GDVN- Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành nêu ra 4 lập luận tại sao nên đóng cửa hoặc bán Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam cho tư nhân.

Đang xem: Tiến sĩ nguyễn đức thành

Đó là chia sẻ của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành trên tài khoản mạng xã hội của ông những ngày gần đây, tạo nên một cuộc tranh luận nảy lửa, nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề xuất này, đặc biệt là giữa những học sinh từng học ngôi trường này.

Trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam qua điện thoại, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành xác nhận những gì ông đã viết trên mạng xã hội là suy nghĩ, quan điểm của mình một cách rất nghiêm túc.

Cũng theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) không chỉ nên làm như vậy với Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam mà cả những trường chuyên khác.

Được biết, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành từng là học sinh Chuyên Vật Lý 1 Trường Hà Nội – Amsterdam khoá 1992-1995. Tiến sĩ Thành nằm trong Top đầu học sinh học giỏi gần nhất trường về môn Vật Lý.

Xem thêm:

*

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành. Ảnh: Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nói về lý do nên đóng cửa hoặc bán Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam cho tư nhân, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đưa ra 4 lập luận.

Thứ nhất, mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.

“Giả định bố mẹ các bạn học sinh nghèo lại học kém sẽ phải đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn và đó cũng đó là một giả định. Như vậy, mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.

Những gia đình nhà giàu cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia”, ông Thành chia sẻ.

Thứ hai, mô hình này sẽ chấp nhận được nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn.

*

Đề xuất giải tán hoặc bán ngôi trường có nhiều thành tích này tạo ra một cuộc tranh luận nảy lửa trên mạng xã hội. Ảnh: Vũ Phương.

Từ 4 lập luận trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng, “niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học ngôi trường này.

Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó – những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.

Xem thêm: Đáp Án Đề Thi Đại Học Môn Toán Khối D Năm 2013 ❤️✔️, Đề Thi Đại Học Và Đáp Án Môn Toán Khối D Năm 2013

Với tất cả niềm tự hào là một học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư”.

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, khi B52 dội xuống Hà Nội, nhân dân thủ đô Amsterdam, Hà Lan đã muốn làm một điều gì đó cho Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung, ngài Thị trưởng – tiến sĩ Samkaden đã hăng hái vận động nhân dân Amsterdam quyên góp để xây cho Hà Nội một ngôi trường cấp III đàng hoàng, to đẹp sau ngày chiến thắng. <1>

Theo Báo Tuổi Trẻ, là một trường trung học phổ thông chuyên, nhưng từ nhiều năm nay, trường Hà Nội – Amsterdam mở thêm hệ trung học cơ sở với hình thức tự trang trải kinh phí với lý do “tạo nguồn” cho khối phổ thông chuyên và “khai thác tiềm năng đội ngũ giáo viên” còn dồi dào. Các thí sinh tham gia thi tuyển vào trường Hà Nội – Amsterdam thường phải trải qua kỳ thi cạnh tranh khá gay gắt. <3>

Tài liệu tham khảo:

<1>http://hn-ams.edu.vn/lich-su-phat-trien

<2>http://www.caugiay.hanoi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=507:ngay-49-trng-ams-gn-bin-cong-trinh-1000-nm&catid=98:tin-chung&Itemid=476

<3>https://tuoitre.vn/truong-ha-noi—amsterdam-nhan-them-hoc-sinh-qua-cong-phu-303051.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *