Chắc hẳn gia đình ai cũng vài lần chứng kiến sự xuất hiện của thằn lằn – vị khách không mời mà tới. Tuy loài sinh vật này không gây hại, kích thước nhỏ bé nhưng không phải ai cũng cảm thấy an toàn khi sống chung với chúng. Thay vì nơm nớp lo sợ, bạn có thể áp dụng một vài cách bắt thằn lằn an toàn mà hiệu quả sau.

Đang xem: Cách bắt thằn lằn trong nhà

*

Thằn lằn – vị khách không mời mà tới

Thằn lằn liệu có thực sự vô hại như nhiều người lầm tưởng?

Như bạn đã biết, thằn lằn vốn là loài sinh vật sống hoang dã, thường xuất hiện mọi ngóc ngách trong nhà. Chúng có kích thước nhỏ, bề ngoài nhìn hiền lành và không hề tấn công mọi người sống trong nhà.

Thế nhưng, bạn rất khó để kiểm soát việc chúng xuất hiện khắp nơi trong nhà và sinh sôi nảy nở. Có người còn lo lắng liệu chúng có mang mầm bệnh nguy hiểm hay không.

Đôi khi loài sinh vật này có thể làm bạn phát điên khi ngửi thấy mùi hôi trong tủ quần áo, tủ bếp,… Hay chúng thường ăn vụng thức ăn và đi tiểu tiện ở bất cứ chỗ nào trong nhà.

Quan trọng nhất, nếu gia đình bạn có trẻ em, trẻ sơ sinh, người già hay người mới ốm dậy thì hãy tìm cách bắt thằn lằn, tiêu diệt chúng tận gốc càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách bắt thằn lằn an toàn và hiệu quả

Nếu bạn cảm thấy khó chịu với sự có mặt của thằn lằn thì hãy áp dụng một vài cách đơn giản dưới đây:

*

Mách bạn cách bắt thằn lằn an toàn, hiệu quả tức thì

Đặt bẫy bắt thằn lằn

Trước tiên, bạn chuẩn bị sẵn một chiếc hộp sạch sẽ và không có mùi lạ. Bạn khoét một khe hở nhỏ trên hộp, đủ để tạo khoảng trống cho thằn lằn chui vào bên trong. Sau đó, bạn sắp xếp hộp ở vị trí mà thằn lằn thường xuyên lảng vảng tới hoặc nơi mà bạn nhìn thấy chúng. Nên để côn trùng sống ở trong hộp để làm mồi bẫy chúng.

Lưu ý: Trong trường hợp chưa bắt được thằn lằn, bạn nên thay mồi nhử cho tới khi bắt được chúng. Thông thường cách này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và chờ đợi khoảng vài ngày.

Dùng cần câu thằn lằn

Nếu bạn không có thời gian hoặc ngại phải chờ đợi quá lâu thì hãy thử cách đơn giản này. Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị một chiếc gậy cứng và dài khoảng 1 mét. Dùng sợi dây chỉ nha khoa cột vào thân gậy, để lòng thòng một khoảng trống đủ để câu thằn lằn.

Xem thêm: 3 Thiên Thần Nhỏ Đáng Yêu Của Ốc Thanh Vân

Khi phát hiện sinh vật này, bạn từ từ đưa đầu gậy tiến lại gần chúng và thòng dây vào cổ xong siết nhẹ dây. Áp dụng cách này bạn nên thực hiện vào buổi sáng. Bởi đây là lúc chúng mới ngủ dậy còn mệt, cơ thể phản ứng chậm chạp và chưa kịp sưởi ấm thân nên dễ câu hơn.

Dùng bình xịt tiêu đen

Bất kể loài sinh vật nào cũng khó chịu đựng được cảm giác cay xè khi bị xịt tiêu vào người. Thằn lằn cũng vậy, để bắt chúng nếu trong nhà có sẵn nguyên liệu tiêu đen thì bạn thực hiện ngay khi thấy chúng.

Bạn chuẩn bị một chiếc bình xịt rỗng, pha 2 muỗng tiêu đen với nước lã rồi lắc mạnh tay. Dùng hỗn hợp này xịt trực tiếp lên người chúng và mọi ngóc ngách trong nhà (cửa sổ, khe cửa, khe tủ, ngăn bếp, ống nước,…). Cách này giúp đuổi thằn lằn một đi không trở lại.

*

Đuổi thằn lằn một đi không trở lại

Dùng nước đá xịt trực tiếp

Làn da của thằn lằn vốn rất nhạy cảm khi cơ thể hay nhiệt độ môi trường đột ngột thay đổi. Do đó, bạn hãy dùng nước đá lạnh xịt trực tiếp lên toàn thân chúng để làm giảm khả năng hoạt động.

Ngay khi thấy thằn lằn bất động, bạn chỉ cần lấy thùng các tông hoặc bao nilon chụp bắt rồi vứt chúng ra thật xa khỏi nhà là được. Ngoài những cách trên, bạn có thể tận dụng những thứ sau: Lông công, sả cây, hành tím,…để bắt và tiêu diệt thằn lằn mỗi khi chúng xuất hiện trong nhà.

Mẹo ngăn ngừa thằn lằn xuất hiện trở lại

Để ngăn ngừa thằn lằn xuất hiện trở lại trong ngôi nhà của mình, bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau:

Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát

*

Nhà cửa nên sạch sẽ che chắn thức ăn kỹ càng để ngăn ngừa thằn lằn

Thằn lằn luôn xuất hiện ở những ngôi nhà ẩm thấp, bẩn thỉu và bừa bộn. Do đó, nếu không muốn nhìn thấy loài sinh vật này thường xuyên thì bạn hãy chăm dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày. Luôn giữ cho nhà khô ráo, gian bếp sạch sẽ không có thức ăn thừa vương vãi và rác nên đổ hàng ngày.

Tiêu diệt tận gốc nguồn thức ăn của thằn lằn

Bạn nên kiểm tra nguồn nước, dọn sạch các lu vại để côn trùng không sinh sôi. Bởi chúng chính là nguồn thức ăn của thằn lằn nên chúng dễ tìm tới nhà.

Xem thêm:

Trám lại lỗ hổng trong nhà

Các bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết trong video dưới đây

Để thằn lằn khó chui vào nhà mỗi khi đêm xuống, bạn nên kiểm tra và trám lại những lỗ hổng xuất hiện trong căn nhà: Đường ống nước, kẽ tường bị nứt, sàn nhà hở, tủ bếp có lỗ,…

Hy vọng với những cách bắt thằn lằn mà chúng tôi gợi ý trong bài sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để đuổi và ngăn ngừa sự xuất hiện trở lại của loài sinh vật này trong nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *