Sự căm phẫn lên đến tột độ không phải là qua những hình ảnh ở hiện trường mà chính là khi đối diện với sự lạnh lùng của kẻ sát nhân.

Đầu tháng 12-2016, người dân xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bàng hoàng trước cái chết của cụ bà Nguyễn Thị G (SN 1940).

Đang xem: Hành trình truy bắt kẻ giết người máu lạnh

Buổi sáng kinh hoàng

Đó quả thực là một ngày lạ lùng đối với Lực bởi bình thường gã không mấy khi uống rượu. Ấy thế mà sau khi thức dậy, Lực lại sang nhà hàng xóm chơi, được mời rượu gã đồng ý ngay. Nhớ ra nhà còn bình rượu nếp, gã liền cầm chai về chiết rượu mang sang. Sáng sớm chưa có gì bỏ bụng, bây giờ lại uống rượu nên Lực nhanh chóng ngà ngà. Rồi gã mang đủ thứ chuyện ra tâm sự với người hàng xóm dù thường ngày không thân thiết gì. Uống hết chai rượu nếp của Lực, người bạn nhậu lại vào nhà xách thêm chai nữa tiếp tục rót đầy chén cả hai. Đến 11h, gã loạng choạng ra về và đây chính là khởi đầu cho tội ác.

*

Khi những bước chân xiêu vẹo của Lực về tới nhà cũng là lúc gã thấy bà G đang cắt cỏ trong vườn nhà mình. Có lẽ cơn “phê đá” chưa hết lại bị cộng hưởng với rượu nên Lực bị rơi vào tình trạng ảo giác. Trong đầu gã hiện lên một ý đồ xấu xa với bà G. Để bà G không nghi ngờ gì, gã mời bà vào nhà uống nước. Nhân lúc bà G không để ý, Lực tấn công nạn nhân bất động rồi giở trò đồi bại. Tưởng bà G đã chết, gã liền đem xác xuống giếng trong vườn nhà. Khi nạn nhân tỉnh lại, nghe tiếng kêu cứu ú ớ từ dưới đáy giếng, sợ bị tố cáo, gã tàn nhẫn sát hại nạn nhân.

Trước khi làm việc với Lực, tôi đã được nghe Trung tá Trần Trí Dũng – Trưởng CAH Chương Mỹ nói qua tình tiết vụ án. Nhưng đến khi đối diện với gã, tôi mới thấy được hết sự máu lạnh, vô nhân tính của một kẻ sát nhân. Nhìn gương mặt gã có vẻ bình thường, nhưng thực tế đằng sau đó lại là chân dung của kẻ mất hết tính người.

Biến mất như một cơn gió

Gã bảo, ông nội đặt cho gã tên Lực với mong muốn gã có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Nhưng gã thích cuộc sống phiêu bạt như một cơn gió nên tự đặt cho mình tên Phong. Đây cũng chính là cái tên người ta gọi gã trong suốt 8 tháng lẩn trốn sự truy bắt của cơ quan công an.

Xem thêm: Những Con Đường Mại Dâm Và Quán Cà Phê 'Tới Z' Ở Sài Gòn

Sau khi ra tay với nạn nhân, Lực thay bộ quần áo và chuẩn bị cho mình một kế hoạch trốn chạy. Gã nói: “Em xác định rồi, kiểu gì cũng có ngày bị bắt. Nhưng thôi, trước khi chôn chân trong tù, em muốn lang thang vô định như một cơn gió, đúng với cái tên mà em thích”. Vay được chút tiền, Lực bắt đầu những chuỗi ngày rong ruổi khắp nơi. Gã làm đủ thứ nghề để có thể tồn tại và tiếp tục chạy trốn.

Vì khá chăm chỉ, lại có sức khỏe nên Lực xin việc gì người ta cũng nhận, lúc làm thợ hồ, thợ máy, thợ xây… khi thì đi bốc vác. Hơn chục tỉnh thành rải khắp Bắc-Trung-Nam đều có dấu chân của kẻ sát nhân máu lạnh. Mỗi nơi, gã chỉ dừng chân vài ngày đến 1 tuần rồi lại đi. Dù xác định tâm thế sẽ có ngày bị bắt, nhưng gã vẫn lo sợ cái ngày đó nên liên tục di chuyển. Chính vì không ở nơi nào cố định nên việc truy bắt Lực của CAH Chương Mỹ gặp rất nhiều khó khăn. Dấu vết hung thủ liên tục bị ngắt quãng, trinh sát lại phải giải quyết nhiều vụ việc khác trên địa bàn, nhưng chưa khi nào họ thôi quyết tâm truy bắt bằng được kẻ giết người. Từng mối quan hệ của Lực được rà soát, từng kế hoạch đưa hung thủ ra ánh sáng pháp luật được vạch ra.

Phải thừa nhận, vì đã có 18 tháng ngồi tù nên Lực học được khá nhiều mánh khóe tinh vi và nhiều thủ đoạn để đối phó với sự truy bắt gắt gao của công an. Không chỉ thế, trong suốt 8 tháng lẩn trốn thì có tới 4 tháng Lực theo tàu cá lênh đênh trên biển. Do vậy, suốt thời gian này, thông tin về Lực như một ẩn số. Cũng phải nói thêm, gã có một khuôn mặt thoạt nhìn khá hiền lành. Có lẽ vì thế mà 8 tháng rong ruổi hơn 10 tỉnh thành, gã chưa từng mất một xu đi đường. Hết diễn là nạn nhân của một vụ trộm cắp, lại đến bị bạn lừa hoặc bị móc túi, gã đã lấy được tình cảm của các lái xe đường dài. Họ thậm chí còn cho thêm tiền lộ phí mà không hề biết rằng, gã trai trẻ này là một kẻ giết người.

Trả giá

Trong những ngày lẩn trốn, Lực chưa từng một lần gọi điện về cho gia đình. Bố mẹ gã đều là những nông dân nghèo, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cái đói cái nghèo bủa vây lấy họ. Với đứa con từng vào tù ra tội, họ dường như chỉ còn lại sự đau đớn, bất lực và không dám nhìn mặt hàng xóm.

Xem thêm:

Lực kể với tôi, 8 tháng lang thang khắp Bắc – Trung – Nam, những ngày đầu hắn chỉ muốn quên tất cả để không phải đối diện với sự thật rằng bản thân đã giết người. Ngày đi làm mệt là thế, nhưng đến đêm Lực lại không thể ngủ được nên gã tìm tới ma túy “đá” để quên hiện tại. Hỏi lý do vì sao không liên lạc với bố mẹ, gã nói: “Bố mẹ khổ vì em nhiều quá rồi. Sau chuyện này, người em nghĩ đến là bố mẹ. Chỉ mong bố mẹ sẽ sống thanh thản hơn, nhưng em lại gây ra tội lớn rồi. Bố mẹ sẽ không bao giờ có thể quên được nỗi đau này do em gây ra…”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *