Bằng việc sử dụng phương pháp quét 3D laser, tia vũ trụ… các chuyên gia Ai Cập đã xây dựng hình ảnh đa chiều đầu tiên về cấu trúc bên trong kim tự tháp.

Đang xem: Những điều kỳ diệu bên trong kim tự tháp ai cập

Giải mã kim tự tháp Ai Cập cổ đại luôn là mục tiêu nhắm tới của các nhà khảo cổ học. Nhiều tài liệu đã đưa thông tin về các báu vật, những chiếc bẫy và đường hầm bí mật tồn tại bên trong kim tự tháp. Nhưng các chuyên gia vẫn mong muốn được ghi lại những hình ảnh thật nhất về điều kỳ bí ẩn giấu trong kim tự tháp này.

*

Mới đây, bằng việc sử dụng công nghệ cảm ứng nhiệt, quét 3D bằng laser, thiết bị phát hiện “tia vũ trụ” – các chuyên gia Ai Cập và nước ngoài đã dần làm sáng tỏ được bí ẩn trong kỳ quan cổ đại này.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng thiết bị phát hiện “tia vũ trụ” để thiết lập bản đồ cấu trúc bên trong kim tự tháp Bent 4.600 năm tuổi, nằm 40km (25 dặm) về phía nam Cairo và được xây dựng bởi Pharaoh Sneferu.

*

Để nhìn sâu bên trong kim tự tháp, nhóm nghiên cứu đã đặt một tấm phim nhũ bên trong buồng dưới của kim tự tháp để bắt “muon” – hạt tồn tại trong khí quyển. Sau 40 ngày, các tấm phim này sẽ được thu thập và phát triển.

Khi phân tích đã được hoàn tất, nhóm nghiên cứu đã có một bản đồ hoàn chỉnh cấu trúc bên trong các kim tự tháp.

Xem thêm: Bí Ẩn Về Trường Năng Lượng Của Con Người Và Năng Lượng Của Cuộc Sống

*

Mehdi Tayoubi, chủ tịch Viện Bảo tồn di sản cho biết, những tấm phim đặt bên trong các kim tự tháp thu thập dữ liệu trên các hạt X quang được gọi là “muon”. “Muon” tồn tại trong bầu khí quyển Trái đất, lọt qua các khoảng trống, có thể được hấp thụ bởi các tảng đá lớn, dày…

Lần đầu tiên, các cấu trúc bên trong của một kim tự tháp đã được tiết lộ bởi các hạt muon. Các hình ảnh thu được cho thấy căn buồng bí mật của kim tự tháp nằm ở khoảng sâu 18 mét. Nó có hai lối vào, dẫn ra hai hành lang nhỏ, xếp chồng lên nhau.

*

*

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng các hạt muon để lập bản đồ bên trong các kim tự tháp.

Quay trở lại thập niên1960, một nhà khoa học tên Luis Alvarez sử dụng một kỹ thuật tương tự để tìm căn buồng ẩn bên trong Kim tự tháp Chephren Giza, nhưng công nghệ này thời đó chưa đủ nhạy để phát hiện bất kỳ chi tiết nào.

Hiện các chuyên gia vẫn đang tiếp tục thu thập và sớm công bố phát hiện của mình tại Ai Cập.

Xem thêm:

Thư mời viết tham luận Hội thảo quốc tế “Kho ảnh EFEO lưu trữ tại Thư viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam”
Tác giả:Đỗ Thị Minh Đức – Nguyễn Viết ThịnhNhà xuất bản:Nhà xuất bản Hà NộiNăm xuất bản:2019Tổng số trang:332Kích…
Tác giả: Nguyễn Viết ChứcNhà xuất bản: Hà NộiNăm xuất bản: 2019Số trang: 88 trangNgôn ngữ: Tiếng ViệtISBN 9786045548240
Tác giả:Lưu Minh TrịNhà xuất bản:Nhà xuất bản Hà NộiNăm xuất bản:2019Tổng số trang: 620trKích thước:16x24cm
Tác giả:Lưu Minh TrịNhà xuất bản:Nhà xuất bản Hà NộiNăm xuất bản:2019Tổng số trang:636trKích thước:16x24cm
Tác giả: Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế – Xã hội Hà NộiNhà xuất bản: Hà NộiNăm xuất bản: 2019Số trang: 983 trang
Tác giả: Nguyễn Viết ChứcNhà xuất bản: Hà NộiNăm xuất bản: 2019Số trang: 88 trangNgôn ngữ: Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Viết ChứcNhà xuất bản: Hà NộiNăm xuất bản: 2019Số trang: 86 trangNgôn ngữ: Tiếng Việt
HUMAN ADAPTATION TO COASTAL EVOLUTION: LATE QUATERNARY EVIDENCE FROM SOUTHEAST ASIA (SUNDASIA) – A REPORT ON THE THIRD YEAR OF THE PROJECT
HÌNH TƯỢNG ĐẦU NGƯỜI MÌNH CHIM TRONG NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC, ĐIÊU KHẮC ĐẠI VIỆT: NGUỒN GỐC, TÊN GỌI VÀ Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG
Cơ quan chủ quản: Viện Khảo cổ học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt NamChịu trách nhiệm nội dung: TS Nguyễn Gia Đối

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *