Trở về nơi hoang dã – Trang Nguyễn – Hành trình của một nhà bảo tồn động vật hoang dã.

Đang xem: Sách Trở Về Nơi Hoang Dã By Trang Nguyễn

“ Thiên nhiên lặng thầm mà tràn đầy tình yêu thương và khát vọngTất cả đều biết nói, nếu biết lắng nghe bằng cả trái tim.”

Mình là người quan tâm đến môi trường và thiên nhiên. Nói ‘yêu’ thì cũng không đúng lắm, vì mình chưa làm được gì nhiều trong vấn đề bảo vệ môi trường. Mình chỉ cố gắng làm những điều nhỏ nhỏ thôi. Và mình tình cờ biết đến facebook của chị Trang Nguyễn với album “100 điều nhỏ nhặt tớ làm cho trái đất”. Mình đã rất có cảm tình, rồi một ngày cũng có tin chị ra sách, rồi cũng biết chị dùng 100% nhuận bút từ cuốn sách này cho công tác bảo tồn thiên nhiên hoang dã, mình đã không chần chừ mà mua ngay em nó về. Và thật sự là nó vượt quá kì vọng của mình. Hôm nay mình muốn viết một chút về nó, mình cảm thấy nó xứng đáng có được nhiều sự quan tâm hơn nữa. Nó là một quyển sách tuyệt vời đối với mình và mình tin nó cũng sẽ tuyệt vời với bạn, nếu bạn cho nó một cơ hội. Cùng mình xem review “Trở về nơi hoang dã” nhé.

*

Bìa sách: Trở về nơi hoang dã

Đôi nét tác giả Trang Nguyễn:

Trang Nguyễn sinh năm 1990, là một nhà bảo tồn động vật hoang dã. Bắt đầu tham gia các hoạt động về bảo tồn động vật hoang dã từ năm 16 tuổi, Trang Nguyễn là người sáng lập và điều hành tổ chức WildAct tại Việt Nam. Hiện nay, cô đang thực hiện các dự án bảo tồn động vật hoang dã ở Nam Phi, Campuchia và Việt Nam.

*

Tác giả: Trang Nguyễn

Trang Nguyễn hiện là đại sứ cho quỹ United for Wildlife của Hoàng gia Anh. Năm 2018, cô được nhận giải thưởng Future for Nature cho các nhà bảo tồn động vật hoang dã quốc tế, lọt vào danh sách 30 Under 30 Forbes Vietnam và Women of the Future-South East Asia.

Trong tuần lễ Nâng cao nhận thức về tê giác năm 2014, theo ý tưởng của Hoàng tử Anh William, Trang Nguyễn được dựng thành nhân vật trong trò chơi điện tử RuneScape, thu hút hơn 2 triệu lượt người chơi chỉ sau một tuần ra mắt.

Đôi điều cảm nhận về sách Trở về nơi hoang dã:

Mình thật sự có cảm tình với những người “tay ngang” viết sách, như là chị Trang – nhà bảo tồn, Dương Minh Tuấn – bác sĩ, hay nhiều người viết tự truyện về cuộc đời mình. Mình thấy ngôn ngữ nó giản dị, chân thành, không cầu kỳ hoa mỹ. Từ trái tim đến với trái tim. Văn phong của chị Trang đúng là không có gì quá đặc biệt, nhưng chính những câu chuyện, những trải nghiệm, chính sự chân thành của chị đã đủ để thu hút người đọc rồi.

Xem thêm: 'Mở Trang Trại Nuôi Chó Lấy Thịt Cầm Chắc Thua Lỗ', Hội Nuôi Chó Thịt Công Nghiệp

Cuốn sách này kể về hành trình của chị Trang trong vòng 5 năm, từ lúc bắt đầu là một cô bé sinh viên thạc sĩ mới chỉ 21 tuổi, đến khi cuốn sách kết thúc là một “người lớn” trưởng thành hơn, và chững chạc hơn ở tuổi 26. Bên cạnh đó cũng có những câu chuyện về đời tư của chị như lúc điều trị ung thư và mối tình đáng yêu của chị và Brian.

Đọc những câu chuyện của chị, mình cảm nhận được tâm huyết với ngành bảo tồn, tình yêu tha thiết của chị với thiên nhiên, với động vật hoang dã. Không cần những từ đao to búa lớn, không cần phải nói suốt mình yêu thiên nhiên như thế nào. Đọc những điều chị viết, thấy những việc chị làm, là tình yêu đó truyền được cả sang mình, tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên ngập tràn trong những trang sách của chị. Đọc mà rạo rực, mà muốn làm ngay cái gì đó tốt cho môi trường, thiên nhiên. “Trở về nơi hoang dã” được viết bằng nỗi khát khao được trải lòng, được truyền lửa, được sẻ chia.

Không chỉ truyền tình yêu, đam mê mà chị còn chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích mà thú thật là nhiều điều trước giờ mình cũng không biết. Chính chị cũng viết rằng mình sợ nếu cuốn sách trở nên phổ biến lại có nhiều bạn trẻ vào rừng để ‘thử’ cảm giác đi rừng, mà không hề trang bị đủ kiến thức để sinh tồn cũng như hiểu biết để không làm hại môi trường hoang dã. “Bạn chỉ muốn bảo vệ những gì bạn yêu, và bạn sẽ chỉ yêu những thứ mà bạn có thể hiểu.”

Đọc sách mình hiểu hơn về thực tế nạn săn bắn động vật hoang dã. Những con số đáng sợ về nạn săn trộm và buôn bán động vật hoang dã, cả những câu chuyện buồn về những con thú non mất mẹ hay những con thú bị nuôi nhốt, hành hạ… Đọc thấy rất ‘thật’, mà thật rồi lại xót xa, lại thấy con người tham lam đến nhường nào, lại thấy mình thờ ơ ra sao. Mình buồn thay những con người tự cho mình cái quyền chà đạp giống loài khác, cho mình cái quyền tàn phá thiên nhiên.

Một cuốn sách non-fiction hiếm hoi làm mình khóc. Khóc vì nghị lực của chị Trang, khóc vì những nỗi đau mà con người gây ra cho thiên nhiên, cho động vật hoang dã. Khóc vì đến cuối cùng chị vẫn theo đuổi, và còn tìm được một người đồng hành trên chặng đường dài phía trước. Thế giới cần thêm những người phụ nữ như chị. Cảm ơn chị vì đã không từ bỏ, và cảm ơn chị vì đã kể câu chuyện của mình.

Cuốn sách còn là định hướng cho những người muốn dấn thân vào ngành bảo tồn. Trong suốt những câu chuyện của chị, chị đã chia sẻ rất thật về những khó khăn khi làm bảo tồn, đặc biệt là với phụ nữ làm ngành này. Một con đường không dễ để đi, nhưng nếu bạn có tâm huyết và tình yêu đủ lớn, thì cứ vững vàng bước tới.

Xem thêm: Đường Đại Cồ Việt Thuộc Quận Nào, Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nếu như bạn là một người có quan tâm đến động vật hay thiên nhiên nói chung, đây là cuốn sách hoàn hảo dành cho bạn. Nhưng dù cho bạn không hứng thú lắm thì mình nghĩ cũng nên thử đọc xem sao, bởi vì chắc chắn nó sẽ làm cho bạn quan tâm thôi. Tin mình đi!

“ Có lẽ chúng ta không thể cứu được tất cả các muôn loài, nhưng nếu không cố gắng, chúng ta sẽ mất đi tất cả.” (Sir Peter Scott)

Trích dẫn nổi bật của sách Trở về nơi hoang dã:

*

Trích dẫn: Trở về nơi hoang dã

1, “Sự thực là những cánh rừng chẳng quan tâm tôi là nam hay nữ, béo hay gầy, da sạm nắng hay da trắng. Thiên nhiên không đánh giá tôi là người thế nào qua vẻ bề ngoài của tôi, nó nhìn tôi bằng đôi mắt xanh thẳm, và đánh giá tôi bằng hành động của tôi, bằng cách tôi sống và điều tôi làm.”

2, “Chiều tà ở Châu Phi quả thực rất đẹp. Con nắng gay gắt đã tắt, chỉ còn lại màu đỏ cam, vàng rực cả góc trời. Không khí dịu xuống, cũng là lúc những loài động vật bắt đầu hoạt động nhiều hơn: những loài hoạt động về đêm ‘khởi động’ để chuẩn bị cho những chuyến đi săn, những loài hoạt động vào ban ngày cố vớt vát những tia sáng cuối cùng để uống nước, tắm bùn, rồi í ới gọi nhau trốn vào những bụi cây lớn để tránh thú săn mồi.”

3, “Liệu chúng đã nghĩ gì khi giương cung tẩm chất độc chết người để bắn chú voi già tội nghiệp? Cảnh Satao phải vật lộn với sự đau đớn, tiếng kêu cứu thống thiết của Satao liệu chúng có nghe thấy? Có lẽ khi ấy, những kẻ săn trộm chỉ nhìn thấy cặp ngà to khỏe của Satao…Lòng tham cuối cùng cũng chiến thắng tình người.”

4, “Những chú voi con nghịch ngợm đang chạy quanh voi mẹ với đôi tai dang rộng vì phấn khích. Thế rồi, tôi nhận ra Jumbo, chú voi khoảng 3 năm tuổi từng bị những người khách du lịch vô trách nhiệm phóng xe quá tốc độ trong khu bảo tàng đâm phải. Chú voi tội nghiệp tự lết đi đằng sau cả đàn, thỉnh thoảng lại dừng lại để nghỉ chân rồi lại vội vã lết đi. Tôi có thể thấy cả đàn đều rất nhẫn nại chờ chú: thỉnh thoảng chúng dừng lại, ngoái về phía sau để chắc chắn rằng Jumbo vẫn đang theo kịp đàn. Những chú voi khác lúc lắc đầu, rướn vòi về phía sau như kêu gọi, động viên Jumbo cố lên. Cả đàn cứ di chuyển chậm như thế, cho đến khi Jumbo dường như đã mệt lắm rồi, chú đi chậm hẳn lại, vung vẩy chiếc vòi với vẻ cáu kỉnh. Những thành viên khác trong đoàn đều dừng cả lại, ngoái nhìn, có cô tỏ vẻ sốt ruột, dùng chân đá đất khô ở dưới tạo thành những đám bụi nhỏ. Tôi thắc mắc liệu chúng có bỏ mặc Jumbo không nhỉ?

Thế rồi, điều kỳ diệu xảy đến: một bạn voi khác trong đàn, có lẽ chỉ hơn Jumbo vài tuổi, đi từ từ về phía Jumbo. Cô bé ấy nhẹ nhàng đặt trán mình đối diện với trán Jumbo, như để tỏ vẻ thông cảm, rồi dùng vòi của mình quấn lấy vòi của Jumbo, và dắt Jumbo tập tễnh từng bước một, từ từ, chậm rãi đi về phía cả đàn.

Đó, là tình cảm gia đình. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, mạnh mẽ nhất mà nhiều khi thế giới loài người, vì bận rộn mà bỏ quên.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *