*

*

Giới thiệu chung

Bộ môn Động cơ phản lực (ĐCPL) là bộ môn chuyên ngành thuộc khoa Hàng không vũ trụ, có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các loại động cơ phản lực. Bộ môn Động cơ phản lực cùng với Bộ môn Thiết kế hệ thống và kết cấu thiết bị bay tạo thành một tập thể nghiên cứu toàn diện về kết cấu và hệ thống động lực của các thiết bị bay.

Đang xem: động cơ phản lực khởi động như thế nào? làm thế nào để khởi động nó?

Ban chủ nhiệm bộ môn

– Chủ nhiệm bộ môn: PGS.TS Đặng Ngọc Thanh

– Phó chủ nhiệm bộ môn: ThS. Nguyễn Thế Dũng

Lĩnh vực hoạt động

Đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các loại động cơ phản lực, bao gồm: động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, động cơ tuabin phản lực không khí.

Liên hệ

Bộ môn Động cơ phản lực, Khoa Hàng không vũ trụ.

P.1601 – S1, số 236 Hoàng Quốc Việt, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội

Đội ngũ giảng viên, cán bộ

TT

Chức danh/Họ và tên

Vị trí

Liên hệ

1 PGS.TS Đặng Ngọc Thanh Chủ nhiệm bộ môn
2 ThS. Nguyễn Thế Dũng Phó chủ nhiệm bộ môn

3

PGS.TS Phạm Thế Phiệt

Giáo viên

4 PGS.TS Phạm Vũ Uy Giáo viên

5

TS. Bùi Văn Thưởng

Giáo viên

6

ThS. Chu Hoàng Quân

Giáo viên

7

ThS. Phạm Thành Đồng

Giáo viên

8

KS. Hoàng Văn Thuần

Giáo viên

9

ThS. Dương Minh Đức

Giáo viên

10

ThS. Lê Quang Quyền

Giáo viên

Đào tạo

– Chủ trì đào tạo chuyên ngành “Động cơ phản lực”, bậc đại học.

– Tham gia đào tạo cho các chuyên ngành: Thiết kế chế tạo TTB, Cơ học kỹ thuật,…

Các môn học đảm nhiệm

(1) Nhập môn chuyên ngành động cơ phản lực

(2) Khí động lực học

(3) Động lực học thiết bị bay

(4) Nhiên liệu động cơ phản lực

(5) Lý thuyết động cơ phản lực

(6) Cơ sở kết cấu động cơ phản lực

(7) Tự động điều chỉnh động cơ phản lực

(8) Bảo vệ nhiệt trong động cơ phản lực

(9) Vật liệu chế tạo động cơ phản lực

(10)Thiết kế động cơ phản lực

(11)An toàn cháy nổ và lắp ráp, thử nghiệm động cơ phản lực

(12)Thí nghiệm động cơ phản lực

(13)Mô phỏng các quá trình trong buồng đốt động cơ phản lực

(14)Động cơ phản lực dòng thẳng

(15)Hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ phản lực

Các hướng nghiên cứu chính

– Các quá trình nhiệt khí động lực học trong động cơ phản lực

– Truyền nhiệt và bảo vệ nhiệt trong động cơ phản lực

– Mô phỏng các quá trình làm việc trong động cơ phản lực

– Các hệ thống điều khiển lực đẩy trong động cơ phản lực

– Hệ thống truyền nhiên liệu trong động cơ phản lực

– Nhiên liệu và công nghệ chế tạo

– Nghiên cứu chế tạo kíp mồi và nến đánh lửa trong động cơ phản lực

– Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các động cơ phản lực cỡ nhỏ

– Nghiên cứu chế tạo tên lửa mô hình

– An toàn cháy nổ trong thực nghiệm động cơ phản lực

Các nhóm nghiên cứu

– Nhóm Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn: Chủ trì PGS.TS Phạm Thế Phiệt

– Nhóm Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng: Chủ trì ThS. Nguyễn Thế Dũng

– Nhóm Động cơ tuabin phản lực không khí: Chủ trì PGS. TS Phạm Vũ Uy

Các đề tài nghiên cứu

(1) Nghiên cứu giải pháp thay thế liều phóng cho tên lửa không điều khiển 9M-22M cấp 4 phục vụ cho sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện. Đề tài NCKH cấp trường, thời gian 9/2005 – 9/2006. Chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Thế Phiệt.

(2) Nghiên cứu tính toán thiết kế tên lửa phòng không mang vác kiểu IGLA. Đề tài NCKH cấp trường, thời gian 12/2006 – 12/2007. Chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Thế Phiệt.

(3) Nghiên cứu tính toán thiết kế động cơ phóng nhiên liệu rắn của tên lửa đối hải X-35. Đề tài NCKH cấp trường, thời gian 11/2010 – 2/2012. Chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Thế Phiệt.

Xem thêm: Lương Bằng Quang Ngân 98 Livestream Phản Cảm

(4) Xây dựng mô hình và mô phỏng trường tốc độ của dòng khí sau cánh quạt. Đề tài NCKH cấp trường, thời gian 9/2005 – 9/2006. Chủ nhiệm: ThS. Bùi Văn Thưởng.

Sách và giáo trình

(1) Lý thuyết động cơ tên lửa. Học viện KTQS – 1995.

(2) Các cơ sở vật lý của hiện tượng bắn. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – 2001.

(3) Cơ sở tính toán đạn phản lực không điều khiển. Học viện KTQS – 2006.

Báo cáo và bài báo

(1) Phương pháp xác định chiều dài tối ưu của thuốc phóng trong buồng đốt động cơ tên lửa nhiên liệu rắn – Khoa học và kỹ thuật – 77/IV-1996.

(2) Mô hình nhiệt động học – thuật phóng của hệ thống phóng sử dụng nhiên liệu lỏng – Khoa học và kỹ thuật – 86/I-1999

(3) Phương trình cơ bản thuật phóng trong dạng không thứ nguyên của động cơ tên lửa nhiên liệu rắn – Khoa học và kỹ thuật – 108/III-2004

(4) Một phương pháp xác định điều kiện đồng nhất các tham số khí trong động cơ tên lửa nhiên liệu rắn – Khoa học và kỹ thuật – 115/II-2006

(9) Một phương pháp tính toán thiết kế liều phóng động cơ phóng của tên lửa phòng không mang vác– Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự – Đặc san/09-2011.

Xem thêm: Nhã Phương, Chi Pu Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Cắt Mí Mắt, Chi Pu Thực Hiện Thẩm Mỹ Cắt Mí Mắt

(10) Xây dựng mô hình tính toán gần đúng đặc tính của máy nén động cơ tua bin khí hàng không, Kỷ yếu 35 năm ngày thành lập Học viện KTQS, 2001.

(11) Tương tác của dòng không dừng với sự làm việc của cánh quạt. Bùi Văn Thưởng, Nguyễn Trường Thành, tạp chí KHKT Học viện KTQS, 2010

(12) Hiện tượng tách lớp biên và vai trò ảnh hưởng của nó trong các chế độ cất – hạ cánh. Bùi Văn Thưởng, tạp chí KHKT Trường SQKQ, 2004

(13) Bài toán thiết kế Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng dùng hydroperoxide và dầu kerosene. Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Dũng, tạp chí KHKT Học viện KTQS, 2009

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *