Đây là một trong những bài thơ tôi nhớ nhất mỗi khi nhắc đến Việt Nam thân thương. Có lẽ một phần vì bài thơ đã thực sự thổi vào lòng mỗi đứa con của quê hương một lòng yêu nước da diết và sâu đậm, và cũng một phần vì từng câu thơ ấy thốt lên thật vang dội, phản ánh cả một quãng đường phát triển của một dân tộc hào hùng. Đó là thời gian đồng bào ta đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong những cơn hoạn nạn; đó là thời gian chúng ta không bao giờ nản lòng trước sự nghèo đói, lạc hậu và ngu dốt; đó cũng là thời gian chúng ta luôn kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược vì sự tự do, độc lập của nước nhà. Chính vì lẽ ấy mà ngay từ buổi sinh hoạt công dân đầu tiên, tất cả tân sinh viên Bách Khoa chúng tôi đã có một dịp ghé thăm một trong những thành quả đầy tự hào của dân tộc vào thời chống Mỹ – một con đường huyền thoại ẩn nấp sâu dưới lòng đất – đó chính là địa đạo Củ Chi.Bạn đang xem: Bài thu hoạch về địa đạo củ chi

Cuộc hành trình ấy bắt đầu từ khi mặt trời vừa ló ra những tia sáng đầu tiên của một ngày mới. Không khí khi đó tràn ngập bao cảm xúc, và dường như chìm đắm vào một không gian đầy áp tiếng nói cười sôi nổi của những tân sinh viên Bách Khoa. Họ gặp nhau với những ánh mắt lạ lẫm nhưng đầy thích thú. Thế rồi, dù chưa hề quen biết, họ trò chuyện với nhau thật thân mật và vui vẻ. Nhìn họ như thế, tôi cũng cảm thấy phấn khởi hơn. Trong thâm tâm tôi cũng hy vọng đây sẽ là một chuyến đi đầy hứa hẹn với những điều thú vị.

Đang xem: Bài thu hoạch về địa đạo củ chi

*

Sinh viên trường Đại học Bách Khoa tham quan địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM)

Buổi đầu tiên nào tôi cũng mong như thế, phải chăng điều đó sẽ mang lại may mắn cho tôi sau này? Trong vài phút suy nghĩ ấy, tôi chợt nhận ra đoàn xe của mình cũng đã đầy đủ người và chuẩn bị khởi hành. Từng dòng người đi qua làm tôi bỗng hơi hồi hộp. Thế rồi cũng đến đoàn xe thứ năm của chúng tôi. Những bước chân lần lượt len qua hàng người đông đúc trong sân và cuối cùng kết thúc ngay tại một chiếc xe buýt màu xanh thẫm. Trước đoàn xe của chúng tôi là một chị sinh viên cũng mặc một chiếc áo xanh. À, đó là màu của đội công tác xã hội trường Đại học Bách Khoa đây mà! Có lẽ đó là đội trưởng của xe số năm. Tôi nghe bảo con gái Bách Khoa bị ví như “củi sắn lùi”, nhưng khi gặp chị, tôi thiết nghĩ điều đó không hoàn toàn đúng. Chị có một khuôn mặt hình trái xoan với một làn da trắng không tì vết. Thêm vào đó là một nụ cười tỏa nắng và ánh mắt mãnh liệt của tuổi trẻ đầy hoài bão, nhiệt huyết. Tuy nhiên, một trong những điều tôi thích nhất ở chị đó chính là sự chăm sóc nhiệt tình của một đàn chị đối với những đứa tân sinh viên chúng tôi. Đến lúc điểm danh, chị gọi to tên từng người một để điểm danh lên xe. Khi đến tên mình, tôi hấp tấp vào xe và chọn ngay một hàng ghế ở phía sau để ngồi. Cũng khi ấy, tôi đã tìm được một người bạn đồng hành với tôi trong suốt chuyến đi này.

Sau đó, từng chiếc xe lần lượt lăn bánh và khởi hành cho buổi tham quan địa đạo Củ Chi. Chặng đường đi khá dài, tôi mẩm chắc cũng khoảng hơn hai tiếng đi xe mới đến nơi. Dọc đường đi, tôi trò chuyện với cô bạn mới quen thật vui vẻ. Điều làm tôi bất ngờ nhất chính là cô bạn ấy cũng từng học chung trường phổ thông với tôi, và có lẽ vì thế mà hai chúng tôi nói chuyện khá “hợp gu”. Cũng được một lúc, chúng tôi đã chạm đến bước đầu tiên của chuyến đi.

*

Sinh viên trường Đại học Bách Khoa dâng hương tại đền Bến Dược (huyện Củ Chi, TP.HCM)

Từng đoàn nối nhau xếp hàng thật nhanh và sau đó, chúng tôi bắt đầu bước vào khu địa đạo Củ Chi. Không khí xung quanh chợt khác hẳn – có vẻ mát dịu và ẩm ướt hơn so với ở ngoài bến xe. Thật thú vị vì tôi rất thích kiểu thời tiết này. Nó làm tôi không còn thấy khó chịu và nóng bức nữa, mặt khác, nó khiến tôi trở nên hòa mình hơn vào khung cảnh xung quanh. Đó là một cánh rừng bạt ngàn với những thân cây kì lạ. Có những loại cây vươn mình lên thẳng tắp để đón lấy ánh mặt trời, che khuất cả những thân cây uốn lượn phía dưới. Đối với những loại cây thấp ấy, chúng cong mình thành nhiều hình dạng khác nhau; có lúc tôi lại tưởng như đó chính là những cây xích đu đong đưa qua lại như một chỗ dừng chân của các anh chiến sĩ ngoài mặt trận. Bên cạnh những thân cây xanh mướt ấy là một còn đường hẹp ở ngay giữa khu địa đạo. Chúng tôi đi trên con đường ấy để đến địa điểm đầu tiên: đó là một căn phòng dùng để thuyết minh về khu vực này.

Khu vực này là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách TP. HCM 70 km về hướng Tây – Bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.

Xem thêm: Mua Bán Xe Air Blade 2016 Chính Chủ Tháng 06/2022, Honda Air Blade 2016 Giá Thị Trường Bao Nhiêu

Tiếp nối những lời thuyết minh của một chị đại diện bên địa đạo, đó là một đoạn phim ngắn về khu vực này. Có thể nói đoạn phim gần như đã lột tả hầu hết sự thật về một cuộc chiến tranh tàn khốc. Tôi cảm thấy mình như đang sống trong những thước phim ấy, thật sinh động và mạnh mẽ. Ngay khi đoạn phim kết thúc cũng là lúc chúng tôi đi tiếp đến chặng thứ hai của khu vực này: đường hầm địa đạo. Thoạt đầu, tôi cứ đinh ninh rằng nó sẽ không đến nỗi chật hẹp.

Tuy nhiên, cứ hết ngõ này lại đến ngõ khác, thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng rột roạt của chiếc cặp tôi mang theo ma sát với cạnh đường hầm. Có những lúc khom người đi, toàn thân tôi đau nhức cả, mặc dù đường hầm chỉ dài khoảng 40m. Sau khi bước ra khỏi đường hầm, tôi và cô bạn mới quen dường như quá mệt mỏi. Ấy vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục chuyến tham quan để tìm đến nhiều thứ mới mẻ hơn nữa. Câu “đi một đằng học một sàng khôn” có lẽ áp dụng rất đúng trong buổi tham quan này. Càng tìm hiểu, tôi càng cảm thấy thú vị hơn; qua đó, tôi thấy đất nước mình thật hùng vĩ và đâu đó trong tôi lại nhóm lên một lòng yêu nước da diết.

Chính giữa cổng tam quan là biển đề: Đền Bến Dược và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang. Tiếp đến chính là nhà văn bia. Trên đó có tấm bia đá khắc bài thơ của nhà thơ Viễn Phương, đây được xem là bản hùng ca về đất và người Củ Chi vực dậy lòng tự hào dân tộc, tự hào về quá khứ hào hùng của cha anh. Bản hùng ca giáo dục thế hệ trẻ với ngôn từ giàu sức biểu cảm, hào hùng và là một trong những bài văn bia được rất nhiều du khách khi đến nơi đều ghi chép lại.

Bước vào đền chính, ngôi đền này lại mang cho chúng tôi một cảm giác hoàn toàn khác lạ: đó là những giây phút thật nghiêm trang và tĩnh lặng. Trong đó, giây phút mặc niệm làm tôi hoài niệm nhất, có lẽ vì đó là lúc tất cả chúng tôi đều im lặng và để cho dòng thời gian quay ngược về những cuộc kháng chiến gian khổ của ông cha ta, về nơi mà một đất nước tự do đã được đặt nền móng đầu tiên, bắt đầu một chuyến đi lịch sử huyền thoại của chính nó. Và sau khi giây phút ấy đã qua, tôi vẫn còn đọng lại trong lòng một cảm xúc khó tả. Chính cảm xúc ấy đã được dâng trào qua vài lời phát biểu của một người thầy đã tận tụy với trường Đại học Bách Khoa bao nhiêu năm trời. Đó là những lời tâm sự chân thật nhất, những lời chúc tốt nhất mà tôi đã từng nghe. Tôi chợt nhận ra rằng bước vào ngưỡng Đại học chỉ là một sự khởi đầu, kết quả là thứ chúng ta phải phấn đấu học tập mới có thể đạt được. Vì vậy, tôi cũng tự nhủ với bản thân cần phải nỗ lực học hành để sau này góp phần làm đất nước trở nên tươi đẹp hơn, cũng như những gì thầy nhắn nhủ.

Xem thêm:

Cuộc hành trình của chúng tôi kết thúc sau một buổi ăn trưa. Đoàn người lại về với chiếc xe của mình để kịp trở lại trường. Trong tôi vẫn còn đọng lại một chút lưu luyến về một vùng đất anh hùng Củ Chi. Nơi đây đã mang đến cho tôi biết bao cảm xúc, bao giây phút thật hoài niệm mà cũng thật vui tươi. Sự kết thúc của hành trình này sẽ mở đầu cho một hành trình khác. Có thể nói, đây sẽ là một trong những chuyến đi tôi không bao giờ quên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *