Nhiều người đam mê loài chim tu hú nhưng không biết cách nuôi chim ra sao, cho ăn thế nào. Bài viết này sẽ thống kê các yếu tố căn bản, sơ lược nhất một số kiến thức về loài chim này và thức ăn cho chim tu hú theo từng độ tuổi cho các bạn tiện theo dõi.

Đang xem: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Tu Hú Ăn Gì? Có Độc Ác Không? Tiếng Kêu Báo Hiệu Gì?

*

Vài nét về loài chim tu hú

Chim tu hú luôn được đánh giá là loài chim độc đáo nhất trong số các loài động vật có cánh ăn sâu. Ở một số vùng nhất định, tu hú còn được gọi với cái tên khác là chim quyên.

Tu hú có bộ lông màu xám, mắt đen sắc sảo và chiếc mỏ rất sắc nhọn. Loài chim này được biết đến là loài chim rất “lưu manh”, chúng không làm tổ sinh sản, nói đúng hơn thì chúng sẽ đi đẻ nhờ vào tổ của các loại chim khác. Trứng chim tu hú thường nở trước trứng trong tổ của chim nhạn nhân. Tu hú con sau đó sẽ đẩy hết trứng khác ra ngoài và độc chiếm nguồn thức ăn từ chim bố mẹ nuôi.

Tu hú là loài chim có thân hình đẹp, nổi bật với chiếc đuôi khá dài và đặc biệt. Người nuôi chim thường nhìn vào chiếc đuôi của tu hú để đánh giá vẻ đẹp của nó. Nuôi tu hú giống như thú vui được sở hữu một loài vật độc đáo với những tiếng hót lạ tai.

Hướng dẫn cách nuôi chim tu hú

1. Ánh sáng

Trong tự nhiên, chim tu hú thường sống trong các khu rừng thưa nhiều ánh sáng. Ở nước ta, chim tu hú phân bố chủ yếu ở các đồng bằng và trung du. Vì vậy, nếu muốn nuôi chim tu hú ở nhà, bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ánh sáng.

Cần treo chim ở khu vực có nhiều ánh sáng, treo giữa các lùm cây hay trong vườn cây thì càng tốt, bởi như thế chim tu hú sẽ có cảm giác đang được sống trong môi trường tự nhiên.

2. Lựa chọn chim mái hay trống

Việc lựa chọn giới tính của chim tu hú cũng rất quan trọng trong việc nuôi chim. Nếu bạn muốn nuôi chim tu hú làm cảnh hay phục vụ cho thú vui cá nhân thì nên chọn chim tu hú đực. Bởi chim tu hú cái luôn có nhu cầu về việc sinh sản, và đẻ trứng ra thì chúng không có khả năng ấp trứng hay nuôi con mà sẽ đi nhờ tổ của các loài chim khác.

3. Lồng nuôi

Chim tu hú khá lớn và có phần đuôi dài lên tới 45cm, vì vậy bạn cần phải mua một chiếc lồng phù hợp cho kích thước của chim. Bạn cần thường xuyên lau chuồng, dọn phân, thay nước và đổ thêm thức ăn mỗi ngày.

Xem thêm: Bài Thuốc Nam Kỳ Diệu Chữa Sỏi Thận, Khỏe Đẹp Tự Nhiên, Mẹo Chữa Bệnh Sỏi Thận Từ Cây Cỏ Tự Nhiên

Chim tu hú con cũng nên được tắm nắng khoảng 30 phút mỗi sáng để trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên, bạn không nên để chúng ở nơi quá nắng và quá lâu.

Loài chim này khá dễ chăm, bạn sẽ không cần phải bỏ quá nhiều công sức để chăm sóc chúng. Khi đã trưởng thành, tu hú sẽ hót khá nhiều vào mùa hè.

*

Thức ăn cho chim tu hú theo từng độ tuổi

Chim tu hú có nguồn thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn. Lúc còn bé và chưa có khả năng kiếm ăn, chúng sẽ phụ thuộc và nhờ vào thức ăn từ bố mẹ nuôi. Đó là những con sâu, bọ nhỏ và lành (không có độc). Chim tu hú ăn khá nhiều, chúng luôn trong tình trạng đói.

Đến lúc biết bay, chúng liên tục hót suốt ngày và đòi nguồn thức ăn dồi dào từ bố mẹ nuôi. Chúng vẫn tiếp tục ăn các loại sâu nhỏ và không có nhiều chất độc cho đến lúc trưởng thành.

Thời điểm trưởng thành, chim tu hú có thể ăn tất cả các loại sâu bọ, kể cả các loại có yếu tố chất độc cao. Tu hú trưởng thành có khả năng kháng độc cao, vì vậy chúng không tha cho bất cứ loại sâu nào trong môi trường. Bạn có thể cho chúng ăn mọi loại sâu.

Tuy nhiên, hãy nhớ không áp dụng nguyên tắc này cho tu hú con, bởi tu hú con chưa có khả năng miễn độc tốt như tu hú trưởng thành.

Xem thêm:

Kết luận

Trên đây là một vài kiến thức về cách chăm nuôi và thức ăn cho chim tu hú trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với các bạn mới tập tành hay có suy nghĩ nuôi chim tu hú, mình nghĩ đây sẽ là một bài viết hợp lí để các bạn tham khảo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *