Người phụ nữ cất giữ những câu chuyện oanh liệt của đội biệt động thời kháng chiến chống Mỹ là một nữ thẩm phán về hưu, sống tại số nhà 62 Lương Tấn Thịnh (TP Tuy Hòa) .

Đang xem: Dũng cảm, mưu trí diệt ác, trừ gian

*

Vào sinh ra tửSinh ra trên mảnh đất sôi sục lửa đấu tranh, 16 tuổi, cô gái Nguyễn Thị Thu Liễu trở thành cơ sở của cách mạng ngay trong ấp chiến lược. Hòa Thịnh giải phóng, bà công tác tại địa phương. Năm 19 tuổi, theo gương cha và anh trai, bà thoát ly và được tổ chức phân công làm việc ở trại giam. Năm 1969, bà được điều về đội biệt động. Từ đó, người con gái của quê hương Đồng Khởi bước vào những trận chiến âm thầm, quyết liệt và cận kề cái chết.Nhiệm vụ của người chiến sĩ biệt động là xây dựng cơ sở ngay trong lòng địch để diệt những kẻ ác ôn có nợ máu, gây thiệt hại cho phong trào cách mạng ở địa phương. Nhiều lần cùng đồng đội vào sinh ra tử, song bà Liễu nhớ nhất là lần cùng bà Hạnh, người ở Sông Cầu, diệt ác tại Phú Tân (Tuy An). Giữa năm 1971, sau khi nắm thông tin từ cơ sở, Ban an ninh giao cho đội biệt động trừ khử Đoàn Đi – trưởng đoàn bình định nông thôn. Tên này rất khôn ngoan và gian ác, ta đã nhiều lần lập kế hoạch nhưng vẫn chưa tiêu diệt được. Trước đông đảo bà con trong ấp chiến lược, Đoàn Đi tuyên bố: Cộng sản muốn giết tui, đã phục kích, đã gài mìn, nhưng tui không dễ chết đâu. Đoàn bình định nông thôn được cả trung đội nghĩa quân cùng với liên gia ấp trưởng bảo vệ. “https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpgChính vì vậy, mình rất lo không hoàn thành nhiệm vụ”https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpg – bà Liễu nhớ lại.Được sự giúp đỡ của một cán bộ xã tên Thông, chiều hôm đó 2 nữ chiến sĩ biệt động gánh củi, trà trộn với bà con vô ấp chiến lược. Tối, hai bà ở trong nhà một cơ sở, sáng hôm sau bất ngờ được tin báo địch chuẩn bị lục soát khắp ấp. Để tránh bị phát hiện và ảnh hưởng đến cơ sở, hai bà lập tức lánh ra cánh đồng ở rìa ấp, nơi cỏ dại mọc um tùm. Sau khi địch rút quân, nhờ sự giúp đỡ của bà con, hai bà thoát ra khỏi ấp trở về cứ.Hai ngày sau, vào ban đêm, anh Thông cùng những người du kích gan dạ dỡ 3 cây tre và gỡ lựu đạn gài trên hàng rào ấp chiến lược, giúp bà và bà Hạnh đột nhập vào ấp. Suốt đêm hôm ấy, cả hai trằn trọc không ngủ được. Sáng hôm sau, cơ sở báo đoàn bình định sẽ về ấp, có Đoàn Đi. Tin đó làm hai nữ chiến sĩ biệt động vừa mừng vừa lo. Cả hai xác định: Dù bị thương, dù hy sinh cũng phải diệt cho được Đoàn Đi. Có như vậy mới phá được ấp, dân mới gặp cách mạng, tiếp tế cho cách mạng.Bà Liễu kể: “https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpgThời đó người ta mặc quần ống túm áo rộng. Hai chị em mỗi người mặc… ba cái áo, súng đeo bên hông, trong áo; lựa những viên đạn mới nhất lên nòng, sẵn sàng chiến đấu. Mỗi người đều mang theo lựu đạn, lỡ có bề gì thì cùng chết với chúng chớ không để rơi vào tay chúng”https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpg. 8 giờ rưỡi xuất phát. Một người là cơ sở cách mạng đi trước, bà Liễu đi giữa, bà Hạnh đi sau. Tới quán bà Đoán cách Quốc lộ một con mương nhỏ có miếng ván bắc qua, cơ sở thấy Đoàn Đi ở trong quán liền quay lại, nháy mắt ra hiệu. Bà Liễu bước qua tấm ván, vô nhà thì thấy Đoàn Đi đi ra. Hắn tới cái quán phía trước; cả hai hồi hộp bám theo. Chị chủ quán này vốn là cơ sở cách mạng, đã biết mặt bà Liễu. Giờ thấy bà đi sau tên trưởng đoàn bình định nông thôn thì sợ hãi nghĩ rằng bà đã đầu hàng giặc và về đây chỉ điểm. Biết vậy, bà Liễu nhanh trí trấn an bằng câu hỏi: “https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpgCó may đồ không em, may cho tao cái áo”https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpg. Đoàn Đi chọc ghẹo chủ quán vài câu rồi quay ra. Hai chiến sĩ biệt động tiếp tục bám theo. Lính ở gần đó khá đông. Bà Liễu kể: “https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpgTôi cách nó gần hai thước nhưng không dám bắn, sợ mình vừa giơ súng lên thì đã bị phát hiện”https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpg.Đoàn Đi lại vào quán bà Đoán. Hắn vừa kéo ghế ngồi, bà Liễu từ phía sau nhằm thẳng vào đầu hắn nổ súng. Máu chảy xuống tờ giấy ghi số đề mà hắn đang cầm trên tay.

Xem thêm:

Xem thêm:

Chưa yên tâm, bà bắn tiếp hai phát vào tim. Bà Hạnh cũng bồi thêm một loạt đạn nữa.Theo kế hoạch đã bàn bạc từ trước, ngay sau khi súng nổ, bà con la lên: “https://kiemthetruyenky.vn/tru-gian-diet-ac-2/imager_1_23536_700.jpgViệt cộng về, đông quá chừng”. Bọn lính nghe vậy sợ hãi bỏ chạy về phía đèo Tam Giang. Bà Liễu lấy khẩu cac-bin của Đoàn Đi, lên đạn, bắn một loạt rồi lấy tiếp khẩu ru-lô mà hắn đeo bên hông. Sau đó, hai bà cởi chiếc áo thứ nhất, đi ra, đến bìa ấp thì cởi tiếp chiếc thứ hai. Súng nổ bấn loạn. Theo đúng “kịch bản”, bà con thả bò, mở cửa ấp. Nhưng hai cô thoát ra theo lối cũ, ra khỏi ấp mới dám chạy. Đạn đuổi sát sạt bên chân, song cuối cùng, cả hai về cứ an toàn. Đoàn Đi bị tiêu diệt, đoàn bình định nông thôn như rắn mất đầu, hoang mang lo sợ. Chớp thời cơ, quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược. Phong trào cách mạng như ngọn lửa được gió thổi bùng lên. Giỏi việc nước, đảm việc nhàBà Liễu – nữ chiến sĩ biệt động quả cảm ấy sau này trở thành con dâu của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Anh Hào, là người bạn đời của ông Nguyễn Văn Phú. Họ thoát ly cùng một năm, ở cùng đơn vị. Trải qua bao gian khổ hiểm nguy, tình đồng chí, tình bạn của họ chuyển sang tình yêu từ lúc nào không hay. Hơn hai tháng sau khi nước nhà thống nhất, họ làm đám cưới. Bà Liễu làm Phó giám thị trại giam A20, sau đó được cử đi học. Năm 1979, bà chuyển qua ngành tòa án, làm thẩm phán TAND huyện Tuy Hoà. Chồng bà khi ấy là Trưởng công an huyện. Công việc buộc ông vắng nhà thường xuyên. Năm 1986, ông sang Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế. Gánh gia đình đặt lên vai bà Liễu, khi trong lồng ngực bà, nhịp đập của quả tim đã trở nên mệt mỏi và trễ nãi. Vượt qua khó khăn, bệnh tật, bà Liễu nuôi ba người con và phụng dưỡng mẹ chồng. Năm 1989, ông từ Campuchia về, sau đó trở thành Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên. Công việc bộn bề rồi thêm chứng bệnh tiểu đường bào mòn sức khỏe của ông. Là người tham công tiếc việc nhưng vì ông, vì gia đình, bà buộc lòng xin nghỉ hưu sớm vào năm 1993. Hơn ai hết, ông thấu hiểu sự hy sinh của vợ. Khi diễn biến bệnh dấy lên mối nghi ngờ bà bị ung thư, ông khóc và nói thà rằng ông mắc bệnh, thà rằng ông chết, chứ bà mà chết thì ông và các con biết làm sao. Ai ngờ, điều đó trở thành sự thật. Đến một ngày, bà choáng váng khi hay tin trong phổi ông có một khối u ác tính. Mười bảy tháng ông nằm trên giường bệnh, bà túc trực bên cạnh. Thế nhưng cuối cùng, căn bệnh quái ác đã mang ông đi và khoét vào lòng bà nỗi đau không gì bù đắp…Sau bao sóng gió, rồi cuộc sống cũng mang đến cho bà những tháng ngày bình yên, những niềm vui bình dị bên con cháu. Bà là chỗ dựa của các con, là chỗ dựa của mẹ chồng đã bước vào tuổi 72. Trong gia đình bốn thế hệ này, tình yêu thương vẫn luôn đầy ắp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *