Tối qua 20.1, UBND TP Hà Nội đã xác nhận “cụ Rùa” Hồ Gươm đã chết và sẽ chuyển về Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để nghiên cứu và bảo quản lâu dài.

*

“cụ Rùa” nổi phơi nắng năm 2014 (Ảnh: Hà Đình Đức)

Trước đó, trưa 21.12, “cụ rùa” Hồ Gươm nổi lên ở khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ. Đây là lần đầu tiên cụ xuất hiện trong tháng 12.2015.

Đang xem: Sự thật thông tin cụ rùa hồ gươm bao nhiêu tuổi?

Theo “nhà rùa học” Hà Đình Đức, “cụ Rùa” nổi trong hơn hai tiếng từ 10 giờ đến hơn 12 giờ nhưng ở góc khuất nên ít người biết. Cụ xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt. Điều đó cho thấy, sức khỏe “cụ Rùa” thời gian này tốt, khá ổn định.

Cũng theo ông Đức, năm 2015 số lần “cụ Rùa” Hồ Gươm nổi lên mặt nước khá ít. Tháng 11 nổi hai lần, tháng 12 nổi một lần. Trung bình mỗi tháng Cụ Rùa nổi vài lần, thấp hơn hẳn nhưng năm trước, trung bình một tháng nổi khoảng chục lần.

Trước đó, ngày 27.3.2015. Ngày 20.3, “cụ Rùa” cũng đã nổi gần khu vực đền Ngọc Sơn.

Năm 2011, “cụ Rùa” có cân nặng 169kg, chiều dài của mai rùa 1,3m. Cũng trong năm này, Hà Nội đã đưa rùa lên khám bệnh và chữa trị trong hơn 3 tháng.

Báo giới trong nước đã từng đưa thông tin về tuổi của cụ Rùa. Tuy nhiên, các thông tin chưa nhất quán. Trong đó, có thông tin nói rằng cụ Rùa đã 700 tuổi song cũng lại có thông tin cho rằng cụ Rùa chỉ mới hơn 100 tuổi.

Tháng 4.2011, hội đồng chữa trị cho cụ Rùa Hồ Gươm đã tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa và khẳng định, Rùa Hồ Gươm là rùa cái, tuổi thọ có thể hơn 100 năm.

Theo TS Bùi Quang Tề (trưởng nhóm chẩn đoán và chữa trị Rùa Hồ Gươm) sau khi tiến hành phân tích ADN cho cụ Rùa như sau: “Qua lấy mẫu phân tích, có thể khẳng định Rùa Hồ Gươm là một loài mới khác hoàn toàn với loài rùa Thượng Hải, đồng thời cũng không cùng loài với rùa Đồng Mô”.

Xem thêm: 6 Vị Trí Nốt Ruồi Son Là Gì? Ý Nghĩa 11 Vị Trí Nốt Ruồi Đỏ Ở Nam Và Nữ

Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Sinh học khẳng định: “Cụ Rùa” hiện sống tại Hồ Hoàn Kiếm là cùng loài với rùa thu thập tại Quảng Phú (Thanh Hóa), Suối Hai, Hương Ký (Hà Nội), đây là loại rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của Việt Nam.

Trong Sách Đỏ Việt Nam, rùa Hoàn Kiếm được xếp vào giống Pelochelys và là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, rùa này được phân loại là loài Rafetus swinhoei. Một tên gọi khác là Rafetus Leloii được PGS Hà Đình Đức đưa ra trong một tạp chí khảo cổ học.

Những dấu mốc đáng nhớ của “Cụ Rùa”

2015: “Cụ Rùa” khỏe mạnh, mai bóng nhẫy, trơn mượt.

2014: “Cụ Rùa” khỏe mạnh, mai nhẵn bóng.

2013: “Cụ Rùa” nổi đúng ngày tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

2012: Châu Âu muốn làm phim “Cụ Rùa”.

2011: Chữa bệnh cho “Cụ Rùa”.

Xem thêm: Là Chị Em Sinh Đôi Nhưng “Gu Chọn Chồng” Của Thúy Hằng, Thúy Hạnh Hoàn Toàn Khác Biệt

2010: “Cụ Rùa” nổi dúng dịp Quốc Khánh và khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *