Võ Tắc Thiên là nữ đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Những giai thoại về cuộc đời của bà đã tốn không ít giấy mực của các nhà sử học, đặc biệt là những giai thoại về hậu cung cũng như lịch sử trường tình của vị hoàng đế này.

Đang xem: Lịch sử về võ tắc thiên

Võ Tắc Thiên (624 – 705) là vị Hoàng đế đầu tiên và duy nhất của nhà Võ Chu, cũng là vị Nữ đế duy nhất được công nhận của lịch sử Trung Hoa.

Về sự nghiệp của vị Nữ hoàng nổi danh này, nhiều người cho rằng bà đã tạo được những thành tựu mà ngay tới các nam Hoàng đế cũng có không mấy ai có thể làm được.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến khẳng định, Võ Tắc Thiên lúc sinh thời dù có công những cũng có tội. Và một trong số những “vết đen” khiến bà nhận nhiều chỉ trích nhất chính là việc công khai thu nạp nam sủng sau khi đã lên ngôi Hoàng đế.

*

I. Giai thoại về các cuộc tình của Võ Tắc Thiên:

1. “Cặp” với tiểu hòa thượng khi 14 tuổi

Võ Tắc Thiên sinh ngày 17 tháng 2 năm 625, tên thật của bà là Võ Chiếu. Võ Chiếu được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa là “duyên dáng, xinh đẹp”, và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương.

Sách cũ Trung Quốc còn ghi chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu mới 14 tuổi, nhưng đã phổng phao, xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp phải mê mẩn. Không những thế, mặc dù ở lứa tuổi ‘vắt mũi chưa sạch”, nhưng Võ Chiếu khi đó đã rất am hiểu “chuyện giường chiếu”.

Đây cũng chính là “chiêu bài” khiến cho một người đáng tuổi bố như vua Đường Thái Tông say mê Mỵ Nương đến mức mê mẩn, ngày nào cũng đến cung Phúc Tuy, lại còn cho tất cả cung nữ lớn tuổi ra khỏi cung.

Đến khi Đường Thái Tông băng hà, theo lệ, những phi tần cung nữ phải chết theo nhà vua. Biết được ngày này sẽ đến với mình nên khi Đường Thái Tông lâm trọng bệnh, sự sống chỉ còn tính từng ngày, Võ Chiếu đã khéo dùng lời ngon ngọt xin được cắt tóc đi tu, tránh lệ bị chết theo vua.

*

Theo sử sách còn ghi lại, cả Phùng Tiểu Bảo và Võ Tắc Thiên đều là người không muốn xuất gia, nhưng do hoàn cảnh nên cả hai đã gặp nhau tại nơi cửa Phật. Lần đầu tiên hai người gặp nhau khi Võ Tắc Thiên mới 14 tuổi còn Phùng Tiểu Bảo cũng chỉ mới 17. Sự thanh vắng và buồn tẻ trong chùa đã khiến cặp đội này trở nên thân thiết và dính với nhau như hình với bong.

Mặc dù xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo khi đó mới chỉ là chú tiểu nên nỗi vương vấn với trần tục vẫn còn sâu đậm. Tương truyền rằng, Tiểu Bảo vẫn thường xuyên xuống núi để bẫy chim và mang những chiến lợi phẩm này về cùng chia sẻ với Võ Tắc Thiên. Không những thế, trong những công việc hàng ngày ở chùa, Tiểu Bảo cũng thường giúp đỡ “người đẹp” rất tận tình.

Lúc thì gánh nước, quét sân giúp, lúc thì sâu kim và giặt giũ cùng. Chính vì thế tình cảm giữa hai người ngày càng trở nên sâu đậm.

Sau khi Thái Tử Lý Trị lên ngôi Hoàng đế thay cha, vì mê sắc đẹp của Mỵ Nương nên vừa mãn tang cha đã đến chùa Cảm Nghiệp tìm người tình cũ và hoài thai Thái tử. Sau đó Mỵ Nương được hoàn tục, tiến cung, lập làm Chiêu Nghi, hiệu Thần phi.

Cuộc ra đi của Võ Tắc Thiên đã khiến cho Phùng Tiểu Bảo cảm thấy hết sức bất ngờ và đau khổ. Để có thể níu kéo được mối tình với người đẹp, mặc dù đã xuất gia nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn thỉnh thoảng lén gặp người cũ.

Cũng có nhiều lời đồn thổi rằng, vì lưu luyến với người tình đã ở bên mình trong những ngày tháng hoạn nạn, Võ Tắc Thiên vẫn qua lại và coi Phùng Tiểu Bảo là người tình tri kỷ khó thay thế. Vì vậy, trong những lần lén lút trốn đi gặp nhau, mặc dù đã là một vị hòa thượng nhưng Phùng Tiểu Bảo vẫn “chung chăn gối” với Võ Tắc Thiên.

2. Hai mẹ con chung một người đàn ông

Để có thể qua lại với Phùng Tiểu Bảo một cách dễ dàng, Võ Tắc Thiên sau khi lên ngôi hoàng đế đã yêu cầu Tiểu Bảo hoàn tục và đưa vào cung. Để có thể qua mặt được nhiều “tai mắt” trong hậu cung và tránh những điều tiếng không đáng có, Võ Tắc Thiên đã giới thiệu rằng người đàn ông này chính là chú họ của mình, đồng thời thay tên đổi họ cho Phùng Tiểu Bảo thành Hứa Hoài Nghĩa.

Mặc dù nhận được sự sủng ái đặc biệt từ Võ Tắc Thiên, nhưng vốn là một kẻ háo sắc nên ngay sau khi vào cung Hứa Hoài Nghĩa đã kịp “trang bị” cho mình rất nhiều tình nhân mới. Một điều đặc biệt là trong số những “nhân tình nhân ngãi” này cũng có tên của Thái Bình công chúa- con gái duy nhất của Võ Tắc Thiên với Hoàng đế Lý Trị.

Sau khi vào cung, nhận được sự sủng ái quá đặc biệt của Võ Tắc Thiên nên Hứa Hoài Nghĩa đã trở thành một kẻ kiêu ngạo và coi trời bằng vung. Ngoài hai mẹ con nhà họ Võ là “tình nhân cao cấp” ra, Hứa Hoài Nghĩa còn có một danh sách người tình dài đến chục trang và đủ các thân phận khác nhau.

*

Chân dung Thái Bình Công Chúa

Thay vì bảo vệ người tình của mình, Thái Bình công chúa đã đến gặp Võ Tắc Thiên và trình bày nguyện vọng muốn “xử lý” tên dâm đãng này. Vốn đã hận Hứa Hoài Nghĩa vì dám “cặp kè” với con gái mình, lại không thể ưa nổi thái độ hách dịch, kiêu ngạo của một tên ‘vô danh tiểu tốt”, Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh thủ tiêu người tình thưở nào của mình.

Vào một ngày đẹp trời khi Hứa Hoài Nghĩa vẫn đang say sưa giấc nồng bên gái đẹp, quân của Võ hoàng đế đã ập đến và lôi tên này ra pháp trường. Không một lời giải thích, không có sự báo trước từ Võ Tắc Thiên, Hứa Hoài Nghĩa đã bị đánh đến chết bởi một đội quân hùng hậu với gậy sắt trong tay.

Không chỉ dừng lại ở đó, xác của Hứa Hoài Nghĩa còn được lệnh đốt thành tro rồi vùi xuống bùn sâu. Theo lời giải thích của các nhà sử học thì hành động này của Võ Tắc Thiên nhằm vĩnh viễn che giấu đi sự thật trần trụi về mối tình của hai mẹ con với một… cựu hòa thượng.

3. Dâng trai giải sầu cho mẹ

Sau khi Hứa Hoài Nghĩa bị xử tử, để xoa dịu “nỗi đau thầm kín” của mẹ, Thái Bình công chúa đã giới thiệu cho Võ Tắc Thiên người em trai của chồng làm bầu bạn.

*

Theo sử sách ghi lại thì người đàn ông này có tên là Trương Sướng Tôn và là một “mỹ nam” thực sự. Để miêu tả vẻ đẹp của Trương tiên sinh, có tài liệu đã ghi: “Trương Sướng Tôn có khuôn mặt trong sáng như pha lê với ánh mắt và khóe miệng luôn hút hồn người đối diện. Không những thế, với làn da trắng ngần, mềm mại và thân hình uyển chuyển như một thiếu nữ, Trương tiên sinh quả thực là một đệ nhất mỹ nam”.

Lần đầu tiên gặp gỡ Trương Sướng Tôn, Võ Tắc Thiên đã lập tức đắm đuối tới mức mê mẩn. Sau đó không lâu, chàng trai họ Trương đã được lệnh vào cung để hầu hạ “hoàng đế” và trở thành một cánh tay đắc lực giúp việc cho Võ Tắc Thiên.

Nhờ có sự chăm sóc “ân cần và chu đáo” từ Trương mà thần sắc cũng như tinh thần của Võ hoàng đế thay đổi rõ rệt. Cũng chính vì lý do này mà Trương Sướng Tôn được Võ Tắc Thiên vô cùng ân sủng.

Cũng giống như Hứa Hoài Nghĩa, khi nhận được sự sủng ái đặc biệt từ người đứng đầu triều đình, Trương Sướng Tôn cũng trở nên kiêu ngạo. Không những thế, Trương còn “chơi trội”, cặp ngay với một nha đầu thân cận của Võ Tắc Thiên. Vào một ngày đẹp trời, khi cặp đôi này hú hý với nhau tại vườn thượng uyển thì bị Võ Tắc Thiên bắt gặp.

Lập tức, Võ hoàng đế đã rút gươm và chém sượt qua đầu ả nha đầu trong sự bàng hoàng của Trương Sướng Tôn. Tuy nhiên sau đó chuyện này đã được “giải quyết” êm đẹp vì Thái Bình công chúa đã có ý kiến rằng “ Không nên làm to chuyện, làm trò cười cho thiên hạ”.

4. Thái y họ Thẩm

Giai thoại về mối quan hệ của Võ Tắc Thiên và Thẩm thái y được cho là có rất nhiều điểm hư cấu.

Tương truyền rằng có một lần vì long thể bất an, Nữ hoàng đã mời người Thái y họ Thẩm vào cung bốc thuốc và hỏi về thuốc kích dục.

Xem thêm: Tự Động Tắt Mở Màn Hình Bằng Cảm Ứng, Mở Màn Hình Bằng Cảm Ứng

*

Thẩm Thái y khi đó đã dâng lên một phương thuộc có công hiệu, tuy nhiên Võ Tắc Thiên liền nhân đà này mà bắt ông phục vụ mình. Sau đó vị thái y ấy không đáp ứng nổi, cuối cùng chết vì lao lực.

Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là một giai thoại được tưởng tượng và thêu dệt nên bởi những người mang thành kiến với Võ Tắc Thiên. Bởi lẽ thân thế của thái y họ Thẩm kia không được đề cập tới trong bất kỳ tài liệu chính sử nào.

II. Giai thoại về thực hư hậu cung ba nghìn nam sủng của Võ Tắc Thiên

Chuyện ba nghìn “trai đẹp” trong hậu cung Võ Tắc Thiên không được ghi chép trong chính sử nhưng việc bà tuyển chọn rộng rãi mỹ nam là có thật.

Đường Cao Tông ốm yếu bệnh tật không thể thỏa mãn được nhu cầu của Võ Tắc Thiên , vì thế bà hoàng luôn phải sống trong cảnh kìm nén.

Năm Đường Cao Tông băng hà, Võ Tắc Thiên đã 59 tuổi, khi chính thức đăng cơ xưng đế đã 66 tuổi, nhưng do cuộc sống đủ đầy, chăm sóc dưỡng sinh chu đáo nên dung mạo vẫn tươi trẻ như hoa, làn da vẫn căng mịn như thiếu nữ, dục vọng cũng không hề giảm sút mà còn cao hơn sau bao ngày kìm nén.

*

Theo ghi chép của lịch sử, sau khi đăng cơ, Võ Tắc Thiên đã cho nuôi rất nhều tuấn nam ở hậu cung để đáp ứng nhu cầu tình dục của bản thân.

Trong đó có Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông, Thẩm Nam Mậu, Tiết Hoài Nghĩa là bốn trong số những nam nhân được Võ Mị Nương vô cùng sủng ái. Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông là hai anh em, tuổi ngoài 20, tướng mạo trắng trẻo khôi ngô, giỏi vận luật ca từ. Thái Bình công chúa sau khi phát hiện ra Trương Xương Tông đã dâng anh ta cho Võ Tắc Thiên. Ảnh: Tạo hình Trương Dịch Chi.

Tài năng của anh ta đã khiến Võ Tắc Thiên vô cùng yêu quý. Sau khi có được sự sủng ái của Võ Hậu, anh ta bèn tiến cử anh trai là Trương Dịch Chi. Khi gặp Dịch Chi, Võ Tắc Thiên thấy anh ta quả là một đấng nam nhi “vô cùng mạnh mẽ” nên rất sủng ái, kể từ đó hai anh em họ với danh nghĩa nhập cung để chỉnh lý sách mà chuyển vào sống trong hậu cung để tiện “phục vụ” nữ hoàng thượng.

Nguồn cung cấp trai đẹp cho bà hoàng họ Võ có rất nhiều kênh, nhưng quan trọng nhất chính là do Thái Bình công chúa dâng tặng. Bản thân nàng ấy cũng được thừa hưởng dòng máu dâm đãng từ mẫu hậu, lại là người rất hiểu “tâm tư và khao khát” của mẫu thân nên để làm vừa lòng mẹ mình, Thái Bình công chúa đã tỏ ra chủ động trong việc tìm kiếm tuấn nam và chế thuốc cho Võ Tắc Thiên.

*

Chân dung Thái Bình Công chua

Theo ghi chép trong “Cựu Đường thư”, Tiết Hoài Nghĩa chính là người của Thái Bình công chúa. Nàng ta thấy ngoài sức hút từ thân hình cường tráng ra thì đích thân đã kiểm tra khả năng giường chiếu của anh ta nên đã dâng cho Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên thấy rất hài lòng và luôn giữa anh ta bên mình để đêm ngày mây mưa hưởng lạc chốn hậu cung.

Sau khi chuyện về đám trai đẹp lan truyền rộng rãi đã có rất nhiều đàn ông tự thấy mình có đủ điều kiện nên chủ động tìm mọi cách được tiến cung hầu hạ Võ Hậu.

Những người tự tiến cử đều là người xuất sắc. Ngoài hai kênh trên ra, Võ Tắc Thiên còn thường xuyên phái quan viên trong nội cung bí mật ra ngoài tìm kiếm trong nhân gian.

Nghe nói, Thượng quan Uyển Nhi đã từng nhiều lần nhận nhiệm vụ này. Trước khi Thượng Quan Uyển Nhi xuất cung, Võ Tắc Thiên còn dạy nàng ấy rất tỉ mỉ cách chọn đàn ông thế nào, nàng có quyền chọn ở khắp nơi chỉ cần thấy phù hợp với yêu cầu của hoàng thượng thì đưa về cung.

*

Chân dung Thượng quan Uyển Nhi

Thông qua các cách như thế lực lượng trai đẹp của Võ Hậu rất hùng hậu. Để có thể tăng cường quản lý họ, vào năm 698, Võ Tắc Thiên cho lập Khống Hạc giám. Đây là một tổ chức do Võ Tắc Thiên tự lập. Đầu năm 699, Võ Tắc Thiên lại cho lập quan quản lý Khổng Hạc giám và quan chủ tế.

Đến đầu năm 700, bà ta lại cho đổi tên thành Phụng Chấn phủ, do anh em nhà họ Trương quản lý, nghiễm nhiên trở thành “tam cung lục viện” của nữ hoàng đế. Anh em nhà họ Trương giống như “ hoàng hậu” và “quý phi” trong Đông Tây cung và trở thành tổng quan “phi tần” cho Võ Tắc Thiên.

Chiêu nạp nam sủng đã kiến cho Võ Tắc Thiên gặp phải sự phản đối của đại trung thần Thượng thư Địch Nhân Kiệt. Ông ta đã từng dâng sớ tâu rằng: “Hai tên họ Trương ở bên bệ hạ thực ra chỉ làm mệt thêm thánh minh của bệ hạ, bệ hạ chí tại thiên thu, giữ vết nhơ này thật đáng tiếc lắm”.

Bản thân Võ Tắc Thiên cũng tự biết mình đuối lý nên đành phải tìm cách giải quyết quanh co, vừa tán dương Địch Nhân Kiệt là trung chính lão thần, nên giao mọi trọng trách quốc gia cho ông ta, nhưng còn chuyện riêng của hoàng đế thì đại thần không được hỏi.

Bà ta còn ngụy biện việc mình sủng ái anh em nhà họ Trương là vì muốn nghỉ ngơi thư giãn. Trước đây bà ta đã hết lòng hầu hạ tiên đế, sinh nở rất nhiều, nên khí huyết lão hóa, tuy được các thái y thường xuyên chăm sóc sức khỏe, uống các loại thuốc bổ như linh sâm nhưng hiệu quả không cao. Giờ chỉ có cách lấy nguyên dương để bổ gốc nên mới âm dương hợp thành cho huyết khí đủ đầy.

Thần tử khuyên giải vô ích nên Võ Tắc Thiên càng bất chấp không cần kiêng nể ai. Thậm chí có rất nhiều chuyện triều chính Võ Tắc Thiên đã giao cho hai tên họ Trương xử lý, hai kẻ tha hồ lộng hành trong triều.

*

Đương nhiên, không phải tất cả các tuấn nam ở chốn hậu cung đều được Võ Tắc Thiên sủng ái, bởi chỉ có vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú là chưa đủ.

Tuy cách nói “Diện thủ tam thiên” – 3 nghìn trai đẹp trong hậu cung của Võ Tắc Thiên không được ghi chép trong chính sử nhưng việc bà tuyển chọn rộng rãi và sủng ái giai đẹp là có thật. Thực ra nếu nói các hoàng đế là nam nhi có thể lập “Tam cung lục viện”, “giai lệ tam thiên” thì một nữ hoàng đế như bà lập “Diện thủ tam thiên” cũng có thể được.

III. Lý giải nguyên nhân khiến Võ Tắc Thiên không sinh hạ con cái cho nam sủng

*

Mặc dù đa số các học giả đều nhận định rằng những giai thoại về dàn nam sủng của Võ Tắc Thiên tồn tại không ít điều hư cấu. Tuy nhiên việc bà công khai thu nạp nam nhân vào cung hầu hạ lại là sự thật.

Thế nhưng dù cho từng có không ít nam sủng kề cận bên mình, Võ Tắc Thiên cũng chưa từng sinh hạ con cái cho bất cứ ai trong số họ. Đây cũng là điều khiến hậu thế không khỏi thắc mắc.

Lý giải về việc vị Nữ đế họ Võ chưa từng sinh con cho nam sủng, các học giả đã đưa ra một số giả thiết dưới đây.

Giả thiết thứ nhất cho rằng, Võ Tắc Thiên vì nhiều động cơ khác nhau nên đã dùng thuốc tránh thai để không sinh hạ con cái cho các nam sủng.

Lý do khiến bà làm việc này có thể xuất phát từ việc giữ gìn danh tiếng, cũng có thể bắt nguồn từ quan điểm đề cao nữ quyền, hoặc bản thân bà không muốn các nam sủng dựa vào con cái mà tranh ngôi đoạt vị, lũng đoạn quyền lực…

Tuy nhiên nhìn chung giả thiết này không thực sự nhận được sự ủng hộ của hậu thế. Bởi lẽ Võ Tắc Thiên khi ấy đã trở thành Nữ đế, đương nhiên rất coi trọng sức khỏe của mình, vì vậy sẽ không tùy tiện uống những loại thuốc tránh thai vừa không hiệu quả lại vừa độc hại vào thời bấy giờ.

*

Giả thiết thứ hai thì khẳng định, nguyên nhân khiến Võ Tắc Thiên không thể sinh con cho bất kỳ nam sủng nào bắt nguồn từ chính thể chất của bà.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, vị Nữ hoàng họ Võ này kế vị ở tuổi 67. Ở vào độ tuổi đã ngoài sáu mươi, dù bà có bảo dưỡng long thể tốt tới đâu thì khả năng có thể sinh hạ con cái cũng được xem là hết sức hãn hữu.

Do đó mà ngay cả khi có nhiều nam sủng bên cạnh thì họ cũng không thể khiến Võ Tắc Thiên mang thai. Vì vậy rất có thể yếu tố tuổi tác chính là một trong những rào cản khiến vị Nữ đế này không có con với bất kỳ một người tình nào.

Cho tới ngày nay, lý do Võ Tắc Thiên không sinh hạ con với các nam sủng của mình vẫn là một trong những đề tài tranh cãi của hậu thế.

Xem thêm:

Thiết nghĩ con cái vốn là thứ không thể cưỡng cầu, hơn nữa Võ Tắc Thiên lúc đó đã con cháu đầy đàn, vì vậy rất có thể dàn nam sủng trong hậu cung cũng chỉ để giúp vị Nữ đế này giải khuây, cho nên việc bà không sinh hạ con riêng cũng là điều chẳng hề khó hiểu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *