ chính quyền Hà Nội, điều này sẽ khiến Liên Xô mất một đồng minh quan trọng ở Đông Nam Á và càng khiến Moscow có lý do bảo vệ Hà Nội. Tuy vậy, Đặng Tiểu Bình vẫn muốn dạy cho Việt Nam một bài học nên đã quyết định chỉ đánh các tỉnh biên giới Việt-Trung và sẽ rút quân sau một thời gian ngắn. Đặng Tiểu Bình đã nói rõ trước chiến tranh rằng cuộc chiến này sẽ là cuộc chiến giới hạn để tránh Liên Xô can dự trực tiếp. Điều này khiến Liên Xô chỉ hỗ trợ quân nhu và cố vấn cho Hà Nội, chứ không trực tiếp mở một mặt trận phía Bắc ở biên giới Xô-Trung. Trong những năm 1980, Trung Quốc duy trì trạng thái chiến tranh lạnh với Việt Nam và có những cuộc khiêu khích nhỏ nhưng không đủ lớn để Liên Xô phải tham dự trực tiếp. Trung Quốc đơn giản muốn khiến Việt Nam phá sản về kinh tế khi ép chính quyền Hà Nội phải duy trì hiện diện quân sự ở cả Campuchia và biên giới phía Bắc”, Nghiên cứu sinh Vũ Xuân Khang nhận định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *