Kh-35UE là biến thể hiện đại của tên lửa phóng từ trên không Kh-35E. Dòng tên lửa này hiện đang có trong biên chế của Hải quân Nga, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đang xem: Mỹ đang tính thay thế tên lửa đất đối không stinger

Tạp chí Airforce Technology ngày 1/11 vừa công bố danh sách 10 dòng tên lửa không đối đất tối tân nhất thế giới hiện nay, từ tên lửa JASSM-ER của Lockheed Martin cho tới Kh-58UShKE của Raduga, trong đó có cả tên lửa Kh-35UE mà Hải quân Nhân Dân Việt Nam đang trang bị.

Danh sách xếp loại của Airforce Technology không bao gồm các tên lửa không đối đất vũ trang hạt nhân và tên lửa đạn đạo phóng từ trên không.

Tên lửa JASSM-ER – Tầm bắn 926 km

Tên lửa hành trình không đối đất tấn công ngoài tầm phòng không phiên bản kéo dài tầm bắn (JASSM-ER) có tầm bắn tối đa 926 km.

JASSM-ER được Tập đoàn Lockheed Martin phát triển chủ yếu dành cho các lực lượng phòng thủ của Mỹ. Hiện này, dòng tên lửa này đang phục vụ trong Không quân Mỹ, Không quân Hoàng gia Australia, Không quân Phần Lan và Không quân Ba Lan.

Đây là loại tên lửa không đối đất tầm xa, trang bị đầu dò hồng ngoại, hệ thống đẫn đường quán tính/GPS chống nhiễu kỹ thuật số để tấn công cả các mục tiêu cố định và di động có giá trị cao, phòng thủ kiến cố trong môi trường chiến đấu dày đặc mạng lưới phòng thủ.

JASSM-ER nặng xấp xỉ 1.000 kg và có thể mang đầu đạn nổ phá mảnh 450 kg. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tối đa 926 km với độ chính xác cực cao. Dòng tên lửa này tương thích với các máy bay B-1B, B-52, F-16 và F-15E.

*

Tên lửa LRASM – Tầm bắn 555 km

Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) là dòng tên lửa chống hạm thế hệ mới có khả năng tấn công từ ngoài ô phòng không đối phương, được phát triển dựa trên mẫu tên lửa JASSM-ER đã qua thực chiến. Lockheed Martin đang cung cấp LRASM cho các phương tiện mang phóng cả trên không và dưới mặt nước.

Loại tên lửa cận âm này có hệ thống dẫn đường bán tự động và bộ dò tìm quang điện tử đa chế độ. Tên lửa mang theo một đầu đạn xuyên nổ phá mảnh nặng 450 kg với tầm bắn tối đa 555 km.

LRASM có thể chọc thủng các hệ thống phòng không tích hợp tiên tiến. Khả năng hoạt động tầm xa cũng giúp tên lửa tấn công được các mục tiêu thù địch nằm ngoài tầm của các vũ khí phản công trực tiếp.

Hiện nay, TAURUS KEPD 350 đang phục vụ trong các lực lượng không quân Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.

TAURUS KEPD 350 là tên lửa hành trình phóng từ trên không, dẫn đường bằng GPS/INS kết hợp với hệ thống điều hướng địa hình và dựa trên hình ảnh để tấn công các khu vực mục tiêu điểm có giá trị cao và phòng thủ vững chắc trong phạm vi 500 km.

Tên lửa mang theo đầu đạn hai tầng nặng 48kg để tiêu diệt các mục tiêu cố định và bán cố định trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm. Được trang bị động cơ phản lực đẩy, KEPD 350 có khả năng cơ động cao ở tốc độ cận âm.

BrahMos phóng từ trên không – Tầm bắn 300 km

Tên lửa phóng từ trên không BrahMos là một biến thể của dòng tên lửa hành trình siêu thanh động cơ ramjet tầm trung được phát triển bởi Tập đoàn BrahMos Aerospace, một liên doanh giữa NPO Mashinostroyeniya của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ.

Không quân Ấn Độ lần đầu tiên đã bắn thử tên lửa này từ máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI vào tháng 11 năm 2017. BrahMos phiên bản phóng từ trên không sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, định vị radar chủ động và hệ thống dẫn đường GPS/vệ tinh.

Được trang bị hệ thống đẩy nhiên liệu rắn và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng, BrahMos mang đầu đạn thông thường nặng tới 300 kg với tầm bắn tối đa 300 km.

Xem thêm: Stt Buồn Vì Chồng Vô Tâm Hãy Cứ Sống Vì Mình, Vì Con, Stt Buồn Về Chồng Vô Tâm ❤️ Không Quan Tâm Vợ Con

*

Tên lửa RBS-15 – Tầm bắn 300 km

RBS-15 Gungnir là tên lửa không đối đất/chống hạm tầm xa do Tập đoàn Quốc phòng Saab phát triển. Biến thể mới nhất của tên lửa, RBS15 Mk4, có thể trang bị cho các phương tiện mang phóng từ trên không, trên tàu và trên mặt đất. Tên lửa có chiều dài 4,35 m và nặng 810 kg khi mang hệ thống đẩy.

RBS-15 mang theo một đầu đạn nổ nặng 200 kg với sức công phá lớn. Được trang bị động cơ phản lực, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trong điều kiện thời tiết bất lợi và môi trường bị gây nhiễu nặng.

Kh-59MK2 – Tầm bắn 285 km

Tên lửa không đối không tầm xa kéo dài tầm bắn Kh-59MK2 là một biến thể của dòng tên lửa dẫn đường phóng từ trên không Kh-59M do Cục Thiết kế Kỹ thuật nhà nước Radugauga của Nga phát triển. Kh-59MK2 có thể được tích hợp cho cả máy bay MiG-35, Su-30MK, Su-32, Su-35 và Su-24M.

Tên lửa được dẫn hướng bởi bộ dò tìm radar chủ động để tấn công các mục tiêu bề mặt phản radar ở tầm bắn tối đa 28 km, vào ban ngày hoặc ban đêm, trong điều kiện thời tiết bất lợi. Kh-59MK2 nặng 930 kg khi phóng và mang đầu đạn xuyên phá 320 kg.

Được trang bị hệ thống đẩy nhiên liệu rắn và động cơ phản lực, tên lửa Kh-59MK có thể di chuyển với tốc độ tối đa 1.050 km/h.

Kh-35UE – Tầm bắn 260 km

Tên lửa không đối đất/đối hạm Kh-35UE là biến thể hiện đại của tên lửa phóng từ trên không Kh-35E. Dòng tên lửa này hiện đang có trong biên chế của Hải quân Nga, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Kh-35UE được dẫn hướng bởi các hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, trang bị bộ dò tìm radar thụ động – chủ động, giúp đạt độ chính xác tốt hơn, cũng như có khả năng kháng nhiễu.

Trang bị đầu đạn nổ phá mảnh nặng 145kg, tên lửa Kh-35UE có thể biên chế cho các phương tiện phóng là máy bay và trực thăng, có khả năng tấn công các mục tiêu trong phạm vi 260 km.

Tên lửa đã chứng minh được khả năng thực chiến khi trang bị cho các dòng máy bay Typhoon, Rafale, Mirage 2000 và Tornado do 6 lực lượng không quân trên thế giới vận hành.

Storm Shadow sử dụng hệ thống hướng dẫn GPS/INS, hệ thống điều hướng tham chiếu địa hình cũng như thiết bị dò tìm hình ảnh hồng ngoại (IR) và nhận dạng mục tiêu tự động để tấn công các mục tiêu với mức độ thiệt hại không mong muốn ở mức tối thiểu.

Được trang bị động cơ phản lực, tên lửa Storm Shadow có thể mang đầu đạn nổ/xuyên phá nặng tới 450 kg. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tối đa 250 km

Tên lửa SOM – Tầm bắn 250 km

Tên lửa tấn công từ ngoài vòng phòng không (SOM) do Roketsan chế tạo, gồm các biến thể: SOM-A, SOM-B1 và SOM-B2, có thể được phóng từ các máy bay chiến đấu F-4 và F-16. Dòng tên lửa này hiện đang phục vụ trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Không quân Azerbaijan.

Các phiên bản SOM-A và B1 trang bị đầu đạn nổ/phá mảnh có sức công phá cao nặng 230 kg, còn phiên bản B2 có thể mang đầu đạn xuyên giáp nặng 230 kg. Mỗi biến thể được dẫn hướng bởi một đầu dò hồng ngoại cũng như GPS, INS, hệ thống tham chiếu địa hình và hệ thống điều hướng dựa trên hình ảnh.

Tên lửa hành trình được đẩy bằng động cơ phản lực, với tốc độ cận âm là Mach 0,9. Nó có thể tấn công các mục tiêu hải quân di động hoặc cố định được bảo vệ nghiêm ngặt ở tầm bắn tối đa 250 km.

Kh-58UShKE – Tầm bắn 245 km

Tên lửa kháng xạ Kh-58UShKE được phát triển bởi Cục thiết kế Chế tạo máy Nhà nước Nga Raduga để đối phó với các hệ thống radar trang bị cho tên lửa Hawk, Nike Hercules, Patriot và các tên lửa đất đối không (SAM) khác.

Dòng tên lửa siêu thanh này có đầu dò radar thụ động và hệ thống điều khiển tự động. Nó có thể được phóng từ các bệ phóng catapult trang bị cho các giá treo bên ngoài máy bay hiện đại như MiG-35, Su-30MK, Su-32 và Su-35.

Xem thêm:

Kh-58UShKE nặng 650 kg và mang đầu đạn nổ công suất lớn nặng 149kg với tầm bắn tối đa 245 km.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *