Nhìn từ cách tiếp cận của nguyên lý mĩ học, thi pháp được hiểu như là những nguyên tắc biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn, trở thành tác phẩm VHNT. Theo cách tiếp cận từ phân tích phê bình, thi pháp là những nguyên tắc biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành các đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm, tác giả, thể loại trào lưu…

Đang xem: Cổ tích thời hiện đại phần 28

Điểm chung của 2 cách tiếp cận đều là khám phá các nguyên tắc phổ quát hoặc cụ thể lịch sử làm thành tác phẩm nghệ thuật. Có rất nhiều thi pháp được đề cập đến, riêng lĩnh vực truyện, những nội dung cơ bản được đề cập đến là:

-Thi pháp nhân vật -Thi pháp không gian nghệ thuật

-Thi pháp thời gian nghệ thuật – Thi pháp chi tiết (tình tiết) nghệ thật

-Thi pháp kết cấu – Thi pháp cốt truyện

-Thi pháp ngôn ngữ (lời văn) nghệ thuật

*

Đương nhiên, các nội dung thi pháp trên được biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể, ở từng thể loại cụ thể… có những vùng tỏ mờ đậm nhạt khác nhau. Bởi vậy quá trình tìm hiểu một tác phẩm văn học cụ thể không đòi hỏi nhất thiết người nghiên cứu phải khai thác đủ các thi pháp. Song nếu không nắm vững thi pháp thì người nghiên cứu sẽ dùng thi pháp của loại hình này trong thời đại này để soi vào tác phẩm không thuộc loại và cùng thời, cách làm ấy tạo ra những nhận định sai lầm và đánh giá lệch lạc. Giả sử chúng ta phê phán nhân vật “Vua” trong Tấm Cám là một thứ “bị thịt” vì vua gì mà hoàng hậu đi không có quân bảo vệ, hoàng hậu sao phải trèo cau, và tự dưng lại đi chấp nhận lấy Cám… là không đúng với thi pháp truyện cổ. Hoặc giả chúng ta cho rằng người chết hóa thành chim Vàng anh, thành Xoan đào… là phi lý và kết luận tác phẩm mang màu sắc duy tâm là những sai lầm chết người.

Lý luận về thi pháp học đem đến cho người nghiên cứu giảng dạy cái nhìn và công cụ khám phá từng tác phẩm và đánh giá nó đúng với thời đại đặc điểm loại thể và khai thác được các đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật ấy.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét tác phẩm “Tấm Cám”, một Truyện cổ tích thần kỳ dưới cách nhìn nhận của Thi pháp học.

Truyện Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích thần kỳ trong nhóm Thần kỳ- loài vật- sinh hoạt, theo một quan điểm phân loại. Bởi trên thực tế còn nhiều cách phân loại khác ví như Cổ tích lịch sử – Thế sự… Nhìn nhận tác phẩm này với tư cách thần kỳ và lựa chọn những thi pháp nổi trội nhất của nó, chúng ta dễ dàng tiếp cận trước hết với 3 yếu tố cơ bản của một tác phẩm truyện: Cốt truyện/ kết cấu – nhân vật – tình tiết. Ngoài ra chúng ta có thể xem xét thêm về các yếu tố thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ….

Điểm nổi bật của thi pháp truyện cổ trong Tấm Cám là thi pháp nhân vật. Ở đây các tác giả dân gian (TGDG) đã xây dựng các nhân vật theo loại nhân vật chức năng. Những tính cách của các nhân vật này là biểu hiện của các nguyên lý thế giới. Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, thiện thắng ác…

Tính chất chức năng của nhân vật biểu hiện ở chỗ nó xây dựng lên để thực hiện chức năng của mình, ngoài ra không làm gì khác. Tấm làm điều thiện, mẹ con Cám làm điều ác, Vua làm phần thưởng của Tấm. Bởi vậy mà các nhân vật rất ít (hay mờ) tính lý trí. Nhà vua chẳng nghi ngờ gì về nguyên nhân cái chết của Tấm và lấy Cám như chẳng có chuyện gì xảy ra. Cám sẵn sàng nghe Tấm dội nước sôi để làm trắng da cũng không cần nghĩ nước sôi làm bỏng da. Mẹ Cám cứ việc ăn mắm làm từ xác con không cần tìm hiểu nguyên nhân, mùi vị…

Các nhân vật không có nội tâm, sự đau đớn dằn vặt… rất mờ nhạt. Những nhân vật này thực hiện chức năng “mặt nạ” để tác giả sai khiến. Muốn mẹ con Cám thắng (Ác thắng), Tấm buộc phải cả tin. Đến khi muốn Tấm thắng (Thiện thắng) mẹ con Cám lại buộc phải cả tin. Chúng ta thấy rất rõ những âm mưu, thủ đoạn không có gì “nham hiểm” và mưu sâu, gạt lừa, dối trá cũng quá giản đơn, nhưng các nhân vật vẫn tự nguyện đi vào chỗ chết để thực hiện vai trò “Nhân vật chức năng”.

Chính vì lẽ này, khi phân tích Truyện Tấm Cám, người đọc, người học tranh luận gay gắt về tình tiết dẫn đến kết cụ truyện. Tấm giết mẹ con Cám một cách dã man. Phê bình như vậy là áp thước của thi pháp hiện đại, cách nhìn văn hóa vào tryện cổ. Theo phân tích trên thì kết cục này là TGDD “điều động” cô Tấm thực hiện chức năng diệt ác, để cái thiện có môi trường sống yên bình. Điều bàn cãi nếu có thì nên tập trung vào quan điểm của tác giả về xây dựng tình tiết bạo tàn, chứ không phải phê phán Nhân vật Tấm độc ác. Ví như truyện Thạch Sanh đã đạt được ý này : Sanh tha bổng Lý Thông tỏ rõ lòng khoan dung cao thượng, nhưng Thông vẫn bị trời chu đất diệt (bị sét đánh chết).

Điểm nhấn quan trọng thứ hai là các tình tiết nghệ thuật trong Tấm Cám. Những tình tiết này gắn với yếu tố kỳ ảo tạo ra những trạng thái biến hóa khôn lường dẫn dụ người đọc vòa thế giới của những phép màu sảng khoái ly kỳ. Yếu tố kỳ ảo như một “nhân vật” đồng hành suốt truyện với các sắc thái biểu hiện trực tiếp hoặc ẩn thân. Phần đầu truyện, các phép màu hiện lên từ Bụt, yếu tố hoang đường kỳ ảo này tác động trực tiếp vào diễn biến truyện. Phần sau truyện Tấm và vua tham gia thúc đẩy quá trình phát triển của câu chuyện, nhưng sức mạnh kỳ ảo vẫn gắn với quá trình ấy như một lực lượng thần bí hỗ trợ. Yếu tố kỳ ảo của câu chuyện này, về bản chất thi pháp là ước mơ khát vọng công lý ủng hộ cái thiện, ủng hộ con người bất hạnh. Mỗi lần sóng to gió cả, yếu tố này lại xuất hiện như con thuyền, như cánh chim kéo Tấm thoát ra khỏi thảm họa tai kiếp. Tuy nhiên trong các tác phẩm khác, yếu tố kỳ ảo có khi lại phù cái ác, thì chức năng thi pháp ở đó lại là dụng ý của tác giả câu chuyện đó là làm tăng vẻ đẹp sức mạnh của nhân vật thiện chẳng hạn vì nhân vật thiện phải vượt qua cái ác ấy.

Bên cạnh đó cũng tính đến những chi tiết nghệ thuật khác làm cho truyện Tấm Cám là câu chuyện đậm đà bản sắc Việt: Hình ảnh hội làng, cảnh mò cua bắt ốc, cái yếm đào, miếng trầu cánh phượng, cây thị đầu làng…

Thi pháp cốt truyện là các ý nghĩa và quan niệm chi phối ý nghĩa ấy chứ không phải là cấu tạo mở đầu – phát triển và kết thúc truyện. Cốt truyện cổ tích chủ yếu xây dựng trên xung đột thiện và ác và quan niệm về lẽ sống công bằng của con người trong cuộc sống chung ở cuộc đời.. Truyện Tấm Cám bắt đầu từ phần thưởng nhỏ “cái yếm đào” và kéo theo là cả một diễn biến ác tấn công thiện. Và để chống lại cái ác, “cái thiện’ lên tiếng cùng với sự trợ lực của của yếu tố thần kỳ. Trong Tấm Cám, thì thế lực này Tấm là hiện thân cùng với sự trợ giúp của Bụt. Cuộc trả thù diễn ra cay độc hơn là tàn nhẫn. Đó là hành động của “ác báo” theo niềm tin dân gian.

Một đặc điểm nữa của thi pháp truyện cổ là những sự kiện hệ trọng phức tạp của cuộc sống được thực hiện giải quyết một cách chóng vánh. Chính điều này chi phối các tác giả dân gian tạo ra phép màu nhiệm (ý thức dùng thi pháp), chứ không phải phép màu nhiệm giải quyết công việc chóng vánh. Các phép màu trong Tấm Cám đều logic với thi pháp này.

Về thi pháp kết cấu : Tấm Cám là mo tip tiêu biểu mang tính quốc tế nhưng dấu ấn hồn Việt rất rõ ràng. Trước hết nó đảm bảo triết lý dân gian mang màu sắc á đông đó là sự luân hồi qua nhiều kiếp. Đây là nét đặc biệt trong thi pháp truyện cổ á đông mà phương tây không có. Mặc dù có sự biến ảo nhưng không biểu hiện sự luân hồi mạnh mẽ. Ở đây. quá trình luân hồi, mỗi vật được biến ảo thành vẫn bộc lộ một sức sống mạnh mẽ, tiếp tục thực hiện các chức năng của mình. Tấm chết đi sống lại rồi quằn quại hóa thân qua bao tai kiếp, con chim vẫn biết nghe tiếng người, khung cửi biết nói… từ cô Tấm thảo hiền thành cô Tấm Hoàng hậu vẹn nguyên vị trí không sai lệch. Đó cũng là triết lý dân gian lành mạnh khỏe khoắn của văn hóa Việt.

Diễn biến chuyện có biến thiên nhưng kết cục có hậu là nét thi pháp điển hình của truyện cổ tích thần kỳ đã được thể hiện đậm đà trong truyện.

Rằng cả khi cay đắng ngậm ngùi

Thì cô Tấm vẫn về làm hoàng hậu.

Đó chính là khát vọng chiến thắng, khát vọng đạo lý công bằng mà tác giả dân gian nào khi sáng tác cũng phải đề cập đến và có kết cục như vậy.

Nhìn chung kết cấu được xây dựng theo trình tự nhân quả (hay trình tự thời gian) các sự việc liên tiếp xuất hiện theo trình tự trước sau. Người kể chuyện là người đứng bên ngoài chuyện trên nguyên tắc biết hết mọi điều về câu chuyện và thực hiện hành vi kể lại. Tất nhiên kết cấu truyện phụ thuộc vào cốt truyện và đồng nhất với cốt truyện.

Thời gian nghệ thuật trong Tấm Cám là thời gian khép kín. Không thể xác định được chuyện xảy ra vào thời kỳ nào. Chuyện có Vua, nhưng không biết vua đời nào cung vua ở đâu. Đặc điểm này góp phần tạo ra tính chất hoang đường của truyện. mặt khác, thời gian luôn gắn liễn với chuỗi sự kiện liên tục. Các đoạn thời gian bắt đầu bằng “Một hôm”, “Ít lâu sau”, “Từ đó””Cứ mỗi lần”…. Thời gian kể rõ ràng trùng với thời gian 1 sự kiện nào đó diễn ra. Truyện Tấm Cám không có thời gian quá khứ, thời gian tương lai mà tất cả chỉ là thời gian hiện tại kéo dài. Khi một sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết. Mỗi một sự kiện được kể đều diễn ra trong khoảng thời gian “Một hôm”. Điều này dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt trong cách kể của truyện hiện đại.

Không gian nghệ thuật trong Tấm Cám cũng giống như các truyện cổ “Không có sức cân đối với hành động của con người”(Likhasop) tức là mọi hoạt động của nhân vật không bị trở ngại và nếu có việc khắc phục cũng chóng vánh nhờ yếu tố thần kỳ. Người, Bụt, cá chim, khung cửi đều nói và nghe hiểu 1 thứ ngôn ngữ dễ dàng. Tấm không cản trở Cám làm chuyện ác và tương tự Cám cũng mặc cho Tấm trả thù không cản trở. Tấm già đi qua bao lần chuyển kiếp nhưng Vua vẫn nhận ra và lấy. Diễn biến của nhân vật xảy ra trong không gian của 1 giấc mơ với 1 niềm mơ ước ngay thơ của con người viễn cổ.

Tất cả các nhân vật không có ai có không gian riêng (Phòng riêng, phòng tắm…), tất cả hoạt động trên nền không gian chung làng quê, cánh đồng, quán nước… Trong chuyện những,không gian riêng được nêu ra nhưng nhòe mờ không rõ : Cung vua nhưng không có miêu tả chi tiết; lễ hội nhưng không thấy quảng trường, trang trí bố trí vật thể hình khối….

Từ việc nêu khái quát những nội dung của thi pháp Truyện cổ tích thần kỳ, lấy truyện Tấm Cám soi sáng, chúng ta rút ra nhiều vấn đề khác lạ. Những yếu tố dị biệt trên chúng ta biết được là nhờ áp dụng cách nhìn nhận của thi pháp học. Rõ ràng nếu phải phân biệt một câu chuyện cổ Tấm Cám với một câu chuyện ngắn Tấm Cám ở thời kỳ hiện đại đặt cạnh nhau ai cũng có thể phân biệt được dễ dàng. Nhưng điều quan trọng hơn cần biết “Thi pháp” chính là những “chế định” trong sáng tác xảy ra ở từng thời kỳ, từng thể loại tác phẩm, theo quan niệm sáng tác của con người ở thời kỳ ấy. Quan niệm như vậy để nhìn nhận đánh giá nó, phải tuân thủ nguyên tắc đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác và các tiêu chí sáng tác ở thời đại đó đối với thể loại tác phẩm ấy. Ví như trong văn thơ cổ có tiêu chí sử dụng điển cố, có khi dùng câu lại và sáng tạo giá trị hơn lên được coi là một tiêu chí để khen hay. Nếu chúng ta áp thước thi pháp hiện đại để phê phán thì rất dễ gán ép quy kết cho Nguyễn Du đạo văn – tức là đạo cốt truyện và một số câu thơ Trung Quốc.

VỀ CÁI CHẾT CỦA MẸ CON NGƯỜI DÌ GHẺ TRONG TRUYỆN TẤM CÁM

(Chu Xuân Diên)

1.VẤN ĐỀ

Truyện Tấm Cám nằm trong một kiểu truyện thuộc loại phổ biến nhất trên thế giới. Cô Tấm trong truyện của nhiều nước phương tây có tên là cô Tro Bếp (Cendrillon ở Pháp, Cinderella ở Anh, Cenerentola ở Ý, Cenusotca ở Rumani, Cernuska hay Doluska ở Nga…), vì vậy kiểu truyện này có tên là kiểu truyện cô Tro Bếp. Kiểu truyện cô Tro bếp trên thế giới đã được nghiên cứu nhiều, các vấn đề về nguồn gốc và sự di chuyển của cốt truyện được chú ý tới nhiều hơn cả.

Trong di sản truyện dân gian Việt Nam, truyện Tấm Cám cũng thuộc số những truyện tiêu biểu, được yêu thích nhất. Trong nghiên cứu truyện dân gian ở Việt Nam, đã lưu hành phổ biến tên gọikiểu truyện Tấm Cám.

Kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và Đông Nam Á là một kiểu truyện có từ lâu đời. Bản kể của Vũ Ngọc Phan và của Nguyễn Đổng Chi là những bản kể truyện của người Việt, được công bố chỉ mới cách đây trên 30 năm. Những bản kể ấy là những biến thái của những bản kể đã được ghi chép và công bố từ xưa hơn nữa của Đỗ Thận (1907), của A.Landes (1886), của G.Jeanneau (1886). Theo các tài liệu sưu tầm và nghiên cứu của các nhà phônclo học Trung Quốc được Kiều Thu Hoạch giới thiệu trên tạp chí Văn hóa dân gian gần đây(Kiều Thu Hoạch,1996, tr. 17 – 23), thì một bản kể của kiểu truyện này có tên là truyện nàng Diệp Hạn mà nhiều người đã biết, vốn là một bản kể được ghi chép theo lời kể của một người dân ở động Ung Châu, tức vùng người Choang ở Quảng Tây hiện nay. Bản kể này có từ thế kỷ thứ IX. Gần đây nhà phônclo học Choang nổi tiếng là Lam Hồng Ân đã sưu tầm và ghi chép được một truyện của người Choang ở Quảng Tây hiện nay có tên là truyện Ta Gia Ta Luân. Ở Việt Nam, năm 1963, Đỗ Thiện và An Ly cũng đã công bố một văn bản một truyện của người Tày có tên là Tua Gia Tua Nhi. Đối chiếu hai bản kể đó, ta thấy bản kể của người Tày ở Việt Nam và bản kể của người Choang ở Quảng Tây rõ ràng là cùng một gốc. Còn Lam Hồng Ân thì nhận xét rằng bản kể truyện Ta Gia Ta Luân của người Choang hiện nay có thể là “”bản biến dị của truyện nàng Diệp Hạn của người Lạc Việt, tổ tiên của người Choang” đã từng lưu hành ở vùng người Choang hiện nay muộn nhất cũng là từ thế kỷ IX trở về trước.

Kiểu truyện Tấm Cám cũng đã từng được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Có thể coi công trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh nhan đềSơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám,xuất bản năm 1968, là công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện hơn cả, đề cập gần như hầu hết các vấn đề chính của kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam.

Tuy nhiên không phải mọi vấn đề nghiên cứu về truyện Tấm Cám ở Việt Nam đã được đề cập tới hết. Nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ. Trong cách giải đáp về một số vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược hẳn nhau.

Vấn đề về cái chết của mẹ con cô Cám thuộc số những vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ và có những ý kiến khác nhau nhiều.

Bản kể của Vũ Ngọc Phan (trongTruyện Tấm Cám,NXB Kim Đồng, Hà Nội – 1966) kể về cái chết của mẹ con cô Cám như sau:

Cám thấy chị trẻ đẹp hơn xưa, sinh lòng ghen ghét, ao ước cũng được trắng, được tươi giòn như Tấm. Nó giả vờ như không biết chuyện gì, hỏi Tấm:

– Chị Tấm ơi, chị Tấm, chị dầm sương giãi nắng, đi vắng khá lâu, sao giờ chị trắng?

Tấm đáp:

– Có muốn trắng để chị giúp cho.

Cám hí hửng bằng lòng ngay. Tấm sai người đào một cái hố, bảo con Cám tụt xuống rồi sai người đem nước sôi giội vào con Cám, con Cám chết còng queo dưới hố. Tấm đem xác con Cám làm mắm gửi cho dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ con Cám tưởng là quà của con thật, lấy làm sung sướng, ngày nào mụ cũng giở mắm ra ăn, khen lấy khen để.

Một con quạ bén hơi, bay đến đậu trên nóc nhà, nhìn xuống kêu:

– Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.

Mụ chửi bới quạ, xua đuổi con quạ bay đi. Đến ngày mắm gần hết, nhòm vào chĩnh, mụ mới nhìn thấy đầu lâu con mình…, uất lên, ngã vật xuống đất mà chết.”

Vấn đề về cái chết của mẹ con cô Cám như được kể lại trên đây, đã được Đinh Gia Khánh nêu lên thành “”vấn đề nên trừng phạt kẻ thù như thế nào””(Đinh Gia Khánh,1968, tr. 97).

Về vấn đề này có thể dẫn ra một ý kiến thuộc loại sớm nhất của một người Pháp. Đó là ý kiến của A. Leclère trong một bài viết đăng trên tờ tạp chí Những truyền thống dân gian (Revue des traditions populaires) số ra ngày 6 – 8 – 1898. Theo Leclère, chi tiết Tấm cho giội nước sôi giết em đã khiến cô có tính chất một kẻ phạm tội ác. So sánh với truyện Neang Kantoc của Campuchia, ông cho rằng truyện này hay hơn truyện Tấm Cám của Việt Nam vì cô Kantoc đã không có hành động trừng phạt như cô Tấm đã làm (theoĐinh Gia Khánh,1968, tr.96 – 97). Truyện Neang Kantoc của Campuchia, theo bản kể của Leclère (in trong tậpTruyện cổ và truyền thuyết của nước Campuchia– Contes et légendes du Cambodge, Paris – 1895) kết thúc như sau: sợ quá… chạy vào rừng. Vua bảo lính đừng đuổi nữa. Từ đó người ta thấy mất hút Angkaat”. Nguyễn Xuân Kính cho biết: “”Một học giả thực dân đã so sánh sự khác nhau này rồi kết luận: Người Việt là dã man, cần phải được khai hóa văn minh.””(Nguyễn Xuân Kính,1998, tr.5).

Cách đánh giá có tính chất phê phánnhư vậy về hành động trừng phạt của cô Tấm cũng thấy có trong giới nghiên cứu Việt Nam, và không phải chỉ là một vài trường hợp hiếm hoi.

Phan Hải Triều, trong bàiThử phân tích vài biểu hiện của đặc điểm nhân ái trong truyện cổ tích Việt Namđăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số l năm 1996, cho rằng: “Cách nghĩ của người Việt trong đối nhân xử thế khi có mặt kẻ đại diện cho cái ác, là thiên về tính chủ quan, thụ động. Sự cảm hóa cái xấu phải bắt đầu từ sự thành thật và bao dung của chính mình. Người Việt trong loại truyện cổ tích này ít khi dùng tới tư duy “hồi cố” để suy xét sự việc.” Trên cơ sở nhận định về cách nghĩ của người Việt như vậy, tác giả bài báo cho rằng đoạn kết trong truyện Tấm Cám là “môtip quá xa lạ với tư duy xử thế của người Việt, nó xuất hiện duy nhất có một lần trong toàn bộ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”. Tác giả dẫn một đoạn trong một giáo trình đại học về văn học dân gian do tập thể tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn và Nguyễn Hùng Vĩ biên soạn, in năm 1990, nói rằng “Điều này đã gây nên sự tranh luận trong việc đánh giá phẩm chất của cô gái nông dân hiền lành, đức độ, nhưng bị vùi dập chà đạp đến cùng cực”(Phan Hải Triều,1996, tr.29). Tham gia vào sự tranh luận ấy, Phan Hải Triều nghiêng về phía không công nhận cách miêu tả tính cách Tấm như đã biểu lộ ra qua hành động của cô ở đoạn kết truyện và cho rằng “Cách kết trong truyện Tấm Cám vẫn là một “nghi án” về sự chắp nối khiên cưỡng, pha trộn yếu tố ngoại lai””(Phan Hải Triều,1996, tr.29).

Ý kiến như trên đây của Phan Hải Triều cũng đã từng được Nguyễn Đổng Chi nêu lên trong bộ sách lớn, biên soạn công phu của ông qua nhiều năm, bộKho tàng truyện cổ tích Việt Nam.Ở tập 5 của bộ sách này, trong phần thứ ba nhan đềNhận định tổng quát về kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,ông viết: “Trong truyện cổ tích Việt Nam cũng không phải là không có những yếu tố “ác”, – những cách xử lý sát phạt và những kết cục khốc liệt cho nhân vật – chẳng hạn truyện Rạch đùi dấu ngọc (số 159) hay truyện Tấm Cám (số 154); nhưng cái ác trong kết cục Tấm Cám – một hành vi trả đũa có phần hả hê nhưng cũng gớm ghiếc – lại gần như là một môtip du nhập từ ngoài tới chứ không phải “nội sinh”.(Nguyễn Đổng Chi,1993, tập 5, tr. 2467). Theo ông sở dĩ như vậy là vì “tính chừng mực về “độ” là một nét trong tâm lý của dân tộc chúng ta…, nghệ thuật truyện cổ tích Việt Nam không cho phép đẩy tình tiết tới những kết cục không có hậu”(Nguyễn Đổng Chi,1993, tập 5, tr. 2463 – 2464 và 2466).

Có lẽ do “đoạn trả thù của Tấm ở cuối truyện có thể gây cho học sinh chấn thương về tình cảm chăng ?”, nên phần viết về văn học dân gian trong sách giáo khoa chỉnh lý, môn văn học, năm 1995 – 1996, đã “bỏ truyện Tấm Cám trong chương trình trung học cơ sở” – một nhà giáo, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu văn học dân gian, ông Nguyễn Xuân Lạc, đã đặt câu hỏi như vậy trong một bài viết nhan đềPhần văn học dân gian Việt Nam trong sách giáo khoa chỉnh lý trung học cơ sởđăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 4 năm 1995. Nguyễn Xuân Lạc không đồng ý với cách giải quyết vấn đề như vậy, nhưng trong bài báo nói trên ông chưa trình bày đầy đủ ý kiến của mình, mà chỉ đặt ra câu hỏi: “Lẽ nào lại bỏ đi một câu truyện từ lâu đã trở thành niềm say mê, thích thú, ước mơ đẹp đẽ của tuổi thơ… chỉ vì một chi tiết trả thù ở cuối truyện?”(Nguyễn Xuân Lạc,1995, tr. 79).

Đối lập với xu hướng đánh giá có tính chất phê phán về hành động của cô Tấm, như vậy là có xu hướng bảo vệ truyện Tấm Cám, xu hướng này thường gắn liền với xu hướngđánh giá có tính chất khẳng địnhvề hành động ấy.

Sự khẳng định này cũng có nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau với những lý do khác nhau.

Theo Đinh Gia Khánh, “trong truyện Việt Nam phải để cô Tấm trừng phạt Cám như vậy thì mới được chân thực”. Bởi vì “trong cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt, cô Tấm nhất định phải rút ra được kinh nghiệm xương máu là nếu mụ dì ghẻ và con Cám còn sống thì chúng sẽ không để cho cô sống. Giữa hai cách xử sự sau đây, phải chọn lấy một: để cho chúng sống rồi lại giết mình lần thứ năm, hay là giết chúng đi để có thể sống yên lành. Cô Tấm bắt buộc phải chọn cách thứ hai. Việc Tấm giết Cám và mụ dì ghẻ không hề làm giảm đạo đức của cô, làm giảm cái đẹp của hình tượng nhân vật”. Nhưng sau đó ông lại viết: “Tuy vậy, cô Tấm sẽ còn đẹp hơn nữa nếu cô không dùng những hình thức tàn khốc (giết bằng nước sôi, làm mắm thịt con cho mẹ ăn) để trừng trị bọn tội phạm…”(Đinh Gia Khánh,1968, tr. 97 – 98).

Phạm Xuân Nguyên trong một bài viết nhan đềĐôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám,đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2 năm 1994, có kể lại: “Nhân một lần chuyện phiếm văn chương, tôi nhắc đến truyện Tấm Cám với Nguyễn Quang Lập. Nghe tôi bảo đang có ý kiến cho là phải xét lại hành động trả thù của Tấm vì như thế là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân tộc Việt, không thích hợp với ngày nay, Lập tỏ ý bực tức. Theo Lập, hiểu như thế là hiểu sai tinh thần truyện”. Tác giả bài báo tán thành cách hiểu tinh thần của truyện là “Cái thiện thắng, cái ác phải bị trừng trị. Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này nghĩa là cái chết của bên kia và ngược lại… Tinh thần của truyện là như thế. Còn hành động của Tấm giết Cám làm mắm cho mẹ Cám ăn chỉ là cái thể hiện, nói theo ngôn ngữ học, là cái biểu đạt, không nên hiểu nó theo nghĩa đen cụ thể. Hành động đó không phải là man rợ, nó chỉ nhằm thể hiện tư tưởng ác giả ác báo” mà thôi… Hành động trả thù đó là điều không có thật… sự báo thù của Tấm… là một biểu trưng, nó mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác”. Theo tác giả “Truyện Tấm Cám dạy trong nhà trường không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh chuyện đó… Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù của Tấm”(Phạm Xuân Nguyên,1994, tr. 50 – 52).

Dễ nhận thấy là những người bảo vệ truyện Tấm Cám, bảo vệ hành động trừng phạt (hay trả thù ) của cô Tấm, đã rất chú trọng đến việc phân tích con người Tấm với tư cách là một nhân vật văn học, một hình tượng nghệ thuật. Phạm Xuân Nguyên đã coi hành động của nhân vật này là một biểu trưng nghệ thuật. Nhiều người khác đã phân tích các nguyên nhân dẫn Tấm từ là một cô gái hiền lành, nhân hậu ở phần thứ nhất của truyện, dần dần trở thành một cô gái có tinh thần đấu tranh ở phần thứ hai của truyện và cuối cùng dẫn đến hành động trừng phạt của cô ở đoạn kết. Tất cả quá trình ấy làm thành cái mà Hoàng Tiến Tựu gọi là “lôgic phát triển tính cách của nhân vật Tấm”. Ở bài bình giảng truyện Tấm Cám trong sáchBình giảng truyện dân gian(NXB Giáo dục, 1994), ông đã phân tích các tình tiết của truyện Tấm Cám để chỉ rõ “mối quan hệ và sự phù hợp giữa hành động trả thù với lôgic phát triển tính cách của Tấm”(Hoàng Tiến Tựu,1994, tr. l 13). “Lôgic phát triển tính cách” ấy của Tấm được Đinh Gia Khánh gọi là “sự phát triển của nhân vật cô Tấm từ thế thụ động sang thế chủ động”(Đinh Gia Khánh,1968, tr. 84). Ông cho rằng cũng như trong truyện kiểu Tấm Cám ở các nước khác, cô Tấm là nhân vật lý tưởng của truyện cổ tích… Cô Tấm vừa xinh đẹp vừa nết na. Nhưng cái đẹp nổi bật nhất của cô là tinh thần đấu tranh kiên cường… Cô gái ngây thơ đó, khi cần thì đã biết căm thù, cô gái dịu hiền đó khi cần thì đã biết đấu tranh. Biết yêu và biết ghét, đó là hai mặt khăng khít trong tình cảm của nhân dân”(Đinh Gia Khánh,1968, tr. 94, 95, 96).

Nhận xét về nhân vật Tấm như một con người có những khía cạnh khác nhau về tính cách và những biến đổi về tính cách như trên, đã được tác giả một bài viết nhan đềBàn về cách ứng xử nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cámđăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 4 năm 1996, phát triển thành một quan niệm về cô Tấm như là “một nhân cách chưa toàn vẹn”. Theo tác giả, “chính sự khiếm khuyết này làm nên một cái độc đáo của Tấm Cám”. Ông kể lại: “Mỗi lần đọc lại Tấm Cám, không hiểu sao tôi cứ bị ám ảnh bởi ý kiến sau đây của L. Tolstoi: Một trong những lầm lẫn vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và xác định người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt, người kia ác, người thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả: tất cả các khả năng đó, là cái gì luôn luôn biến đổi”. Được gợi ý bởi ý kiến đó, tác giả bài báo cho rằng “do xuất phát từ quan niệm về con người như là một cái gì luôn biến đổi và hàm chứa tất cả khả năng khôn ngu, thiện ác…, tác giả Tấm Cám đã hư cấu nên một nhân vật Tấm không chỉ có dịu hiền, không phải mãi dịu hiền như ngày xưa còn bé.” Đánh giá hành động của Tấm (lấy xác Cám làm mắm rồi bỏ vào chĩnh gửi về cho mẹ Cám), ông cho rằng “đây là chỗ thiếu nhân văn nhấttrong cách ứng xử nhân sinh của Tấm,nhưng lại là chỗ nhân văn hơn cảtrong cách ứng xử nghệ thuật của tác giả Tấm Cám.Thì ra một người hiền dịu đến như Tấm vẫn có thể trở thành cực kỳ độc ác; vì thế, muốn tự hoàn thiện nhân cách, con người phải hết sức cảnh giác với nguy cơ tha hóa do những tác động của hoàn cảnh khách quan. Phải chăng đấy là bức thông điệp mà người nghệ sĩ dân gian xưa, thông qua cách ứng xử nghệ thuật độc đáo của Tấm Cám, muốn gửi tới các thế hệ mai sau?”(Bùi Văn Tiếng,1996, tr. 24 – 25).

2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Ở đoạn l trên đây, tôi đã nêu lên một số khía cạnh chính của vấn đề về cái chết của mẹ con cô Cám. Tôi cũng đã nêu lên một số cách giải quyết đối với những khía cạnh ấy. Tôi cũng lại đã cố ý trích dẫn hơi dài một chút các ý kiến tiêu biểu để bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra được các tác giả của những ý kiến ấy đã giải quyết vấn đề bằng những phương pháp nào.

Ở đây tôi không phân tích các phương pháp ấy, mà chỉ nêu lên hai xu hướng chính có thể nhận ra một cách không khó khăn lắm trong các phương pháp ấy.

Xu hướng thứ nhất làxu hướng quan tâm chủ yếu đến các yếu tố tâm lýđạo đức trong hành động của nhân vật.Xu hướng này thường gắn với mục đích quan trọng là đánh giá nhân vật. Hơn nữa, sự đánh giá này lại thường dựa trên những đặc điểm tâm lý và tiêu chuẩn đạo đức của con người hiện đại. Xu hướng thứ hai làxu hướng áp dụng các nguyên lý và phương pháp phân tích văn học thành vănvào việc phân tích truyện cổ tích. Hơn nữa, phương pháp phân tích này lại thường là phương pháp phân tích các tác phẩm văn học cận hiện đại.

Xem thêm: Những Giống Chó Bé Nhất Thế Giới, “Ăn Mãi Không Lớn”, Những Giống Chó Nhỏ Nhất Thế Giới

Không phải là không có việc áp dụng một vài nguyên tắc cụ thể của phương pháp nghiên cứu đặc thù đối với văn học dân gian, như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích kiểu truyện và môtip… Những phương pháp này đã từng được bàn đến và trở nên quen thuộc đối với giới nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam (xin xem, thí dụ:Lê Chí QuếNguyễn Tấn ĐắctrongViện văn hóa dân gian,1990, các trang 193 đến 22S và 266 đến 309;Chu Xuân Diên,1994; v.v…). Nhưng khi áp dụng những phương pháp như vậy để phân tích nhân vật Tấm, đáng tiếc là nhiều người vẫn còn bị vướng víu trong cái lưới của các phạm trù văn học thành văn, như so sánh để bình giá hơn kém, hoặc môtip được phân tích đơn thuần như một tình tiết văn học xuất hiện trong tác phẩm do “quyền tự do sáng tạo của tác giả dân gian”.

Đoạn kết nói về cái chết của mẹ con cô Cám là một thành phần của cốt truyện Tấm Cám, mang tính chất của đơn vị môtip trong truyện dân gian. Vì vậy nghiên cứu thành phần này thực chất là nghiên cứu đơn vị môtip.Phương pháp nghiên cứu môtip như là một thành phần cấu tạo của cốt truyện dân gian có khả năng giúp ta tìm ra được những lời giải đáp không giống như những lời giải đáp đã kể ra ở đoạn 1 đối với vấn đề cái chết của mẹ con cô Cám.

Nhưng trước khi bắt tay vào việc nghiên cứu như thế, tác giả bài viết này thấy cần nhắc lại và nói thêm về những điều mà giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã nói về khái niệm môtip.

Khái niệm môtip đã từng được một nhà khoa học Nga là A. N. Vexelopxki nêu lên và định nghĩa từ những năm cuối thế kỷ XIX. Ông đã định nghĩa môtip từ nhiều góc độ. Việc dẫn lại ở đây một số định nghĩa đã trở thành kinh điển của ông rất có ích đối với việc xác định phương pháp nghiên cứu của chúng ta. Ông viết: “Tôi hiểu môtip như một công thức, vào thuở ban đầu của xã hội loài người, trả lời cho những câu hỏi mà giới tự nhiên ở mọi nơi đặt ra đối với con người, hoặc ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và lập lại nhiều lần”; “Tôi hiểu môtip như một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tượng, giải đáp những vấn đề khác nhau mà tâm trí nguyên thủy hoặc những sự quan sát trong đời sống nguyên thủy đặt ra”. Như vậy theo Vexelopxki, môtip là nhữngkhái quát sơ khởicó đặc điểm là tính đồng nhất và giống nhau trong “môi trường các bộ lạc khác nhau”, do tính đồng nhất của các điều kiện sinh hoạt và của các quá trình tâm lý của các bộ lạc đó. Đồng thời, nảy sinh với tính cách là những công thức nguyên sơ và những yếu tố hợp thành của “thế giới các khái quát hình tượng của đời sống và huyền thoại”, môtip có sức sinh sản đặc biệt lớn và có khả năng phát triển bên trong, khả năng gia tăng, biến thái, khả năng vận dụng đa dạng, khả năng nhào nặn lại. Về quan hệ giữa môtip và đề tài – cốt truyện, Vexelopxki nêu lên hai cấp độ. Thứ nhất, môtip có thể là hạt nhân của cốt truyện. Trải qua một quá trình gia tăng, nối dài, phát triển, nó sẽ trở thành cốt truyện. Thứ hai, đề tài – cốt truyện có thể được coi là sự kết hợp của những môtip. Cốt truyện với tính chất là một sơ đồ phức tạp được hình thành từ một loạt môtip<1>.

Quan niệm về môtip của Vexelopxki được các thế hệ các nhà nghiên cứu phônclo Nga và các nước khác trong liên bang Xôviêt cũ tiếp nhận, điều chỉnh, bổ sung và phát triển. Việc nghiên cứunguồn gốc dân tộc họccủa các môtip truyện dân gian đặc biệt phát triển, tạo thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất của trường phái thi pháp lịch sử Nga nổi tiếng trong phônclo học thế giới.

Trong khi đó ở các nước Tây Âu, Bắc Âu và Mỹ, việc nghiên cứu môtip trong văn học dân gian, nhất là trong truyện dân gian, chủ yếu gắn với sự phát triển của trường phái địa lý – lịch sử (hay trường phái Phần Lan). Mối quan tâm lớn của trường phái này là nghiên cứu sự phân bố về mặt địa lý và lịch sử di chuyển của các cốt truyện và các thành phần của cốt truyện.

Dù là thuộc trường phái nào đi nữa, thì việc nghiên cứu môtip như thế chỉ có thể tiến hành được bằng phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh gắn liền hữu cơ với phương pháp nghiên cứu kiểu truyện và môtip của hai trường phái trên, nó có những nét khác về cơ bản với phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn học (thành văn).

Trên cơ sở quan niệm và phương pháp nghiên cứu môtip như vậy, tác giả bài viết nàyphỏng đoánrằng các tình tiết làm thành đoạn kết của truyện Tấm Cám không phải là do “quyền tự do sáng tạo của tác giả dân gian”, màlà những môtip, hay đúng hơn, những biến thể của những môtip vốn có nguồn gốc từ thực tại và quan niệm về thực tại của những con người thời xưa.Những môtip ấy đã trải qua một quá trình được nhào nặn lại không phải là tùy tiện mà là có quy luật theo một thứ lôgic không phải là lôgic của lối cảm, lối nghĩ, lối sống hiện đại, mà là lôgic của tư duy cổ tích. Phỏng đoán ấy được tác giả dùng như mộtgiả thuyết công tác.Bằng các thao tác nghiên cứu so sánh những biến thể ấy với những biến thể khác có mặt không những chỉ trong các truyện thuộc kiểu Tấm Cám mà cả trong các kiểu truyện gần gũi như các kiểu truyện về người em út, về người vợ bị ngược đãi, về đứa trẻ mồ côi v.v…, tác giả cố gắng chuyển sự phỏng đoán ấy thành một giả thuyết khoa học.

Các đoạn tiếp sau đây sẽ trình bày tóm tắt những kết quả bước đầu do phương pháp giải quyết vấn đề như vậy mang lại.

3. TRẢ THÙ HAY TRỪNG PHẠT?

Câu hỏi đầu tiên này có liên quan đến việcnhận dạng môtip chínhlàm nòng cốt cho đoạn kết của truyện Tấm Cám. Để tiện cho quá trình tìm tòi, hãy tạm quy ước rằng việc xác định ai là người đã gây ra cái chết của mẹ con cô Cám sẽ được dùng như một tiêu chí để xác định môtip chính ấy là mô típ trả thù hay môtip trừng phạt.

Dễ nhận thấy hầu hết các ý kiến đã dẫn ra ở đoạn 1 đều nói rõ hoặc ngầm nói rằng hành động của Tấm là một hành động trả thù. Các cách diễn đạt như “hành động giết Cám rồi làm mắm cho dì ghẻ ăn”, “hành động trả thù của Tấm”, “cách thức trả thù của Tấm”… nói rõ xu hướng chung coi đây là môtip trả thù. Trong bàiNghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bản mục lục tra cứu tip và môtip truyện cổ dân gian của Antti Aarne và Stith Thompsonđăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2 năm 1996, Nguyễn Thị Hiền đã liệt kê được 35 môtip của truyện Tấm Cám dựa theo bản kể của Nguyễn Đổng Chi. Các môtip trong đoạn kết truyện Tấm Cám mà có liên quan đến vấn đề đang bàn, gồm có:

l – Môtip “Trả thù mẹ con dì ghẻ” (mã số S34).

2 – Môtip “Giết người bằng cách giội nước sôi” (mã số K926).

3 – Môtip “Giội nước sôi cho đến khi chết” (mã số Sl12. l).

4 – Môtip “Ăn thịt người một cách vô tình” (mã số G60).

5 – Môtip “Mẹ nhận ra thịt con khi ăn gần hết” (mã số H61.2).

Đối chiếu với bản mục lục của S. Thompson, tác giả bài báo cho biết các môtip l, 2 là các môtip mới. Ta có thể chú ý thêm là môtip 3, vốn có trong bản mục lục của S. Thompson, chỉ khác môtip 2 ở chỗ trong môtip 2, hành động giội nước sôi là một hành động chủ ý giết người, còn trong môtip 3 hành động ấy không chủ ý giết người, tuy cách gọi tên 2 môtip không nói rõ hẳn ra sự khác nhau đó. Ta sẽ có dịp bàn về sự khác nhau này. Bây giờ hãy chỉ nêu lên nhận xét rằng theo Nguyễn Thị Hiền thì hành động của cô Tấm cũng thuộc môtip trả thù.

Việc xác nhận hành động của cô Tấm là hành động trả thù đã dẫn đến xu hướng nghiên cứu môtip trả thù chủ yếu là về mặtđánh giánhân vật Tấm theo các tiêu chuẩn đạo đức – xã hội và đặc điểm tâm lý của con người hiện nay. Việc đánh giá như vậy mang tính chấtbình luận văn họcnhiều hơn là nghiên cứu môtip một cách thực sự.

Theo tôi việc nghiên cứu môtip một cách thực sự cần bao gồm, nếu không nói trước hết phải là việc nhận dạng môtip.

Trên kia đã nói xu hướng chung coi môtip chính làm nòng cốt cho đoạn kết của truyện Tấm Cám là môtip trả thù, dựa trên cơ sở xác định Tấm là người đã gây ra cái chết của mẹ con cô Cám. Nhưng việc nhận dạng môtip không thể chỉ dừng lại ở đấy.

Đặc điểm của đời sống môtip là có khả năng biến đổi, chuyển hóa không những từ đề tài – cốt truyện này sang đề tài – cốt truyện khác, mà cả trong những dị bản của cùng một đề tài – cốt truyện. Trước khi tiếp tục khảo sát theo hướng lịch sử như vậy về môtip chính làm nòng cốt cho đoạn kết truyện Tấm Cám, hãy giả định rằngyếu tố bất biếncủa môtip đó là cái chết của mẹ con cô Cám.

Khảo sát các dị bản của đề tài cốt truyện Tấm Cám ở Việt Nam và Đông Nam Á (mà nhiều nhà nghiên cứu cho là đã tạo thành một kiểu truyện Tấm Cám riêng ở vùng văn hóa này, khác với kiểu truyện cô Tro bếp ở phương Tây), ta sẽ dễ dàng nhận thấy có những dị bản kể lại người đã gây ra cái chết của mẹ con cô Cámkhông phải là Tấm mà là những nhân vật khác.

Trong truyện Gơ-Liu Gơ-Lat (Nồi lớn Nồi bé) của người Xrê, nhân vật đó là hoàng tử. Trong truyện Con rùa của Miến Điện, nhân vật đó là thần linh và vua: “Khi Bé (tức cô Tấm của người Việt) tâu bày với vua mọi việc của mẹ con mụ dì ghẻ, hoàng hậu giả (tức Cám của người Việt) không nhận tội, xin vua mời thần linh phán xử theo tục lệ. Người ta trao cho bị cáo (hoàng hậu giả) một cây gươm sắt, và nguyên cáo (Bé) một cây gươm gỗ để đấu với nhau. Gươm sắt của hoàng hậu giả bỗng nhiên rơi xuống mềm nhũn, còn gươm gỗ của Bé lại biến thành gươm sắt bay ra chém đứt đầu đối phương. Vua sai làm thịt hoàng hậu giả, ướp muối đem biếu mụ dì ghẻ” (theoNguyễn Đổng Chi,1993, tập 4, tr. 1798).

Đã có một số công trình biên soạn và nghiên cứu truyện cổ tích ở Việt Nam nêu lên sự khác nhau về nhân vật gây ra cái chết của mẹ con cô Cám. Bài viết này không đặt ra nhiệm vụ liệt kê và miêu tả đầy đủ những tư liệu so sánh như vậy, mà chỉ quan tâm đến hiện tượng biến đổi, chuyển hóa của môtip. Tuy chưa được liệt kê và mô tả đầy đủ, những tư liệu so sánh đã có cũng đủ cho ta rút ra kết luận: trong kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam và Đông Nam Ácó cả hai dạngcủa môtip chính làm nòng cốt cho đoạn kết là dạng môtip trả thù và dạng môtip trừng phạt. Yếu tố bất biến của hai dạng môtip đó là cái chết của mẹ con cô Cám, yếu tố khả biến là nhân vật gây ra cái chết đó. Nếu nhân vật đó là Tấm thì có thể gọi đó là môtip trả thù, còn nếu là các nhân vật khác thì có thể gọi đó là môtip trừng phạt.

Việc phân biệt thành hai dạng của môtip chính làm nòng cốt cho đoạn kết trên đây là việc phân biệt dựa trên đặc điểm cấu trúc của môtip. Việc phân biệt như vậy cũng có thể được áp dụng cho việc khảo sát bản thân yếu tố bất biến của môtíp chính đó tức cái chết của mẹ con cô Cám. Ta sẽ thấy cái chết này cũng được miêu tả một cách khác nhau ở những bản kể khác nhau.

Trong đoạn kết truyện Tấm Cám của người Việt, theo bản kể của Vũ Ngọc Phan, để miêu tả cái chết của mẹ con cô Cám, có hai môtip: môtip “chết do bị giội nước sôi” và môtip “mẹ ăn (lầm) thịt con” (môtip sau lại gồm hai thành phần mà Nguyễn Thị Hiền coi là hai môtip: môtip “ăn thịt người một cách vô tình”, và môtip “mẹ nhận ra thịt con khi ăn gần hết”). Không phải dị bản nào của kiểu truyện Tấm Cám cũng dùng hai môtip trên để miêu tả cái chết của mẹ con cô Cám. Trong truyện Con rùa của Miến Điện đã kể trên, hoàng hậu giả bị chết chém do lưới gươm của thần linh. Trong truyện Gơ-Liu Gơ-Lat của người Xrê, Gơ-Lat bị hoàng tử sai quân lính xẻ thịt làm mắm. Trong truyện Ú và Cao của người Hrê, Cao bị Ria chồng Ú giết thịt làm món ăn, còn cha mẹ Cao thì bị ong đốt chết, v.v… Ở đây cũng có thể làm một bản liệt kê và miêu tả thú vị về những kiểu chết của hai mẹ con cô Cám, song ở đây tác giả cũng không đặt ra một nhiệm vụ như vậy. Chỉ cần bước đầu nhận xét rằng cái chết của mẹ con cô Cám được miêu tả bằng nhiều tình tiết khác nhau, một số tình tiết mang tính chất là các môtip, trong đó hai môtip “chết do bị giội nước sôi” và “mẹ ăn (lầm) thịt con” cóphạm vi phân bố khá rộng và vị trí chức năng quan trọng trong hệ thống các môtip cấu tạo nên đề tài cốt truyện Tấm Cám.Nhưng trước khi phát triển nhận xét trên, ta hãy khảo sát tiếp phương diện chức năng của môtip chính làm nòng cốt cho đoạn kết truyện Tấm Cám.

Ở trên khi phân tích môtip về mặt cấu trúc, ta đã phân biệt môtip trả thù và môtip trừng phạt, đã phân biệt các môtip khác nhau được dùng để miêu tả cái chết của mẹ con cô Cám. Tính đa dạng này về mặt cấu trúc của môtip sẽ mất đi nếu ta phân tích môtip về mặt chức năng. Phân tích môtip về mặt chức năng, ta sẽ thấy không còn có sự phân biệt (ít nhất là không còn có sự phân biệt rõ ràng) giữa môtip trả thù và môtip trừng phạt. Vì dù cho mẹ con cô Cám có bị chết bởi tay cô Tấm hay bởi tay các nhân vật khác thì cái chết ấy cũng đều thực hiệnmột chức năng duy nhấtcủa hành động cổ tích là: cái ác phải đền tội. Dù cho hình thức cái ác bị đền tội ấy là bị chết hay bị giết chết theo cách nào đi nữa thì cái chết ấy cũng thực hiệnmột chức năng duy nhấtcủa hành động cổ tích là: trừng phạt cái ác.

Việc phân tích môtip chính làm nòng cốt cho đoạn kết truyện Tấm Cám về cả hai phương diện cấu trúc và chức năng của môtip, bước đầu cho ta lời giải đáp câu hỏi đặt ra ở đầu đoạn 3: trả thù hay trừng phạt. Lời giải đáp đó là: môtip cơ bản làm nòng cốt cho đoạn kết kiểu truyện Tấm Cám làmôtip trừng phạt.Theo bản kể của Vũ Ngọc Phan thì ở truyện của người Việt, môtip trừng phạt ấy đi theo hướng biến thái thành dạng môtip trả thù. Hai môtip dùng để miêu tả cái chết của mẹ con cô Cám trong môtip trả thù ấy là môtip “chết do bị giội nước sôi” và môtip “mẹ ăn (lầm) thịt con”. Những môtip vừa kể được coi là những biến thể của môtip trừng phạt vì trong tất cả các truyện thuộc kiểu truyện Tấm Cám, mẹ con cô Cám cuối cùng đều bị trừng phạt, nhưng bị trừng phạt như thế nào và do ai trừng phạt, thì lại khác nhau ở những truyện khác nhau.

Cách kết thúc của truyện cổ tích thần kỳ bằng môtip cái ác bị trừng phạt (bao giờ cũng đi đôi với môtip cái thiện được ban thưởng) là một đặc điểm cấu tạo cốt truyện quá hiển nhiên đối với tất cả mọi người, vì vậy ở đây không cần đưa thêm ra những dẫn chứng và những lời bình luận. Ở đây tôi chỉ muốn đặc biệt lưu ý đến những khía cạnh cấu trúc và chức năng của môtip. Cách tiếp cận môtip như vậy được coi như tiền đề cần thiết cho việc phân tích tiếp theo các môtip dùng để miêu tả cái chết của mẹ con cô Cám.

4. SỰ BẮT CHƯỚC KHÔNG THÀNH CÔNG

Như đã nói, trong truyện Tấm Cám của người Việt, theo bản kể của Vũ Ngọc Phan, có hai môtip được dùng để miêu tả cái chết của mẹ con cô Cám, môtip “chết do bị giội nước sôi” và môtip “mẹ ăn (lầm) thịt con”.

Trước hết hãy khảo sát môtip ‘chết do bị giội nước sôi”.

Trong bản danh mục các môtip truyện Tấm Cám của người Việt do Nguyễn Thị Hiền liệt kê, môtip “chết do bị giội nước sôi” được xác định thành hai môtip: môtip “giết người bằng cách giội nước sôi” và môtip “giội nước sôi cho đến khi chết”. Người lập bảng danh mục không nói rõ tại sao lại như vậy. Nhưng tôi cho rằng sự phân biệt ấy là có cơ sở.

Dựa vào các bản kể truyện Tấm Cám, hầu hết các nhà nghiên cứu và bình luận đều đinh ninh rằng Cám chết là do hậu quả của một hành động giết người bằng cách giội nước sôi, rằng kẻ thực hiện hành động đó chính là Tấm, dù Tấm trực tiếp ra tay hành động hay là sai người khác làm. Ở đây không cần thiết phải liệt kê đầy đủ các bản kể truyện Tấm Cám của người Việt cũng như của các dân tộc khác ở Việt Nam và Đông Nam Á, trong đó cách kể về môtip này đã dẫn đến điều đinh ninh trên. Nhiệm vụ đặt ra trong bài viết này chủ yếu là theo dõi sự biến đổi của môtip. Vì vậy trong số những cách kể về môtip giết người bằng cách giội nước sôi, chúng ta chú ý trước tiên đến một cách kể có thể tạm gọi làcách kể trung tính.Gọi là cách kể trung tính vì đặc điểm của cách kể này là không nói rõ rệt hẳn ra động cơ hành động của nhân vật.

Có thể dẫn ra một thí dụ về cách kể trung tính như vậy trong truyện Ý Ưởi – Ý Noọng của người Thái ở Việt Nam. Truyện kể rằng:

“Ý Noọng (tức Cám của người Việt) thấy Ý Ưởi (tức Tấm) vẫn sống trở về, người lại đẹp hơn xưa, liền hỏi:

– Làm sao mà chị trắng đẹp như vậy?

– Chị tắm nước sôi nên người đẹp ra em ạ.

Ý Noọng liền nấu nước sôi, nằm vào máng nhờ Ý Ưởi giội hộ. Ý Ưởi phủ rêu lên người Ý Noọng rồi đổ nước sôi vào. Ý Noọng chết không kêu được một tiếng.”

Trong truyện của người Việt, theo bản kể của Vũ Ngọc Phan, đoạn đối thoại trên đây được kể như sau:

:

– Chị Tấm ơi, chị Tấm, chị dầm sương dãi nắng, đi vắng khá lâu, sao giờ chị trắng?

Tấm đáp:

-Có muốn trắng để chị giúp cho.”

Ở cả hai cách kể trên, nguyên nhân dẫn đến hành động giội nước sôi làlời mách bảocủa Tấm. Song ở bản kể của người Thái, lời mách bảo đó được nói rõ ra. Còn ở bản kể của người Việt, lời mách bảo đó lại được hiểu ngầm qua câu hỏi gợi ý “có muốn trắng để chị giúp cho”. Sự khác nhau giữa hai bản kể còn ở chỗ trong bản kể của người Thái việc chuẩn bị tắm nước sôi do Ý Noọng làm, Ý Ưởi chỉ đượcnhờ giội hộ,còn trong bản kể của người Việt Tấm chủ động hơn trong hành động giội nước sôi vào Cám. Tuy trong truyện của người Việt, theo bản kể của Vũ Ngọc Phan, động cơ của hành động giội nước sôi cũng không được nói rõ hẳn ra là làm như vậy Tấm thực sự muốn giúp Cám hay là đánh lừa để giết Cám, nhưng vì cách kể nhấn mạnh đến sự chủ động của Tấm cũng như vì lời mách bảo của Tấm (đẹp do tắm nước sôi) bị lược đi trong lời đối thoại, nên ta thấy dường như ở đây đã xuất hiện xu hướngloại bỏ dần cách kể trung tính về hành động của Tấm.

Trong nhiều bản kể truyện kiểu Tấm Cám ở Việt Nam và Đông Nam Á hiện nay, có thể thấy rõ phần lớn cách kể về hành động của Tấm không còn là cách kể trung tính nữa, mà là cách kể nói rõ ra động cơ giết Cám một cách chủ ý. Cách kể này cũng có nhiều biến thể. Ở đây không làm việc liệt kê các biến thể đó, mà chỉ nêu lên nhận xét rằng có một điểm chung nổi bật trong các biến thể của cách kể này là nhấn mạnh vào hành động đánh lừa để thực hiện ý định giết Cám.

Một thí dụ tiêu biểu cho sự nhấn mạnh đó là trong truyện Tua Gia – Tua Nhi của người Tày,ý địnhđánh lừa được phát triển thành mộthành độngđánh lừa:

“”Muốn trừng phạt Tua Nhi, hoàng tử bảo Tua Gia đừng về nhà vội.

Chàng sẽ lập một mẹo đánh lừa Tua Nhi.

Một hôm, Tua Gia giả làm một người bán bánh, đến ngồi trước cửa nhà hoàng tử. Tua Nhi gọi vào mua. Không nhận ra đấy là Tua Gia, thấy cô hàng bánh đẹp quá, Tua Nhi liền hỏi:

– Chị năm nay bao nhiêu tuổi?

Tua Gia nói mình năm nay đã hơn ba mươi. Tua Nhi mới hỏi làm thế nào mà nàng trẻ đẹp lâu thế. Tua Gia thưa:

– Tôi đun một chảo nước thật to cho sôi già lên, lúc nước đang sôi, tôi cho một ít lá thơm vào. Xong tôi nhảy vào tắm, tắm xong, đổi da mới được đẹp thế này đấy.

Tua Nhi làm theo Tua Gia. Ả bị chết bỏng. “” (dẫn theoĐinh Gia Khánh,1968, tr. 127, 128). Có thể dẫn nhiều thí dụ khác nữa về hành động đánh lừa này trong các bản kể khác nhau của kiểu truyện Tấm Cám, chức năng của hành động này bao giờ cũng là thực hiện ý định đánh lừa, còn cách đánh lừa thì có thể khác nhau tùy theo người kể. Dễ hiểu là sự phổ biến của cách kể đó đã dẫn đến cách hiểu về hành động của Tấm là một hành động trả thù, với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về hành động ấy từ các góc độ luân lý – đạo đức và tâm lý – xã hội.

Nhưng sự tồn tại dù là không nhiều củacách kể trung tínhvề hành động của Tấm trong môtip “chết do bi giội nước sôi” khiến ta phải đặt vấn đề cần tìm hiểu và đánh giá hành động ấy cả từ góc độlôgic của các sự kiện.

Vấn đề đặt ra là như sau. Nếu như đặc điểm của cách kể trung tính là không nói rõ động cơ của Tấm trong hành động giội nước sôi (với hậu quả là cái chết của Cám) thì tính hợp lý trong sự diễn biến của các sự kiện, của các hành động cổ tích là ở đâu? Câu trả lời chung sẽ là: không thể có hành động nào mà lại không có nguyên nhân, không có động cơ. Cách nghĩ như vậy tất yếu sẽ dẫn đến một cách lý giải về cách kể trung tính như sau: nếu đặc điểm của cách kể này là không nói rõ động cơ hành động của nhân vật, thì chẳng qua đấy chỉ là mộtcách kể chưa đầy đủ.Vì là cách kể chưa đầy đủ nên cách kể trung tính sẽ bị thay thế dần bằng cách kể đầy đủ tức là cách kể nói rõ động cơ trả thù của hành động ấy.

Nhưng vẫn còn có khả năng nêu lên một cách lý giải khác về cách kể trung tính. Theo cách lý giải này thì hành động giội nước sôi (khiến cho Cám chết) không phải là do Tấm trả thù Cám, mà là do Tấm thực lòng muốn giúp Cám được trắng đẹp như mình, tức một hành động thiện ý. Theo cách lý giải này thì cách kể trung tính không phải là cách kể chưa đầy đủ, tuy lời mách bảo không nói rõ động cơ thiện ý của Tấm.

Xem thêm: Anh Thơ Vợ Bình Minh Anh Thơ Vợ Bình Minh, Anh Thơ Vợ Bình Minh

Nhưng nếu lập luận của cách lý giải thứ hai này chỉ dừng lại ở đây thôi thì rõ ràng nó vẫn mâu thuẫn với diễn biến của các sự kiện, các hành động của nhân vật trong truyện. Chẳng hạn nếu Tấm không chủ mưu giết Cám thì tại sao sau đó lại làm mắm thịt Cám gửi cho dì ghẻ? Hay chẳng hạn trong tất cả các bản kể được biết, có chỗ nào sự kiện Tấm tắm nước sôi mà trở nên trắng đẹp hơn xưa được miêu tả như một sự kiện đã thực sự xảy ra trong diễn biến của cốt truyện?

Tuy nhiên để tìm ra câu trả lời, hãy cứ giả thiết lời mách bảo của Tấm là chân thật. Lôgic của sự tìm tòi là phải phát hiện ra được một bản kể nào đó có kể lại rõ ràng sự kiện Tấm tắm nước sôi và trở nên trắng đẹp hơn xưa. Như đã nói, hiện chưa phát hiện ra được một bản kể nào của truyện Tấm Cám có tình tiết ấy. Nhưng lại có tình tiếtTấm chết do ngã hố nước sôi.

Theo bản kể truyện Tấm Cám ở Nam b

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *