USS Camp là tên gọi của một khu trục hạm (KTH) mang danh hiệu DER-251 trong quân chủng Hải Quân Hoa Kỳ. Chữ “Camp” này được đặt theo tên của một thủy thủ người Mỹ, Jack Hill Camp, đã chết vào ngày 7 tháng 6 năm 1942 trong trận hải chiến giữa Hoa Kỳ và Nhật trong vùng biển Thái Bình Dương gần đảo Midway. Khu Trục Hạm USS Camp có chiều dài 93 mét, chiều ngang: 11 mét, trọng lượng: 1,253 tấn, động cơ: 6,000 mã lực, tầm hoạt động: 17,380 km (với vận tốc 12 hải lý/giờ), vận tốc tối đa: 21 hải lý/giờ, quân số: 186 thủy thủ, vũ khí: 3 đại bác 76-ly, hai đại bác 40-ly, 8 đại liên 20-ly, 3 ống phóng thủy lôi 533-ly, 2 giàn phóng lựu-đạn depth charge (chống tàu ngầm), một hệ thống súng cối hedge hog (chống tàu ngầm).

*

USS Camp DER-251.

Đang xem: Khu trục hạm phạm ngũ lão

Chiến hạm USS Camp được chế tạo bởi công ty Brown Shipbuilding (thành phố Houston, Texas) và công trình hoàn tất ngày 16 tháng 4 năm 1943. Năm tháng sau, ngày 16 tháng 9/1943, chiến hạm chính thức “nhập ngũ” dưới quyền chỉ huy của Hải Quân Trung Tá P.B. Mavor. Ngày 14 tháng 12 năm 1943, chiến hạm rời quân cảng Norfolk (tiểu bang Virginia) để bắt đầu cuộc hành trình (kéo dài cho đến khi Thế Chiến Thứ 2 kết thúc vào năm 1945) hộ tống các đoàn tàu tiếp tế từ Hoa Kỳ sang chiến trường Âu Châu.Trên các chuyến hải hành vượt vùng biển Bắc Ðại Tây Dương, ngoài việc chống chọi với sóng to và gió lớn, Khu Trục Hạm USS Camp còn phải cảnh giác để đối phó với những cuộc đột kích của các tàu ngầm của địch quân. Trong quãng thời gian phục vụ từ 1943 đến 1945, không có một chiếc tàu nào trong đoàn được hộ tống bị đánh chìm. Trong suốt thời gian phục vụ từ 1943 đến khi chiến tranh kết thúc, chỉ có một lần bị tai nạn nên nhiệm vụ bị gián đoạn, đó là khi chiến hạm USS Camp đụng phải một tàu chở hàng khác làm hư hại nặng cho đầu tàu. Sau khi được mang về công xưởng sửa chữa, chiến hạm được tân trang với đại bác 127 ly.

Khu Trục Hạm Trần Hưng Đạo HQ.1

*

Chiến hạm USS Camp đang vận chuyển ngoài khơi quần đảo Hawaii, hình chụp năm 1970.

Trước đó 5 năm, chiến hạm được điều động sang Việt Nam trong nhiệm vụ kiểm soát vùng duyên hải. Đến tháng 2 năm 1971, chiến hạm được chuyển giao cho Hải Quân VNCH và trở thành khu trục hạm HQ1 Trần Hưng Ðạo. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, chiến hạm HQ1 chở người tị nạn rời Saigon di tản qua Phi Luật Tân. Tháng 5 năm 1976, khu-trục hạm HQ1 được chính thức sát nhập vào Hải Quân Phi với tên gọi và số quân mới là PS-4 Rajah Lakandula (HÌNH ẢNH: Dennis Clark)

Ngày 9 tháng 7 năm 1945, chiếc USS Camp rời khu quân cảng ở thành phố Charleston, South Carolina để trở về chiến trường Thái Bình Dương. Chiến tranh kết thúc, chiến hạm được dùng cho việc huấn luyện thủy thủ ở Trân Châu Cảng, Hawaii. Sau đó được trao nhiệm vụ canh phòng cuộc di tản của các đơn vị Nhật tại đảo Mili (Thái Bình Dương), và đảm nhiệm công việc cấp cứu tàu-bè trên vùng biển gần đảo Kwajalein cho đến tháng 11 năm 1945. Sau đó chiến hạm được triệu hồi về New York vào ngày 10 tháng 12.Ngày 1 tháng 5 năm 1946, chiến hạm USS Camp được “giải ngũ” và các thủy thủ Coast Guard (tuần duyên) phục vụ đều được thuyên chuyển đi nơi khác. Ngày 7 tháng 12 năm 1955, chiến hạm được đổi số quân thành DER-251 và được “tái ngũ” vào ngày 31 tháng 7 năm 1956 với nhiệm vụ mới là bảo vệ vòng đai cho các hải đoàn (tức là những tàu được trang bị hệ thống radar để phát hiện máy bay địch, không để cho máy bay địch xâm nhập vào không phận được canh giữ). Ðến năm 1965, hệ thống radar trên tàu được tháo gỡ, sau đó được đem qua Việt Nam để tham dự chiến dịch hành quân Market Time, mà nhiệm vụ mới là ngăn chận các thuyền bè chuyên chở vũ khí của Bắc Việt trên biển Nam Hải.Ngày 6 tháng 2 năm 1971, chiến hạm USS Camp được chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và được đổi số quân và tên gọi thành HQ-1 Trần Hưng Ðạo <1>. Vài năm sau, vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khu trục hạm Trần Hưng Ðạo rời Việt Nam để di tản sang Phi Luật Tân (Philippines). Một năm sau đó, chiến hạm chính thức gia nhập và phục vụ cho quân chủng Hải Quân Phi.

Xem thêm: Nhiễm Bệnh Vì Sơn Móng Tay Phát Sáng, Sơn Móng Tay Phát Sáng Trong Bóng Tối

*

Khu Trục Hạm Trần Hưng Đạo HQ-1 đổi tên thành PS-4 Rajah Lakandula HQ Phi Luật Tân.

Theo tài liệu Những Giờ Phút Chót Tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân của tác giả Phạm Kim, chiến hạm HQ1 Trần Hưng Ðạo được di tản khỏi Saigon vào khoảng nửa đêm 29 tháng 4/1975. Tài liệu ghi lại vị trí cuối cùng của chiến hạm như sau:“Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh vừa rời chức vụ Tư Lệnh Hải Quân tháng trước, ngày đó cũng mới từ xa về, được hướng dẫn xuống khu trục hạm HQ1, đậu ở vị trí 1 gần sát đường lộ mặt tiền của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Chiếc HQ1 rời bến đầu tiên, sau đó mắc cạn phải chờ kéo đi. Ở vị trí số 2 cặp chính giữa là khu trục hạm HQ3 Phạm Ngũ Lão, và ở bên ngoài cùng vị trí số 3 là chiếc HQ2 Trần Quang Khải do Trung Tá Đinh Mạnh Hùng là hạm trưởng đã tuân theo kế hoạch rời bến gần giữa đêm. Có các chiến hạm khác kể trong đoàn tàu của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh chỉ huy đã rời bến từ sớm. Mỗi khi có một chiến hạm tách bến lại có vài người trên bờ nổ súng, và nhiều trực thăng bay lượn xa gần vòng quanh Bộ Tư Lệnh Hải Quân càng lúc càng nhiều như muốn được đáp xuống nước để được Hải Quân vớt.”

Rời Saigon, chiến hạm HQ1 ra khơi và trực chỉ đảo Côn Sơn. Tại đây có nhiều chiến hạm khác của Hải Quân VNCH đang tập trung. Sau đó có tin loan báo là tất cả các chiến hạm sẽ di tản sang Phi Luật Tân. Về sau này, một nhân viên Hải Quân đi trên tàu HQ1 cho biết lúc đó chiếc HQ1 đã chở quá nhiều người, nặng quá trọng tải, và bị phần nào hư hại nên một số đông dân chúng đã được chuyển sang cơ xưởng hạm HQ801 Cần Thơ.

Xem thêm:

*

Cuối cùng, khu trục hạm HQ1 Trần Hưng Ðạo cũng đến được Phi Luật Tân. Một năm sau, ngày 5 tháng 4 năm 1976, chiếc HQ1 được sát nhập vào Hải Quân Phi và số quân cũng như danh xưng được đổi lại thành PS-4 Rajah Lakandula. Ðến năm 1988, chiến hạm PS-4 bị bất khiển dụng. Sau đó một tài liệu cho biết năm 1999 chiếc PS-4 được xử dụng như một “văn phòng” nổi tại căn cứ Hải Quân Subic Bay, Phi Luật Tân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *