Vài năm trở lại đây cây phật thủ trở thành một loại cây cảnh được ưa chuộng trong ngày tết bởi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố: sang trọng, tâm linh, lạ, đẹp, độc đáo vừa thích hợp làm quà biếu, tặng vừa mang đến phúc lộc đầy nhà . Quả phật thủ thường trưng trong mâm ngũ quả bàn thờ ngày Tết của người Việt

Vài năm trở lại đây cây phật thủ trở thành một loại cây cảnh được ưa chuộng trong ngày tết bởi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố: sang trọng, tâm linh, lạ, đẹp, độc đáo vừa thích hợp làm quà biếu, tặng vừa mang đến phúc lộc đầy nhà . Quả phật thủ thường trưng trong mâm ngũ quả bàn thờ ngày Tết của người Việt

Quả phật thủ có hương thơm thanh thoát, theo quan niệm dân gian có thể trừ tà, mang đến may mắn, tốt lành cho gia chủ, đón khách quý, mang đến tài lộc.

Đang xem: Giống Cây Phật Thủ Cây Phong Thủy Ngày Tết

*

Đặc điểm cây phật thủ

Cây phật thủ thuộc loại cây ăn quả có tên khoa học là Citrusmedica var. sarcodactylis thuộc chi Cam chanh,xuất xứ từ Ấn Độ. Tên gọi của cây bắt nguồn từ hình dáng quả giống bàn tay Phật. Hoa phật thủ nhỏ mọc ở nách lá, màu trắng rất thơm. Quả phật thủ hình bầu dục có nếp nhăn, dạng bàn tay Phật.

*

Phật thủ thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao từ 2-2,5m. Phật thủ có hoa từ đầu tháng 3, có quả vào mùa thu, quả bền kéo dài đến vài tháng liên tục đến mùa xuân.

Một lưu ý là tháng 3-4 hàng năm phật thủ có hoa đực, nếu để lấy quả đợt này vừa ít quả, quả méo mó, kém chất lượng. Tháng 5 hoa nhiều nhưng vẫn là hoa đực, quả nhỏ,tỷ lệ đậu quả không cao, dễ rụng và chín sớm. Tháng 6-7 hoa thưa nhưng nhiều hoa cái, cho quả bóng, màu sắc đẹp, tỷ lệ đậu quả cao. Sau lập thu dáng quả xấu, thời gian sinh trưởng dài.

*

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây phật thủ

Cách trồng cây phật thủ

Cây phật thủ được nhân giống bằng cách: ghép mắt, chiết cành, giâm cành.

Ghép mắt: Nên ghép mắt vào tháng 4-5 hàng năm. Chọn cây gốc ghép là cây con quýt hôi mọc từ hạt có tuổi thọ 2-3 năm, chọn cành phật thủ có tuổi thọ 1-2 năm làm cành ghép. Cắt thân gốc ghép để cao khoảng 10-11 cm. Dùng dao ghép cắt vát gốc ghép,đầu ngắn cắt thành hình vó ngựa,đầu dài cắt hình thuẩn. Sau đó cắt cành ghép một miếng độ lớn bằng gốc ghép, sau đó ghép

Khi mua về trồng giâm cành, hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 40cm. Sau khi trồng lên 1 đợt lộc, khi cứng lộc mới bón nhẹ. (Lưu ý: tuyệt đối không được bón vào gốc, bón xa gốc để rễ phải ăn với)

*

Trồng chính thức

Sau 4 đến 5 tháng tuổi, cây cao khoảng 1m thì đánh chuyển trồng chính thức:

Cách chăm sóc cây phật thủ

Cây phật thủ khỏe mạnh nên có thể trồng quanh năm, tốt nhất là vào mùa xuân khi thời tiết mát mẻ tháng 2-3, mùa đông trồng từ 8-10.

Nên trông với mật độ cây cách 3m, hàng cách nhau 4m. Hốc trồng có độ sâu vừa phải,kích thước khoảng 0,6×0,6×0,6, bầu cây nhô lên khỏi mặt đất khoảng 5cm để tránh úng

Vùng đất thấp phải có hệ thống tưới tiêu đầy đủ. Đất cao có mặt đất bằng phẳng cần đắp mô cao khoảng 0,3-0,8m, độ rộng 0,8-1m. Chú ý nếu mặt đất có độ nghiêng Ánh sáng: Phật thủ ưa sáng hoàn toàn, nên trồng cây nơi có ánh sáng trực tiếp

Đặc biệt phật thủ dễ rụng lá nên khi lá rụng hơn một nửa sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp , việc ra hoa kết quả, nên cần chú ý tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá, lá còn thì việc giữ quả mới đảm bảo.

Chú ý mùa thu giữ lại ít ngọn để cây cho quả vào năm sau. Mùa đông chú ý không để gió lùa, khống chế nước tưới, giữ ẩm cho chậu.

Nhiệt độ: Phật thủ ưa khí hậu nóng ẩm, chịu rét kém, nhiệt độ phù hợp từ 22-26oC.Độ ẩm:Đất trồng: Phật thủ ưa đất trồng có pH từ 5,5-6,5, đất hơi chua, nhiều bùn, pha cát, có thể trộn thêm xỉ than và tưới nước để giảm độ kiềm. Công thức đất trồng tốt nhất cho phật thủ: đất thịt sạch + phân hữu cơ + tro trấu mục + vôi bột + super lân. Nếu muốn thay đổi pH của đất cần tưới thêm FeSO4. cần chú ý thoát nước tránh úng cho cây.Tưới nước: Phật thủ thuộc loại cây thân gỗ nên nhu cầu nước vừa phải, nên tưới theo mùa. Mùa hè nhiệt độ cao, thoát nước nhanh nên tưới vào buổi sáng, mỗi ngày một lần. Thời tiết ẩm hoặc nhiệt độ thấp tưới 3-4 ngày/ lần.

Khi thấy nước trong chậu khô thì tưới từ từ không tưới quá đẫm.

Bón phân: TRước khi trồng cây cần bón lót phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục.

Cách trồng phật thủ: Đào hốc trồng có kích thước to hơn bầu cây. Chú ý tránh làm vỡ bầu,đặt cây vào hốc trồng rồi đổ đất lên, giữ chặt bầu cây rồi cắm cọc giữ cố định. Sau đó tưới nước thật đẫm, vài ngày sau khi thấy đất se khô thì tưới lại. Nên tưới nước liên tục 2-3 ngay, trong 7-10 ngày.

Xem thêm: 13 Dấu Hiệu Chắc Chắn Mang Thai Bé Trai Chuẩn Xác Nhất, 04 Dấu Hiệu Mang Thai Con Trai Cực Chuẩn

Năm đầu bón thúc bằng 1 thìa canh ure + 10 lit nước , tưới 3-4 lần/ năm. Bổ sung thêm các vi lượng băng phân hữu cơ hoặc phân khoáng.

Từ năm thứ 2 bón thúc 10-50g ure mỗi cây, mỗi năm, bón 3-4 lần vào gốc hoặc pha nước tưới. Mỗi lần tưới cần tưới lại bằng nước lã.

Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.

Khi bón thúc cần thêm đất mới vào tán dầy 2-3 cm.

Tỉa cành: chặt bỏ các cành sâu bệnh, già cỗi giúp thông thoáng, tăng khả năng quang hợp để cây phát triển cân đối.

Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây phật thủ:

Sâu vẽ bùa: Khi cây ra lá non thường bị sâu hại, có thể sử dụng các loại thuốc: Lanate, Padan 95SP, Cymbush, Sevin 80WP.Rầy chổng cánh: Là trung gian truyền bệnh vàng lá Grening, để trừ bệnh này dùng một trong số các loại thuốc: Basan 50ND, Aplaud MIPC 25%, BTN, Trebon 10ND, Admire 50ND.Rầy mềm: thường hay chích hút nhựa ở mặt dưới lá non hoặc chồi non. Trị bệnh dùng: Trebon 10ND, Supracide 40EC, Basan 50ND, Polytrin 40EC.Nhện đỏ: dùng thuốc: Danitol, Confidor, KelthaneBệnh ghẻ, loét: gây hại nặng vào mùa mưa nên dùng thuốc gốc đồng để trị bệnh: Zineb 80 BHN, Bordeux, Coper Zin, Kasuran, Coper B.Bệnh chảy nhựa, thối gốc: thường gây hại nhiều ở thân rễ, trị bệnh bằng thuốc Coper Zine, aliet 80 BHN, Captan 75 BHN.Bệnh gân xanh, vàng lá: làm cây nhỏ và lùn, lá nhỏ, tán lá không đều, lá lốm đốm vàng hoặc gân xanh. Cách phòng bệnh nên trồng phật thủ xen lẫn ổi theo tỷ lệ 2:1 hàng.

Thu hoạch phật thủ vào trời mát. Chú ý không thu hoạch quả sau sương mù hoặc cơn mưa dễ làm quả bị ẩm, thối khi bảo quản.

Kỹ thuật trồng cây phật thủ loại cây ghép

Đối với cách trồng cây phật thủ loại cây ghép, người trồng nên trồng ở chỗ cao, không bị ngập úng, để cây cách cây 5m. Trong quá trình trồng cây, người trồng nên bón 1 năm 2 lần chính với phân NPK Lâm Thao và 1 tháng 2 lần phân đầu trâu Bình Điền.

Kỹ thuật chăm sóc cây phật thủ

Trong quá trình chăm sóc cây phật thủ,đối với cả hai cách trồng trên, người trồng nên phun thuốc bảo vệ sâu bệnh như thuốc comite hoặc detect giúp trị bệnh nhện đỏ, thuốc tập kỳ trị bệnh sâu vẽ bùa, thuốc sufation trị bệnh dệp hay thuốc gi-đô-min hoặc thuốc man xanh trị bệnh nấm. Riêng đối với loại cây ghép, người trồng có thể khi kích ra hoa, người trồng nên dùng loại thuốc kích phát tố ra hoa Thiên Nông (hoặc các loại có chức năng tương tự ở hiệu thuốc). Nếu không có nhiều kiến thức về những loại thuốc này, người trồng nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp hoặc tìm hiểu trên các trang mạng.

Xử lý cho cây phật thủ ra hoa và đậu quả

Để cây ra hoa sau 1 năm trồng thì tháng 4 dùng dao tiện vào thân cây 1 vòng tròn, tiện lần 2 sau 10 ngày, bón thêm vào gốc cây 1-2 lạng kali. Tháng 5 phun thuốc kích thích ra hoa 1-2 lần. Sau 1 tháng phật thủ sẽ ra hoa, đậu quả và quả chín vào dịp tết.

Sau năm đầu, không cần tiện thân cây mà làm các bước trên.

Xem thêm:

Một số chú ý khi trồng chăm sóc cây phật thủ

Để phật thủ ra hoa trái mùa: Đặc điểm phật thủ có hoa mùa xuân, để cây ra hoa trái mùa vào dịp tết cần chú ý:

Vào tháng 5-6 ngừng cho cây ăn, cân đối lượng nước vừa phải để lá ở trạng thái mo lá. Khi lá chuyển dạng bánh tẻ thì phun thuốc kích hoa liên tục 45-60 ngày, 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. Khi cây ra hoa thì chăm sóc bình thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *