*
*

Nếutu Mật tông, mối quan hệ giữa mình và thần linh có phátra tín hiệu, nên muốn kêu vị nào, chỉ đọc câu thần chútương ưng thì vị thần đó tới với ta. Còn người bắtchước đọc thần chú, dù có đọc bao nhiêu lần, cũng chẳngcó vị nào tới.

Trênbước đường tu hành trải qua hơn 60 năm, tôi vượtqua được nhiều chướng duyên và thành tựu các Phậtsự do Giáo hội giao phó ở các thời kỳ khác nhau, tôi xinchia sẻ đến quý vị một số kinh nghiệm. Trước nhất, sởdĩ làm được một số việc, vì đối với các bậc tôn trưởngthường gọi là thầy Tổ, tôi đã có lòng kính trọngtuyệt đối. Thầy Tổ là người nối liền ta với chư Phật;nếu thiếu sự tôn kính thầy thì mối quan hệ giữa ta vàthế giới vô hình đã bị đóng kín lại, chỉ còn quan hệtrên hình thức mà thôi.

Đang xem: Thế giới vô hình mật tông

Tônkính thầy Tổ là niềm tin trân trọng giữa con người vàcon người. Đôi khi các thầy trẻ nghĩ rằng thầy Tổ củamình không học ở trường lớp, không có học vị, nên tỏý xem thường, cho rằng thầy mình không biết gì; đó là sựsai lầm lớn của người có học, dẫn đến sự thất bạitrên con đường hoằng dương Chánh pháp.

Mặcdù không học trường lớp, nhưng các vị thầy Tổ sống trongChánh pháp và phát huy được căn lành, nên đã tạo đượcsự nối kết sâu sắc với Phật mà chúng ta không thấy được.Tôi thường suy nghĩ trong các thời kỳ khó khăn, các Ngàilãnh đạo được Tăng Ni và Phật tử là nhờ vào điều gì.Từ đó, tôi học được ở các bậc thầy Tổ những điềukhông có trong sách vở. Thật vậy, Thầy của tôi là Hòa thượngTrí Đức trình độ văn hóa không cao, nhưng tôi rất kínhtrọng Ngài về pháp hành. Từ khi tôi còn ở điệu tại Tổđình Huê Nghiêm, tôi thấy ngày nào sau khi Tăng chúng tụngthời Tịnh độ xong, xuống nghỉ, thì Hòa thượng tiếp tụclạy sám hối và ngồi thiền, trì chú. Thời khóa công phukhuya của chúng tôi dưới một tiếng, nhưng thời khóa củaNgài đến hai, ba tiếng; nghĩa là Ngài có niềm tin và cănlành mới thể nghiệm Phật pháp được như vậy. Ngài lạyPhật và ngồi thiền không mệt mỏi, còn trì chú thì khônghiểu nghĩa, nhưng Ngài vẫn tinh tấn đọc. Làm sao chúng tabiết lúc đó các Ngài nghĩ gì, người thường không thểbiết được.

Chúngta thường đặt vấn đề việc tu học của người tu là Tamvô lậu học, không phải học ngữ ngôn văn tự. Chúng ta lầmvô lậu học với học ngữ ngôn, nên nghĩ rằng học đượcvài bộ kinh là hiểu biết Phật pháp rồi. Theo tôi, họcngữ ngôn là việc bình thường. Còn học pháp vô lậu thìngồi yên hàng giờ mà tạo được lực tác động của tâmmình một cách tốt đẹp mới quan trọng; nếu không có mốiquan hệ vô hình, chúng ta không thể ngồi yên được. Thậtvậy, đọc sách lâu, hoặc học nhiều thì không khó, nhưngngồi yên lâu dài được thì không đơn giản. Ngồi yên lâudài được là hoạt động nội tâm của người đó phảicó mối liên hệ vô hình, gọi là định vô lậu.

Cácbậc Thầy Tổ không có bằng cấp, nhưng các Ngài trụ địnhvô lậu được. Còn chúng ta chỉ học suông về giới địnhhuệ trên lý thuyết, trên ngữ ngôn văn tự mà thôi. Nếugiới là giới điều, định là ngồi yên và huệ là hiểubiết, thì như vậy có phải là Tam vô lậu học hay không ?

Giớiđiều là phương tiện của Đức Phật chế ra nhằm ngăn chặnnhững sai lầm của người sơ cơ học đạo. Như vậy, giớiđiều dùng để ràng buộc nghiệp của chúng ta mà thôi, chứchưa phải là giới vô lậu của Phật. Giới thể vô lậuvà giới tướng vô lậu mới quan trọng. Người có giới đứcthì tướng rất trang nghiêm và tâm thanh tịnh. Chúng ta giữgiới, nhưng cảm thấy bị giới ràng buộc mình thì chỉ làhàng sơ tâm; nếu chấp mãi như vậy, không thể học đượcvô lậu giới thể.

Giớithể là từ tâm hoàn toàn thanh tịnh, nên hiện tướng trangnghiêm tác động cho người trông thấy phải phát tâm Bồđề. Điển hình là khi Đức Phật tu đắc giới thể, việchành đạo của Ngài khác với thời gian Ngài còn là Sa mônmà giới thể chưa thanh tịnh. Lúc đó, năm anh em Kiều TrầnNhư còn phê phán Ngài thế này thế nọ, không bằng các ôngtu hành giữ giới nghiêm túc. Kiều Trần Như nghĩ ông tu lâu,lớn tuổi, rất nghiêm túc giới luật; nhưng thật ra như vậymới chỉ là ở phương tiện hình thức mà thôi.

KhiĐức Phật đắc giới thể vô lậu, cũng vẫn là Ngài, nhưngtướng trang nghiêm giải thoát hiện ra. Vì vậy, lúc Phậtđến độ năm anh em Kiều Trần Như, họ định không chàoNgài, không tiếp chuyện Ngài; vì họ nghĩ rằng trước kiaPhật không tu nổi khổ hạnh, mới bỏ đi. Nhưng khi trôngthấy tướng trang nghiêm thanh tịnh của Phật, họ tự độngkính trọng và đảnh lễ Ngài. Đó là ý chính mà tôi muốnnhắc các thầy trụ trì.

Nhiềukhi chúng ta dạy đệ tử, hay nói chuyện với bổn đạo, nghĩrằng họ không tốt, không trang nghiêm, không giữ giới, khiếncho ta buồn phiền, bực tức, răn đe. Làm như vậy rất bấtlợi trong đạo. Trước khi răn đe người khác, phải răn đetánh buồn phiền, bực tức của mình trước đã. Ta khôngtrang nghiêm, không có giới đức thì không thể dạy đượcngười; vì ta đã cho họ cái buồn phiền, bực tức, chứkhông phải cho Phật pháp. Tánh thanh tịnh, trang nghiêm mớilà Phật pháp. Vì vậy, phải rèn luyện giới thể thanh tịnh.Đức Phật dạy rằng người không đắc A la hán, thì khôngđược đi khất thực. Phật ngăn cấm điều này ngay từ LộcUyển, vì mang tướng không trang nghiêm và tâm không thanh tịnhmà đi vào đời sẽ làm cho ngoại đạo khinh chê, làm cho đànviệt mất tín tâm. Lúc bấy giờ, chỉ có Đức Phật và KiềuTrần Như được đi khất thực để nuôi bốn người cònlại. Và trong mùa An cư đầu tiên, năm anh em Kiều Trần Nhưđều đắc quả A la hán, nghĩa là tâm đã thanh tịnh và tướngtrang nghiêm, Đức Phật mới dạy rằng mỗi thầy đi mộtphương để giáo hóa chúng sinh, hai người không đi chung mộtđường.

Xem thêm:

Tâmthanh tịnh đi vào đời tác động cho người phát tâm và tướngtrang nghiêm làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Vì vậy, XáLợi Phất là nhà hùng biện nhất thời bấy giờ, khi trôngthấy Mã Thắng Tỳ kheo yên lặng cầm bình bát đi vào làng, Xá Lợi Phất cứ nhìn dáng đi của Mã Thắng mà đi theo. Vàmột người muốn tranh cãi hơn thua như Xá Lợi Phất bắtgặp tâm thanh tịnh của Mã Thắng, đã thu hút tâm ông, làmcho ông thanh tịnh theo.

Dovậy, thầy Tỳ kheo tâm thanh tịnh rồi, ai có nhân duyên thấyhọ, tự nhiên được an lạc; đó là bài thuyết pháp vô ngônrất quan trọng trên bước đường tu. Chính vì vậy mà XáLợi Phất từ bỏ vị trí giáo chủ của ông để đi theoMã Thắng về tịnh xá, nghĩa là tâm của Mã Thắng đã dẫnXá Lợi Phất về với Phật và tâm ông được tâm bao dungcủa Đức Phật nuôi dưỡng đến trưởng thành trên đườngđạo. Hiểu điều này, chúng ta mới nhận ra ý nghĩa trongkinh Pháp Hoa về lời tâm huyết của Xá Lợi Phất thốt lêntự đáy lòng với Đức Thế Tôn rằng: Ơn lớn của ThếTôn, con không thể đền đáp được. Dù có dùng đầu đội,hai vai cõng vác trong vô số kiếp, con cũng không trả đượcơn này. Tại sao Xá Lợi Phất nói như vậy, ơn này là ơngì, Ngài nhận được gì từ Phật?

Thiếtnghĩ trên bước đường tu xuất gia học đạo, nếu chúngta không nhận được gì trong Phật pháp, thì quả là uổngphí cả cuộc đời tu của mình. Nghe Xá Lợi Phất thốt lênnhư vậy, chúng ta có suy nghĩ. Nhìn bề ngoài thấy Xá LợiPhất đóng góp cho Đức Phật rất nhiều; nhưng nhìn bề trongthì Xá Lợi Phất nhận thấy rằng dù có làm suốt đời choPhật, ông cũng không đền đáp được công ơn của Phật.Riêng chúng ta, chỉ làm một việc nhỏ thôi đã cảm thấymệt nhọc, thấy mình hy sinh rất nhiều cho đạo. Nghĩ nhưvậy là sai lầm lớn, không thể đến với đạo được.

Chúngta phải nhận ra ơn lớn của Đức Thế Tôn. Ngài Nhật Liênnói rằng trong bốn ơn mà Đức Phật đưa ra là ơn cha mẹ,ơn Thầy bạn, ơn quốc dân thủy thổ và ơn đàn na tín thí,tuy bốn ơn này quan trọng, nhưng còn ơn thứ năm là ơn Tambảo quan trọng hơn. Vì nếu thiếu ơn Tam bảo, chúng ta sốngrồi chết, trải qua vô số kiếp cũng là chúng sinh đau khổtrong sinh tử. Phải nhờ ơn Phật đã cứu chúng ta thoát khỏinhà lửa tam giới. Vì vậy, tuy bốn ơn kia giúp cho chúng tatrưởng thành trên cuộc đời, mà chúng ta không quên, nhưngơn Thế Tôn mới đưa chúng ta ra khỏi sinh tử và dạy chochúng ta giới định huệ vô lậu, để chúng ta ra khỏi ngụctù tam giới.

Từơn Thầy Tổ, tiến xa hơn, nhớ đến ơn Phật vô cùng lớnlao, nên hàng đệ tử Phật đều mơ ước được thấy Phậthiện hữu trên cuộc đời; nhưng đó chỉ là ước mơ màthôi, khiến cho Ngài Trí Giả phải thốt lên rằng :

Phậttại thế thời ngã trầm luânKimđắc nhân thân, Phật nhập diệtÁonão tự thân đa nghiệp chướngBấtkiến Như Lai kim sắc thân.

Xem thêm: Top 147+ Hình Ảnh Phật A Di Đà Chất Lượng Cao Đẹp Nhất 2022, Top 10+ Hình Phật A Di Đà Đẹp Nhất

Nghĩalà khi Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời này, chúng tađang trầm luân trong sinh tử. Đến khi mình trồi lên làm người,thì Phật đã vào Niết bàn. Rất buồn vì nghiệp chướngmình nặng quá, nên không thấy được kim sắc thân của NhưLai.

Nhưngkỳ diệu thay, khi Trí Giả nói lên câu này, thì Ngài thấyđược kim thân Phật và hội Linh Sơn chưa tan. Điều này gợinhắc chúng ta khi tâm tha thiết hướng về Phật, ta sẽ thấyđược những gì mà người bình thường không thể thấy.Thật vậy, người đời thấy chúng ta tu hành cực khổ, họtội nghiệp cho ta; nhưng tại sao chúng ta tu được. Hoặc ngườita thắc mắc tại sao Đức Phật sống cuộc đời nhung lụa,giàu sang, sung sướng mà lại bỏ ngai vàng để làm Sa môn,sống lang thang rày đây mai đó. Phải biết nếp sống langthang của Đức Phật trong sáu năm tìm đạo, năm năm khổhạnh chốn rừng già, chính là thời kỳ mà Đức Phật sốnghuy hoàng nhất. Còn thời gian Phật ở cung vàng điện ngọclà Ngài đang ở trong ngục tù tam giới.

Ýthức được như vậy, chúng ta mới thích tu. Tất cả mọiquyền lợi thế gian chỉ ràng buộc chúng ta, giết chết chúngta, đẩy chúng ta vào phiền não, khổ đau mà thôi. Ngườiđời còn nói rằng càng cao danh vọng càng dày gian lao. Danhvọng và quyền lợi trói chặt chúng ta, làm cho phiền nãomình luôn khởi lên và cuối cùng đẩy chúng ta vào tam đồkhổ. Trong khi làm Sa môn, sống đạm bạc, có hôm nhịn đói,nhưng cuộc sống rất an lạc. Ai vui với đạo pháp, thíchhạnh Sa môn, mới thấy được đạo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *