Cảm nhận về bài thơ Thương vợ là một dạng đề mà thầy cô có thể thường ra trong các đề kiểm tra 1 tiết hoặc thi cuối kì. Kiến Guru sẽ gợi ý cho các bạn một vài nội dung liên quan đến dạng đề này dựa trên việc đan xen hai phương diện: nội dung và nghệ thuật, các bạn cùng theo dõi nhé!

I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

Đầu tiên, bài viết hướng dẫn cảm nhận về bài thơ Thương vợ này xin lưu ý với các bạn đôi điều về tác giả Trần Tế Xương. Trần Tế Xương (1870 – 1907) và thường được mọi người gọi là Tú Xương. Ông quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

Đang xem: Cảm nhận về bài thơ thương vợ của tú xương

*

Dù ông ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ – 37 tuổi, nhưng đã để lại cho văn học dân tộc một sự nghiệp thơ ca đáng tự hào về số lượng tác phẩm – trên 100 bài. Những tác phẩm ấy được sáng tác theo nhiều thể loại nhưng phần lớn là thơ.

Những sáng tác của Tú Xương có thể quy về hai mảng, đó là trào phúng và trữ tình. Cho dù là thuộc mảng nào đi chăng nào thì những sáng tác ấy cũng thể hiện nỗi lòng của nhà thơ với đất nước, cuộc đời và con người.

Đặc biệt hơn cả là trong “gia tài” thơ ca của mình, thơ Tế Xương có hẳn một đề tài viết về người vợ của mình bằng tất cả sự biết ơn và trân trọng bởi bà Tú là người đã chấp nhận nhiều gian truân, nhọc nhằn để vun vén cho cuộc sống gia đình.

2. Bài thơ Thương vợ Tú Xương:

Khi cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Tú Xương, ngoài việc giới thiệu về tác giả, các bạn cũng cần chú ý đến những thông tin xoay quanh tác phẩm này nữa nhé!

Bài thơ Thương vợ là tác phẩm nằm trong nhóm những bài thơ Tú Xương viết về bà Tú, cũng là một trong số những bài thơ chân thành và xúc động nhất của tác giả về người vợ thân thương của mình. Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ đã thay Tú Xương bày tỏ tình yêu thương và sự trân trọng đối với sự hi sinh cao cả của vợ mình.

II. Gợi ý cảm nhận về bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Thương vợ Tú Xương thật sự là một bài thơ chân thành và xúc động, điều đó sẽ được minh chứng qua những dòng cảm nhận sau đây.

1. Cảm nhận hai câu đề:

Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cho người đọc biết về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.

Trong hai câu thơ này, ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh lam lũ, nhọc nhằn và hình ảnh tất tả, xuôi ngược của bà Tú qua thời gian và địa điểm được nhắc đến trong thơ. Những điều đó được gợi nên bằng các từ: “quanh năm” và “mom sông”. Trong khi từ “quanh năm” thể hiện sự xuyên suốt, ròng rã từ ngày này qua tháng nọ vì công việc tất bật thì từ “mom sông” lại gợi nên sự bấp bênh của nơi mà bà Tú làm việc, vì đó là phần đất dôi ra phía lòng sông, chông chênh và nguy hiểm. Thế nhưng thời gian và địa điểm làm việc vẫn chưa nói lên tất cả những khó nhọc mà người vợ của Tú Xương phải vượt qua, vì bà còn phải “nuôi đủ” cả “năm con” và “một chồng”. Thông thường, việc nuôi lớn các con cần sự sẻ chia của cả vợ và chồng mà đôi khi cũng còn chật vật. Ở đây, gánh lo của một người phụ nữ như bà lại thêm gấp nhiều lần người bình thường vì bà là trụ cột của gia đình.

1. Cảm nhận hai câu thực:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Xem thêm: Chai Chai Nấu Món Gì – Trai Đồng Xào Hành Răm Đơn Giản Mà Lạ Miệng

Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta lại thấm thía hơn những gian khó, nhọc nhằn của người vợ. Những cảm nhận ấy được Tú Xương khéo léo gợi lên một lần nữa trong lòng người đọc qua những từ ngữ, hình ảnh mà ông sử dụng: “lặn lội”, “thân cò”, “khi quãng vắng”, “eo sèo”, “buổi đò đông”.

*

Hai từ đầu tiên “lặn lội”, “thân cò” dễ giúp người đọc liên tưởng đến chất liệu nghệ thuật của văn học dân gian nên nỗi gian truân, lam lũ của người phụ nữ như bà Tú lại thêm phần được cảm nhận rõ rệt hơn. Những từ còn lại có vai trò khắc họa không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, bấp bênh và chen chúc mà bà Tú phải đối mặt và phải cứng rắn để vượt qua.

Tuy số lượng câu chữ ít ỏi nhưng điều mà hai dòng thơ thể diễn tả lại có biên độ rộng hơn rất nhiều lần. Đó không chỉ là sự bươn chải vất vả của bà Tú mà ẩn sâu trong đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc, da diết mà ông Tú dành cho bà.

3. Cảm nhận hai câu luận:

Một duyên hai nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cặp câu này đã tô đậm đức hi sinh của bà Tú. Dù có thể cuộc đời đặt bà vào hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, bà không than phiền hay trách cứ mà chỉ nhẹ nhàng xem đó là “duyên”, “nợ” của cuộc đời mình. Thế nên bà nhận về mình trách nhiệm với gia đình, với chồng con, giữ thái độ chấp nhận “âu đành phận” và cũng chẳng “dám quản công” mà phàn nàn. Ấy là điều đáng quý. Ngược lại, là một người đàn ông nhưng khi thấy gánh nặng trụ cột đè nặng lên vai người vợ, nhận ra những điều này và quan trọng là nói lên trong thơ, ông Tú có lẽ nhận ra rất rõ sự chịu thương chịu khó của bà, đồng thời như trách chính bản thân mình, xem mình là “duyên”, nhưng cũng vừa là “nợ” của bà.

*

Đặc biệt, trong hai câu thơ này, Trần Tế Xương đã vận dụng sáng tạo và thành công thành ngữ “năm nắng mười mưa” để nói lên đức tính cao quý của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.

4. Cảm nhận hai câu kết:

Hai câu thơ cuối bộc lộ rất rõ tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ, đó dường như là tiếng lòng, là nỗi niềm mà nhà thơ muốn gửi gắm sau tất cả:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,Có chồng hờ hững cũng như không.

Cụm từ “cha mẹ thói đời” thể hiện thái độ có phần gay gắt của Tú Xương đối với nếp xấu chung của xã hội và người đời, dù hữu ý hay vô tình cũng đã ít nhiều tác động đến những nhọc nhằn, lam lũ mà bà Tú gánh chịu.

Xem thêm: Hình Ảnh Của Bảo Thy Xuất Hiện Bên Cạnh Đại Gia Đình Nhà Chồng

Hơn hết, ông Tú cũng nghiêm khắc phê bình bản thân mình, điều đó thể hiện rất rõ nét trong câu thơ cuối: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông nhận khiếm khuyết của mình, có thể xem mình là nguyên nhân sâu xa nhất khiến bà Tú phải khổ. Nhìn nhận một cách công bằng, dù cách đánh giá của ông Tú về chính mình có mức độ khách quan như thế nào thì việc ông nghiêm nghị xem xét mình đã là một biểu hiện của một nhân cách cao đẹp của một người đàn ông trượng nghĩa.

Với những gợi ý để cảm nhận về bài thơ Thương vợ, hi vọng rằng các bạn học sinh sẽ có thể làm tốt bài viết của mình nếu thầy cô có ra dạng đề này. Và quan trọng nhất là cảm nhận được cái hay của bài thơ Thương vợ, các bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *