*

*

*

English

*
*
*
*

“Định vị” miền đất Võ

Theo Benedict Andersen, “dân tộc là một cộng đồng có hình ảnh”, còn Stuart Hall cho rằng “bản sắc dân tộc không phải là những thứ sinh ra đã có mà được hình thành và chuyển dịch trong phạm vi và trong mối liên hệ với tính biểu tượng”. Như vậy có thể hiểu bản sắc Đất Võ chính là những hình ảnh, biểu tượng do cộng đồng người Bình Định xác lập trong lịch sử.

Đang xem: “định vị” miền đất võ

 Từ hàng trăm năm trước, võ thuật là yếu tố làm cho đất và người Bình Định mang một nét lạ trong mắt của người đương thời. Những người từng sống hay lưu lại Bình Định một thời gian, đều thừa nhận nét khác biệt của vùng đất này.

1. Bình Định trong cái nhìn của các học giả Đàng Ngoài như Phan Huy Chú, Lê Quý Đôn, phủ Hoài Nhân thời Lê là một vùng đất đặc biệt từ phong thổ đến sản vật. Phan Huy Chú phát hiện: “Cho đến đàn bà buôn bán hay đi chợ xa cũng cưỡi ngựa là thường” (Lịch triều hiến chương loại chí). Mấy chữ “cho đến đàn bà” bày tỏ ngạc nhiên trước sự khác biệt trong sinh hoạt của phụ nữ xứ này so với phụ nữ Đàng Ngoài.

Miền đất đó hơn hai trăm năm sau lại càng lạ trong cảm nhận của Hà Ngại, một người quê Quảng Nam làm tri phủ Phù Cát: “Xứ này có rất đông người biết võ nghệ”, “nhiều tay khá võ, giỏi võ mà lại không có cơ hội trổ được cái tài của mình nên sinh ra nhiều hiện tượng lạ” (Khúc tiêu đồng). Hiện tượng lạ mà Hà Ngại đề cập là các võ nhân muốn thử tài nhau đã bí mật bày trò ăn – cướp – chơi để có người bắt cướp. Hà Ngại hẳn đã có sự liên hệ với những vùng ông đã từng sống, để lảy ra từ hồi ức một nét rất đặc thù của Bình Định.

 

*

Cố võ sư Phan Thọ truyền dạy võ cổ truyền. Ảnh: TỪ HUYỀN TRÂN

Từ thế kỷ XVII, một tu sĩ người Ý tên là Cristoforo Borri, khi đến Đàng Trong truyền giáo, ông dừng lại lâu nhất ở Quingnim, tức Qui Nhơn, vì sự hấp dẫn của vùng đất này, đặc biệt vì thiện cảm với “quan trấn tỉnh Qui Nhơn” (chữ của Borri, chỉ khám lý quận công Trần Đức Hòa, một vị quan rất có uy tín, người đã tiến cử Đào Duy Từ cho chúa Nguyễn). “Người Đàng Trong không giả đò, họ rất hăng hái và dũng cảm”, Borri đã viết như vậy trong cuốn Xứ Đàng Trong năm 1621 về những người Qui Nhơn mà ông đã tiếp xúc, khi được Trần Đức Hòa mời tham dự các “trò chơi và hội hè cho dân chúng, khi thì đấu thuyền, khi thì đua thuyền”. Ông ghi nhận những người chèo thuyền “không phải chỉ được dùng để chèo mà còn chiến đấu khi cần, và họ chiến đấu rất anh dũng”. Cristoforo Borri cảm nhận từ họ toát ra sự tự tin của một cộng đồng có sức mạnh, đã quen với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, cũng như đã quen với chiến tranh, họ “không bao giờ tỏ ra sợ một nước nào trên thế giới”.

Không riêng Borri, nhiều người phương Tây có mặt ở Việt Nam các thế kỷ tiếp theo, khi tận mắt chứng kiến phương cách các võ nhân Bình Định xưa đối diện với kẻ thù, với cái chết, đã không giấu sự thán phục trước những con người gan dạ, dũng cảm khác thường.

2. Chính trong quá trình phụng sự dân tộc, những nhân tố xuất sắc nhất, những giá trị tinh túy nhất của võ Bình Định đã hiển lộ và được thừa nhận trên phạm vi rộng, vượt khỏi ranh giới địa phương. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã hình thành võ trường lớn tập hợp hầu hết các dòng võ, các hệ phái võ trên đất Bình Định, mở ra môi trường giao lưu võ thuật lý tưởng đến mức hàng trăm năm sau, một xác tín Tây Sơn ngày càng sâu đậm, trở thành niềm tự hào của dân tộc. Quang Trung, Tây Sơn từ lâu không chỉ là danh từ riêng để chỉ một nhân vật, một địa bàn, mà đã trở thành khái niệm gợi liên tưởng về tinh thần can trường chính nghĩa, về sức mạnh bão táp, thần tốc.

Xem thêm:

Đơn cử như dòng võ do Tàu Sáu Diệp Trường Phát thành lập năm 1924 trên đất An Thái, sau thời điểm kết cuộc của vương triều Tây Sơn cả trăm năm dư, nhưng vẫn tự nhận mình là võ Tây Sơn phái An Thái. Các môn phái ở một số tỉnh khác bắt nguồn từ v õ Bình Định đều suy tôn vua Quang Trung làm Tổ võ như Bình Định Sa Long Cương, Tinh Võ Đạo, Tây Sơn Bắc phái… Ngay cả Sơn Long Quyền, môn phái do cố võ sư Nguyễn Đức Mộc thành lập ở Pháp, vốn xuất phát từ dòng võ Yên Thế nhưng vẫn thờ vua Quang Trung. Các dòng võ Bình Định, một số môn phái võ Việt trong nước và nước ngoài đều hướng niệm truyền thống Tây Sơn và vua Quang Trung trong tinh thần vọng về nguồn cội.

Với không ít người, Quang Trung là một trong những biểu tượng nhận diện võ Việt. Nữ võ sĩ Nikokosheva Natalia (Nga), võ sinh Tinh Võ Đạo Việt Nam, bồi hồi kể lại lần đầu đến Bình Định và nhìn thấy tượng đài vua Quang Trung ở Bảo tàng Quang Trung: “Thời đi học Trường Quan hệ quốc tế Moscow, tôi đã đọc lịch sử Việt Nam và biết Quang Trung là lãnh tụ khởi nghĩa Tây Sơn lừng lẫy. Khi theo học Tinh Võ Đạo, biết môn phái của mình thờ vua Quang Trung, tôi càng tin là có cơ duyên với Việt Nam”.

Cùng với biểu tượng Quang Trung, màu áo đỏ cờ đào cũng góp phần tạo nên ấn tượng Đất V õ, bắt đầu từ sự xuất hiện của nghĩa quân Tây Sơn trên con đường lớn của lịch sử, như mô tả trong Đại Nam quốc sử diễn ca : “Quân dung đâu mới lạ thường/ Mũ mao, áo đỏ chật đường kéo ra”. Màu áo đỏ ấy về sau trở thành màu chủ đạo trong võ phục lễ hội Đống Đa – Tây Sơn cũng như các lễ hội Bình Định có yếu tố võ tham dự.

3. Truyền thống thượng võ Bình Định được xây đắp bởi một cộng đồng đã sản sinh và nuôi dưỡng những võ nhân nhiệt huyết. Trong đời sống của cộng đồng này, võ là một giá trị ăn sâu vào tâm thức, là yếu tố cấu thành quan trọng trong mọi sinh hoạt tinh thần, phong tục, tập quán, lễ hội. Nhạc võ Quang Trung mười hai trống là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo đã trở thành tiết mục nhạc lễ không thể thiếu trong các sự kiện, lễ tiết quan trọng của tỉnh, đồng thời là đặc sản trong “thực đơn nghệ thuật” của khách tham quan trong nước và quốc tế khi đến Bình Định.

Lão võ sư Nhật Murayama Shuji môn phái Battoudo (Bạt Đao Đạo), sau khi xem nhạc võ và diễn võ, đã phát biểu cảm tưởng trong cuộc giao lưu tại chùa Long Phước sáng 2.8.2014: “Tôi đặc biệt thú vị trước không khí võ thuật hào hứng của vùng đất này, không thể tìm thấy ở nơi nào khác – đây là môi trường võ thuật đáng mơ ước với bất cứ quốc gia nào trên thế giới”.

Xem thêm: Tu Vi, Tu Tru, Tuong So, Boi Toan, Xem Ngày Tốt Khai Trương Theo Tuổi Năm 2021

Truyền thống thượng võ Bình Định được hình thành trên cơ sở truyền thống thượng võ Việt Nam, tuy nhiên ở Bình Định, sự biểu hiện của truyền thống đó đậm đặc hơn những nơi khác. Nó có mặt trong huyết quản người Bình Định, trong bầu khí quyển cộng đồng tự tin và chứa chan khát vọng, là tín hiệu nhận diện Đất Võ trong lòng thế giới, để Bình Định mãi là điểm hẹn, mãi là miền lưu luyến vừa mến thương vừa kỳ lạ với những người từng đến và yêu xứ sở này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *