Dù đã rất cũ BMW nhưng Series 3 đời E46 vẫn đủ cuốn hút để nhắc nhở chúng ta định nghĩa đích thực của cụm từ “The Ultimate Driving Machine”.Bạn đang xem: Có nên mua bmw 325i cũ

Là một người yêu thích thương hiệu BMW, tôi đã quan sát kỹ sự thay đổi của hãng xe này từ chất thuần cơ khí sang việc lệ thuộc vào các hệ thống điện tử. Dù sự thay đổi nào cũng có mặt phải và mặt trái nhưng là một người luôn tìm kiếm những cỗ máy cho trải nghiệm lái chân thực nhất, tôi vẫn thoáng buồn với tầm nhìn của giới lãnh đạo BMW hiện nay.

Đang xem: Tư Vấn Có Nên Mua Bmw 325I Cũ

Thật vậy, dù đã trải nghiệm cả M4 F82 cho đến 750i đời G11 nhưng những cỗ máy BMW mà tôi yêu thích nhất, khao khát nhất, vẫn là những chiếc “xe nát” được sản xuất từ hơn 1 thập kỷ trước! Một chiếc Series 3 đời E46 luôn nằm trong danh sách xe mơ ước của tôi.

“The Ultimate Driving Machine”

*

Có thể khẳng định ngay rằng danh tiếng của BMW được tạo dựng nên bởi những cá nhân mê lái xe, những người không chịu sở hữu một chiếc xe nhàm chán. Nếu chịu khó tìm hiểu một chút thôi về Bayerische Motoren Werke – BMW, bạn cũng sẽ nghe qua khẩu hiệu “The Ultimate Driving Machine” ít nhất một lần. Vậy, “cỗ máy tột đỉnh” là gì?

“The Ultimate Driving Machine” là chiến dịch truyền thông của những năm 70 thế kỷ trước, lần đầu được trình làng bởi Bob Lutz, cựu Giám đốc truyền thông và kinh doanh của BMW thời đó. Slogan này chính thức được tung ra từ năm 1973 và kể từ đó, slogan này là một phần tất yếu của hình ảnh thương hiệu BMW.

*

Slogan này cộng hưởng với lối suy nghĩ của giới trẻ Mỹ vào thời kỳ đó. Đó là những đứa trẻ được sinh ra ngay sau Thế chiến thứ 2, đang độ tuổi muốn khẳng định bản thân và khao khát sở hữu một chiếc xe phản ánh đúng cá tính của họ. Với những con người thuộc độ tuổi đôi mươi này, một chiếc Buick – người bạn đồng hành tin cậy của bố mẹ họ, là quá già cỗi, tốn xăng và chẳng có chút thú vị nào. Như một lẽ thường tình, những con người trẻ này tìm kiếm những lựa chọn khác nhỏ gọn, tiết kiệm xăng và cá tính hơn.

*

Với sự quyết đoán và đầy tính chất khẳng định và tự tôn, slogan “The Ultimate Driving Machine” đánh đúng vào tâm lý của giới trẻ Mỹ. Nó không là kiểu slogan nước đôi, nhạt nhòa của những hãng xe khác mà khẳng định chắc nịch tầm nhìn của BMW: tạo ra những chiếc xe cho trải nghiệm “đã” nhất. Chọn 1 chiếc BMW, bạn sẽ có trải nghiệm khác biệt, đơn giản là vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là những sản phẩm của BMW thực sự phản ánh đúng khẩu hiệu này, đặc biệt là những cỗ máy tuyệt vời như 3.0 CSL hay 2002 Turbo.

*

“The Ultimate Driving Machine” thành công tới nỗi nó làm lu mờ những slogan sau này của BMW như “Sheer Driving Pleasure” hay “Joy of BMW”. Cũng như “Vorsprung durch Technik” của Audi, “The Best or Nothing” của Mercedes-Benz hay “There is no substitute” của Porsche, slogan của BMW phản ánh được những gì người tiêu dùng nên mong đợi ở sản phẩm của họ. Với Audi, đó là công nghệ, với Mercedes, đó là sự sang trọng tột đỉnh, với BMW, đó là trải nghiệm lái khác biệt.

*

Thiết kế – Cổ nhưng không cũ

Sau khi ngắm hàng tá nếp gấp, gờ lõm, vân dập nổi của đời G20, tôi thực sự thấy dịu mắt khi một lần nữa nhìn lại những đường nét thiết kế đơn giản, tinh gọn của đời E46, dòng Series 3 của 3 thế hệ trước. Nghe có vẻ như rất sáo rỗng nhưng thực sự, càng tìm hiểu sâu về xe cộ, tôi càng thấy châm ngôn “Đơn giản là sự phức tạp tối đa” nó mới đúng làm sao! 20 năm nữa, liệu G20 có được nhìn lại và đánh giá rằng nó là một mốc son về thiết kế xe giống như điều mà E46 làm được ở hiện tại? Tôi nghĩ là không, khi những đường nét cầu kỳ của G20 trở nên lỗi thời trước thiết kế bo tròn thuôn mượt của những chiếc xe tương lai.

Xem thêm: Ngắm Nhìn Nhan Sắc Cặp Sinh Đôi Của Hồng Nhung Còn Có Năng Khiếu Hơn Người

Trở lại với chiếc 325i đời E46 này, từng đường nét đều là một phần nhỏ góp phần tạo nên một thiết kế tổng thể gọn gàng và thể thao. Bao quanh thân xe là một dải nhựa đen – thiết kế tương đồng với đàn anh Series 5 E39, tạo vẻ đứng đắn, gọn gàng cho chiếc 325i. Tôi gọi đường nẹp đen này là một chiếc thắt lưng da cao cấp của một quý ông gọn gàng, chỉn chu. Phần đầu xe cũng rất gọn gàng với mặt ca lăng quả thận màu đen, 2 cụm đèn pha xenon với các dải LED tròn “Angel Eyes” đặc trưng. Sau 15 năm, đây vẫn là 1 bộ mặt có thể thu hút sự chú ý trên đường phố.

Ở bên hông, những đường thẳng tạo nên sự sang trọng, đơn giản cho phần thân xe với điểm nhấn là bộ la-zăng M Sport kiểu Style 194 kích cỡ 17 inch tuyệt đẹp. Đây là chi tiết được chủ xe độ thêm, thay cho la-zăng 5 chấu đặc trưng của 325i. Người chủ xe này cũng rất “chất chơi” khi độ thêm lốp hiệu năng cao Michelin Pilot Sport 4 cho xế cưng của mình. Chỉ riêng sự thay đổi này cũng hứa hẹn mang lại trải nghiệm thể thao hơn khá nhiều cho chiếc xe nhiều tuổi đời này. Phần đuôi xe tương đối nguyên bản, chỉ được bổ sung thêm nẹp nắp khoang hành lý dán giả các-bon và bộ pô độ on/off.

Vậy sau 15 năm, thời gian đã để lại những dấu vết gì trên chiếc 325i này? Thông thường, dấu vết thời gian sẽ thể hiện rõ nhất ở phần đầu xe, và trên chiếc xe này cũng không ngoại lệ. Cụm đèn pha vẫn sáng rõ, nhưng phần chóa đèn đã ngả sang màu ngà. Tấm cản trước cũng có khá nhiều vết đá dăm, điều không thể tránh khỏi nếu bạn sử dụng xe thường xuyên.

Nhìn sang bên hông, bộ la-zăng cũng có một vài vết xước, mẻ, dù so với tuổi xe, bộ la-zăng này vẫn còn mới hơn tôi mong đợi. Có lẽ là vì bộ la-zăng 7 inch thể thao này mới được thay chưa lâu. Nước sơn cũng hơi ngả vàng, điều khó tránh khỏi khi 1 chiếc xe màu trắng chạy hơn 15 năm tại Việt Nam. Dù vậy, nhìn chung thì chiếc xe này có ngoại hình khá ổn, nếu ai kỹ tính thì có thể cho nó đi “spa” để tút tát lại vẻ đẹp với chi phí không quá đắt đỏ.

Khoang nội thất chiếc 325i này có thiết kế thuần nút bấm cơ học nhưng các chi tiết có độ bền thực sự đáng nể so với xe bình dân cùng tầm. Thứ gây ấn tượng nhất đối với tôi là bộ ghế ngồi. Ghế được bọc da thật sáng màu, thứ da mà dân chơi BMW hay gọi là “da voi” vì lớp vân đặc biệt của nó. Thật khó tin khi sau 15 năm sử dụng, mặt ghế lái vẫn chưa lõm mà chỉ có một vài vết nứt nhỏ. Ghế lái cũng có tới 3 vị trí nhớ và chỉnh điện 8 hướng, ghế phụ cũng chỉnh điện. Hàng ghế sau cũng có độ bền và êm ái tương tự ghế trước với các miếng đệm hông dày dặn. Chỉ tiếc là ta không có cửa gió cho hàng ghế phía sau, thay vào đó là 1 khay chứa đồ nhỏ.

Xem thêm:

Các chi tiết khác trong khoang nội thất cũng giữ được sự bền bỉ xứng tầm xe sang. Vô lăng 4 chấu được bọc da vẫn rất mềm mại, các nút bấm vẫn nảy “tanh tách”, không bị rơ. Phía sau vô lăng là đồng hồ dạng cơ đặc trưng của BMW và các màn hình nhỏ thông báo tình trạng hoạt động của xe. Thực sự, tôi thích đồng hồ cơ này hơn mọi đồng hồ điện tử của BMW sau này. Những mặt đồng hồ tròn và kim chỉ cơ cho thấy BMW từng là hãng xe tập trung hơn về trải nghiệm lái thay vì “đồ chơi” trên xe. Khó có thể nói được điều đó với các mẫu xe hiện tại của BMW.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *